HomeChăm Sóc

Trẻ ngủ hay đạp chân tay là biểu hiện của bệnh gì ?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Chắc hẳn có không ít các mẹ cảm thấy lo lắng mỗi đêm khi thấy bé nhà mình ngủ hay đạp chân tay. Việc bé đạp chân tay trong lúc đang ngủ là một trong những nguyên nhân gây tỉnh giấc, giấc ngủ ngắn ở trẻ. Tuy ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ của bé nhưng với thắc mắc trẻ ngủ hay đạp chân tay là biểu hiện của bệnh gì thì mình xin thưa các mẹ hãy yên tâm bởi việc chân tay cử động trong lúc bé đang ngủ là việc hoàn toàn bình thường của cơ thể trẻ nhỏ.

Tin liên quan :

Nguyên do của việc bé hay đạp chân, tay trong lúc ngủ.

Phần đông các mẹ đều cho rằng bé khi ngủ thường xuyên cử động chân tay là biểu hiện của một bệnh lý nhất định. Suy nghĩ này gây ra sự lo lắng cho các mẹ nhưng sự thật thì không phải vậy. Các nghiên cứu mới đây nhất của các bác sĩ đã chỉ ra một số nguyên do của việc trẻ khi ngủ hay cử động chân tay như sau :

  • Do bé ngủ chưa sâu, dễ tỉnh giấc

Vào tuổi này, các bé rất dễ tỉnh giấc và không đi vào những giai đoạn ngủ sâu hơn. Ngoài những cử động trong khi ngủ và co duỗi chân tay của bé, bạn có thể thấy bé nhăn mặt, mút miệng, chép môi, chớp mí mắt, nhoẻn cười, giật mình và tỉnh giấc rất dễ dàng.

  • Dây thần kinh mới phát triển

Hệ thần kinh trung ương của bé vẫn còn đang phát triển, nên bé chưa tự chủ được các cử động của cơ thể. Khi lớn hơn, ở độ tuổi từ 3 tuổi trở đi, bé sẽ điều khiển tốt hơn các cử động của tay chân và có khả năng điều khiển chúng theo ý mình, thay vì chỉ khua khoắng ngẫu nhiên.

  • Không gian xung quanh rộng hơn so với khi bé còn trong bụng mẹ

Nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng kì thực bé của bạn đã quen nằm co tròn trong bụng mẹ suốt thời gian dài. Giờ đây bé được ở trong một thế giới rộng lớn, bé học cách co duỗi chân tay, có thể đạp mạnh và quờ quạng xung quanh – đó là điều hoàn toàn bình thường.

  • Thời điểm bé tập lẫy

Trong khoảng từ bốn đến bảy tháng tuổi, bé đã có thể lật sấp, một khi bé có thể tự lẫy thường xuyên, bé sẽ tự chọn tư thế ngủ mình thích.

Các cử động trong giấc ngủ của bé có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng chúng đơn giản chỉ là cách bé học kiểm soát và vận dụng cơ thể. Một số bé khi ngủ có những cử động chân tay hoàn toàn đều do phản xạ tự nhiên của cơ thể trong giai đoạn tập lật, tập ngồi hay tập đi.

 Ảnh hưởng của việc bé cử động chân tay khi ngủ

Như đã trình bày ở trên, việc bé cử động chân tay trong khi đang ngủ tuy không phải là vấn đề bệnh lý nhưng các mẹ cũng nên lưu ý bởi vì hiện tượng này vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ của bé.

Cử động chân tay trong lúc đang ngủ rất dễ khiến trẻ giật mình tỉnh giấc và quấy khóc, khó ngủ lại. Giấc ngủ không sâu, ngủ không đủ giấc ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển bình thường ở trẻ về chiều cao, thể trạng và trí não, dễ gây ra các bệnh về não bộ, thần kinh và kém thông minh.

Tệ hơn, bé tỉnh giấc quấy khóc vào ban đêm cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bố mẹ (dễ stress vì mất ngủ chăm con) và giờ giấc sinh hoạt của cả gia đình.

Ngoài ra, cũng nên nghĩ đến một số vấn đề sức khỏe hoặc bệnh tật gì đó làm bé đạp chân tay kéo dài qua nhiều ngày. Về vấn đề này nếu phỏng đoán thì nên báo với bác sĩ  mẹ nhé.

Mình có vài lời dành cho các bố mẹ

Bé cử động chân tay trong khi ngủ không phải là bệnh lý, không gây nguy hiểm đến bé nên các mẹ không cần quá lo lắng. Hãy hiểu rằng đó là một trong bước nhỏ trong tiến trình trưởng thành của bé. Cùng với thời gian phát triển, những điều này sẽ giúp bé kiểm soát tốt các cơ bắp của mình hơn, vận động khéo léo hơn và điều độ hơn.

Việc mẹ cần làm là tạo điều kiện cho con, vì khi được kích thích, bé sẽ vận động nhiều hơn. Vì vậy, các mẹ có thể đưa ra những kích thích tốt cho trẻ khi trẻ đang vận động như cho trẻ nghe nhạc, hát cho trẻ nghe hay vuốt ve, massage cho trẻ. Sự kích thích nhẹ nhàng và dễ chịu này giúp trẻ trở nên năng động, vui vẻ hơn.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý việc bé cử động chân tay quá nhiều khi bé đang ngủ khiến bé tỉnh giấc, đặc biệt vào ban đêm. Mẹ nên tạo thói quen ngủ tốt cho trẻ ngay khi còn nhỏ. Hãy tạo cho bé một “thời gian biểu” ngủ hợp lý, hạn chế thời gian ngủ ban ngày của trẻ như vậy giấc ngủ ban đêm của trẻ sẽ sâu hơn.

Không đánh thức bé khi bé cựa mình. Khi bé tỉnh giấc hẳn, bé mới cần được cha mẹ dỗ dành. Nếu mỗi lần bé cựa mình mà mẹ đã “nựng nịu”, nhằm mong bé ngủ ngon hơn thì bé sẽ buộc mẹ phải thức đêm nhiều hơn. Cái nay mình đã áp dụng và rất hiệu quả.

Với bé trên 6 tháng tuổi, khi bé thức giấc, bạn không nên cho bé “ti mẹ” ngay. Bé trên 6 tháng tuổi không cần thiết ăn đêm. Việc cho bé ăn đêm liên tục sẽ khiến bé rối loạn đồng hồ sinh học và khó ngủ hơn.

Giới thiệu web Mẫu tử tình thâm: https://mautu.net

Bé mất ngủ hay tỉnh giấc do cử động tay chân là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên các mẹ vẫn nên lưu ý một số những nguyên do khác khiến bé khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc và quấy khóc để có thể đảm bảo cho bé yêu một giấc ngủ ngon, một cơ thể khỏe mạnh. Hy vọng với bài viết trẻ ngủ đạp chân tay trên giúp ích cho các mẹ nhiều

Chúc các chị em chăm sóc con tốt và các bé có được những giấc ngủ thật ngon.

Xem thêm :

3.7 (73.33%) 3 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *