Trẻ sơ sinh chỉ dành thời gian cho hai việc chính là ngủ và bú, một ít dành cho việc chơi đùa cùng bố mẹ. Việc đảm bảo đúng thời lượng ngủ và hoạt động bú sữa sẽ giúp cho việc phát triển cơ thể cũng như trí não của trẻ. Do vậy mà khi trẻ không cân bằng thời gian theo khoa học theo đúng tiêu chuẩn dành cho mỗi độ tuổi thì bố mẹ rất lo lắng. Nhiều người đã gửi thắc mắc đến mekuro về vấn đề này bằng câu hỏi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có tốt không. Sau đây chuyên mục xin giải đáp cho các mẹ cùng tham khảo và chăm con tốt hơn.
Tin liên quan :
- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày có sao không
- Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có sao không ?
- Trẻ ngủ ít thông minh có phải không ?
- Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có sao không ?
Trẻ sơ sinh nên ngủ bao nhiêu tiếng và bú bao nhiêu sữa là đủ?
- Bú:
Tùy theo cân nặng nhu cầu và sức bú của mỗi trẻ mà lượng sữa bú được nhiều ít khác nhau giữa các trẻ, cũng như việc có nên cho trẻ bú đêm không và bao nhiêu là đủ. Những điều này còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của bé rất nhiều.
Nhưng nhìn chung thì các bé sơ sinh từ lúc mới sinh chơ đến khoảng 2 tuần thì cần được bú nhiều lần từ 8 đến 12 cữ trong một ngày. Nếu là bú sữa mẹ thì cách 2 tiếng cho bú một lần, nếu là sữa ngoài thì 3 tiếng một lần với lượng tương đương.
Trẻ được hơn 2 tuần tuổi thì có thể bú trung bình từ 60ml đến 100ml mỗi lần và khoảng cách thời gian mỗi lần bú không thay đổi so với trước.
Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên đến 12 tháng tuổi thì lượng sữa mỗi lần bú có thể tăng từ 120 đến 150 ml mỗi cữ, số lần cho bú giảm xuống còn khoảng 8 lần.
Nếu trẻ không quấy khóc vì đói lúc nửa đêm thì mẹ không nên đánh thức trẻ dậy để cho bú, vì việc cản trở giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ. Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 1 năm đầu đời, lượng sữa non của mẹ có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn và an toàn cho trẻ.
- Ngủ:
Trẻ thường ngủ nhiều hơn thức khi mới sinh ra cho đến khi được 12 tháng tuổi. Nhưng cũng theo tiêu chuẩn, không nên để trẻ ngủ quá nhiều sẽ mất cân bằng cho cơ thể trẻ và ảnh hưởng đến việc phát triển.
Theo y học, thời lượng ngủ cần thiết cho trẻ được tính như sau:
– Trẻ 1 tuần tuổi cần ngủ 16 giờ 30 phút mỗi ngày.
– Trẻ 1 tháng tuổi cần ngủ 15 giờ 30 phút mỗi ngày.
– Trẻ 3 tháng tuổi cần ngủ 15 giờ mỗi ngày.
– Trẻ 6 tháng tuổi cần ngủ 14 giờ 15 phút mỗi ngày.
– Trẻ 9 tháng tuổi cần ngủ 14 giờ mỗi ngày.
– Trẻ 12 tháng tuổi cần ngủ 13 giờ 45 phút mỗi ngày.
Trẻ càng lớn thì thời gian ngủ ban ngày càng rút ít lại đồng nghĩa với việc thời gian ngủ ban đêm sẽ tăng lên, cho đến khi giống người lớn là ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta nên biết rằng với thời lượng ngủ nhiều như vậy, không phải là trẻ một một mạch, một giấc dài, mà có thể chia nhỏ ra tùy theo mỗi trẻ. Có thể trẻ sẽ thức dậy vì đói, các mẹ nên chú ý để cho con bú kịp thời và để trẻ thư giãn một chút trước khi cho ngủ lại.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có tốt không? Nguyên nhân vì sao?
Hầu hết chúng ta đều biết việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít là không tốt cho sự phát triển tự nhiên của trẻ. Mặc dù giấc ngủ rất quan trọng nhưng nếu trẻ ngủ quá nhiều so với tiêu chuẩn thì tinh thần không được tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi và biếng bú, dẫn đến sa sút thể trạng và có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
Trẻ ngủ nhiều, bú ít lâu ngày không khắc phục được sẽ khiến cơ thể ốm yếu, còi cọc, thiếu dưỡng chất và hệ miễn dịch vốn chưa hoàn thiện càng thêm suy giảm chức năng. Cần phải cung cấp đủ lượng sữa cho trẻ và đảm bảo giấc ngủ vừa đủ, không thiếu cũng không quá nhiều.
Nguyên nhân của việc trẻ ngủ nhiều bú ít có thể do thói quen được tạo ra bởi bố mẹ không chăm một cách khoa học. Hoặc cũng có thể do một số trường hợp sau:
– Cơ thể bé đang mắc bệnh, có thể là cảm, sốt hoặc một bệnh khác khiến cho trẻ uể oải, không muốn thức dậy để bú. Thông thường trẻ sơ sinh bị sốt ngủ rất nhiều và lười bú ngay cả khi chúng đang đói. Hay vấn đề mất nước cũng làm cho trẻ ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi. Bố mẹ nên kiểm tra và cung cấp đủ nước cho trẻ.
– Tre bị viêm màng não cũng có các triệu chứng ngủ lì bì, hôn mê, bú ít. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề và có khả năng gây tử vong cao, đặc biệt nó thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh nên các phụ huynh nhớ cho trẻ đi khám khi thấy biểu hiện này kéo dài mà không rõ lý do.
– Do trẻ bị ép bú liên tục làm sinh ra tâm lý sợ hãi và trẻ bỏ bú hoặc bú rất ít. Mặc dù lượng sữa cần thiết theo tiêu chuẩn là vậy nhưng các mẹ có thể linh hoạt, tùy theo sức bú cũng như nhu cầu của con mà áp dụng, không nên quá khuôn sáo, ép bé bú khi chúng không đói, không thích bú chỉ làm con càng lãnh cảm với sữa.
Bạn có thể theo dõi bài viết : trẻ ngủ lúc mấy giờ
Làm sao khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?
Ai cũng biết rằng trong lúc trẻ ngủ say thì bộ não sẽ tiết ra hóc môn tăng trưởng giúp bé lớn lên, phát triển trí tuệ, giúp tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Tuy vậy, trẻ ngủ nhiều bú ít lại là một vấn đề đáng quan tâm, lúc này giấc ngủ không còn mang hiệu quả tích cực nữa mà trở thành một rắc rối, cần phải cân bằng lại.
Bố mẹ có thể tập thói quen ngủ và bú cho trẻ từ khi được 3 tuần tuổi, cho con làm quen với giờ giấc, phân biệt ngày và đêm để trẻ thực hiện đều đặn các hoạt động chính của mình.
Cho trẻ bú theo nhu cầu, nếu có thể, mẹ hãy để trẻ tự đói và đòi bú thì sẽ có hiệu quả hơn, vì khi cần thiết, trẻ sẽ thích thú với việc được bú kịp thời và vấn đề tiêu hóa cũng tốt hơn.
Cho trẻ đi khám định kì theo chỉ định của bác sĩ, tiêm chủng đầy đủ và đảm bảo chế độ chăm sóc một cách khoa học nhưng không máy móc, rập khuôn.
Nếu cho con bú sữa mẹ, chị em phải chú ý chế độ ăn uống của mình để lượng sữa con bú đạt chất lượng, không ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc phản ứng xấu.
Nếu trẻ phải bú sữa ngoài vì lý do nào đó, thì mẹ phải chắc chắn về chất lượng cũng sự an toàn của loại sữa đó, nhớ đọc kĩ các thông tin trên hộp sữa về hạn dùng, thành phần,… của sữa. Hy vọng với thông tin chia sẻ trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có tốt không
Xem thêm :