HomeChăm Sóc

Trẻ ngủ ít thông minh có phải không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Trẻ ngủ ít thông minh có phải không? Câu trả lời chắc chắn là “không”. Việc trẻ ngủ quá ít hay quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe lẫn trí tuệ của trẻ. Vì thế các bậc phụ huynh nên chú ý về thời lượng ngủ của trẻ để đảm bảo trẻ phát triển tốt về thể chất, bồi dưỡng tinh thần cho con mình. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về những kiến thức xoay quanh vấn đề ngủ ít hay ngủ nhiều giúp trẻ thông minh.

Có thể quan tâm :

 

Không phải trẻ ngủ ít là thông minh, vậy  trẻ ngủ bao nhiêu là đủ?

Chúng ta cũng thường nghe nói “ngủ nhiều quá nó khờ người ra”, vì thế lầm tưởng rằng trẻ ngủ càng ít thì càng thông minh. Nhưng thực tế không phải vậy, người ta chỉ nói thế khi trẻ ngủ quá nhiều so với lượng thời gian cần thiết ở mỗi lứa tuổi thôi.

Chẳng hạn như trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi trở xuống thì  việc ngủ hầu như chiếm gần hết thời gian của trẻ trong một ngày và cả ban đêm, trẻ chỉ thức dậy lúc cần bú, đó là hiện tượng bình thường, trẻ ngủ ít mới thấy có vấn đề. Nhưng đối với những trẻ lớn hơn, khoảng ngoài 1 tuổi thì lại khác.

Trẻ sơ sinh ngủ từ 14 đến 18 giờ mỗi ngày trong tuần đầu tiên, khi được 1 tháng tuổi bé sẽ ngủ từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày, mặc dù các giấc ngủ không kéo dài như vậy mà trẻ sẽ thức dậy vì nhiều lý do, có thể là đói bụng.

Khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi thì giấc ngủ ban đêm có thể kéo dài được 6 hoặc 8 tiếng, cũng có trẻ ngoại lệ và các phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen ngủ một mạch đến sáng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con.

Trẻ càng lớn thì khoảng thời gian ngủ ngày sẽ giảm xuống, tỉ lệ nghịch với thời gian ngủ ban đêm. Với những trẻ lên 3 tuổi thì ban đêm có thể ngủ được 10 tiếng, ban ngày giảm xuống còn 1 hoặc 2 tiếng. Tuy nhiên cũng không cố định.

Bạn có thể xem bài viết này Trẻ nên ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất

Ai cũng biết rằng giấc ngủ rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ vì chúng cần được phát triển đầy đủ hơn cả. Khoa học đã chứng minh, khi trẻ ngủ sâu thì hóc môn tăng trưởng sẽ được phóng thích, giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Còn những trẻ hay bị khó chịu, quấy khóc và vặn mình cả đêm thì giấc ngủ không ngon sẽ kéo theo sự phát triển không được tốt, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Nếu trẻ ngủ ít so với thời gian ngủ đủ giấc đối với từng giai đoạn trưởng thành như đã kể trên, thì không những trẻ không thông minh được mà còn có nguy cơ bị còi cọc, chậm phát triển về thể lực cũng như trí tuệ, vì thế các mẹ nhớ cho bé ngủ đủ giấc.

Làm thế nào để bé ngủ đủ giấc?

Bé ngủ quá ít cũng không tốt, nhưng không phải ngủ nhiều là tốt, cần phải cân bằng thời gian và cho trẻ ngủ vừa đủ thôi mẹ nhé. Nếu muốn con mình có giấc ngủ khoa học thì các mẹ có thể thử những cách sau:

– Tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ (điều này chúng ta có thể thực hiện từ khi bé được 6 – 8 tuần tuổi đấy), để cho bé tự giác ngủ và đến giờ đó là cơ thể tự rơi vào cảm giác buồn ngủ, việc đi ngủ trở thành thói quen mà không cần bố mẹ giục hay vất vả dỗ dành.

– Đảm bảo chỗ ngủ của bé không quá nóng hoặc quá lạnh, không quá nhiều ánh sáng (ban ngày nên để một ít sáng chiếu vào, ban đêm nên bật đèn ngủ mờ mờ), không có tiếng ồn,… để giấc ngủ của con được trọn vẹn và khi thức dậy thì con tràn đầy năng lượng.

– Nếu trẻ có những vấn đề về sức khỏe như cảm sốt, ho, có đờm, sổ mũi, viêm xoang, bệnh ngoài da,… thì trẻ cần được chữa trị để khi ngủ những triệu chứng của các bệnh này không làm phiền khiến trẻ khó chịu, khò khè và quấy khóc, giấc ngủ không được đầy đủ.

– Trẻ còn nhỏ bố mẹ hay ẵm lên ru ngủ, nhưng điều này vô tình làm trẻ quen với việc đó và vì thế khố có thể ngủ ngon khi tự ngủ. Chúng ta nên để trẻ tự ngủ hoặc ẵm một chút sau khi cho trẻ bú để phòng trẻ bị ích bụng, sau đó cho trẻ tự ngủ để trẻ quen với điều đó.

– Nếu trẻ đã đến tuổi biết hóng chuyện, biết lắng nghe thì bố mẹ hãy giải thích với con rằng giấc ngủ quan trọng như thế nào, con cần phải đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ thì mới mau lớn, khỏe mạnh và thông minh được. Cách này có hiệu quả lâu dài, chắc chắn.

Ngoài việc ngủ đủ giấc, bố mẹ muốn con được thông minh thì nhiều yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém như việc ăn đủ chất một cách khoa học, vận động hợp lý, cho trẻ tiếp xúc với những vật dụng học tập, dạy trẻ làm quen với cuộc sống xung quanh từ khi còn nhỏ, trẻ thường xuyên được trò chuyện với bố mẹ về tất cả những câu chuyện trong tầm hiểu biết của trẻ hoặc cao hơn một chút, mở mang kiến thức cho trẻ bằng cách bố mẹ rủ con cùng đánh răng, thay đồ, dọn dẹp nhà cửa,… Đặc biệt là các mẹ nên cố gắng cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt, không giới hạn, nếu mẹ có thể.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ thông minh

1/ Trẻ nhanh chán đồ chơi

Khi được 3 hoặc 4 tháng tuổi trở lên, các bé sơ sinh đã biết cầm nắm và khám phá các món đồ chơi. Chính vì vậy, nếu mẹ cứ cho bé chơi mãi một món đồ chơi nào đó, chúng sẽ nhanh chán và không thèm đụng đến nữa. Lúc này, mẹ hãy thử đưa ra thêm một món đồ chơi lạ, bé thông minh sẽ hào hứng chơi đùa với chúng ngay. Lý giải về điều này, một số chuyên gia cho rằng, những đứa trẻ thông minh luôn muốn được tiếp cận, học hỏi và bị thu hút bởi cái mới. Do đó, những thứ quen thuộc sẽ khiến chúng cảm thấy đơn điệu, nhàm chán và kém hấp dẫn.

Cùng xem: Nên mua Đồ chơi nào cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

2/ Thích nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình

Điều này cũng thể hiện bé có nhận thức về những vấn đề xung quanh cao hơn với các bạn đồng trang lứa. Do biết nhiều thứ hơn các bạn khác nên trẻ có thể tự tin nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình và có xu hướng muốn hỏi thêm nhiều điều từ họ.

3/ Biết điều khiển ngón tay khéo léo từ sớm

Từ mới sinh trẻ đã biết nắm lấy mọi thứ, nhất là ngón tay mẹ, đây là phản ứng bản năng của con người. Tuy nhiên, việc nắm bắt này là nắm bắt phản xạ. Chỉ sau khi sinh được khoảng 3 tháng, trẻ mới có ý thức về đối tượng cầm. Những em bé biết cầm nắm đồ vật mong muốn sớm, biết chỉ tay bằng ngón trỏ, biết cầm vật nhỏ chỉ với hai ngón trỏ và ngón cái từ càng sớm càng chứng tỏ mức độ phát triển trí tuệ của bé càng vượt trội hơn so với các bé cùng lứa.

4/ Lanh lẹ, hoạt bát

Con bạn lúc nào cũng tràn đầy năng lượng? Chơi với con, trong khi bạn đã mệt lử thì con vẫn tay chân không ngưng nghỉ? Bạn đau đầu, lo nghĩ rằng con bị tăng động hay có ‘vấn đề’? Có một sự thật bạn nên biết: đứa trẻ thông minh sẽ nhanh nhảu, hoạt bát, tò mò về thế giới xung quanh hơn những đứa trẻ bình thường. Từ 9 tháng – 2 năm tuổi, trẻ đã biểu hiện điều này.

Ngoài ra, trẻ còn quan sát tốt và thích phân biệt, giải đáp mối quan hệ giữa các sự vật xung quanh mình. Do đó chúng thường hay đặt nhiều câu hỏi rất khó với người lớn.

5/ Thích bắt chước

Biểu hiện tình cảm trên mặt của trẻ mới chào đời khi mô phỏng người lớn rất đáng yêu. Khi trẻ ở trạng thái tỉnh táo yên tĩnh, bộ mặt của trẻ vươn ra khoảng 20-25cm để trẻ nhìn thẳng vào mặt của bạn. Đầu tiên, hãy thè lưỡi của bạn ra, cách mấy giây làm lại, chậm chậm lặp lại động tác này, sau đó dừng lại. Nếu trẻ cứ nhìn vào mặt của bạn, chứng tỏ trẻ có thể chuyển dịch đầu lưỡi của mình trong miệng, một lúc sau trẻ sẽ thè lưỡi ra ngoài. Nếu bạn nhìn vào trẻ há miệng to ra và lặp lại vài lần, trẻ sẽ học cách mở to miệng ra. Ngoài ra, trẻ mới chào đời còn mô phỏng các biểu cảm bĩu môi, mỉm cười và buồn nản.

Các ông bố bà mẹ hãy tích cực giao lưu với trẻ, thường xuyên nhìn vào trẻ làm một vài động tác từ đơn giản tới phức tạp, nâng cao khả năng bắt chước của trẻ và tận dụng để khai thác trí tuệ cho trẻ.

6/ Sớm biết cười và cười nhiều

Thông thường, trẻ sơ sinh biết cười vào tháng đầu tiên của bé, mặc dù một số khác có thể phải chờ đến tháng thứ 4. Những trẻ có khả năng phát triển sớm còn có thể tạo một số âm thanh vui nhộn và học cách lăn qua lại.

Khoa học đã chứng minh rằng trẻ bị thiểu năng trí tuệ biết cười rất muộn, nụ cười không bình thường, thậm chí là không biết cười… Bé cười sớm là biểu hiện của các kĩ năng vận động cao cấp phát triển sớm. Thông thường, các bé nhanh biết cười và hay cười sẽ trở thành người hoạt bát, lanh lợi.

7/ Giác quan nhạy bén

Bé nhanh chóng định vị được đầu ti mẹ và ti đúng chỗ ngay từ lần bú đầu tiên, bé biết phân biệt mùi sữa mẹ và mùi sữa khác, thích nhìn đồ vật có màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh với những tác động từ bên ngoài,… là những dấu hiệu cho thấy bé là người nhạy bén, thông minh.

Giới thiệu web Mẫu tử tình thâm: https://mautu.net

Như vậy, việc trẻ ngủ ít thông minh không phải là cách hiểu đúng, mà giấc ngủ cần phải cân bằng, vừa đủ như đã nói trên. Chúc các mẹ vận dụng đúng cách kết hợp với những yếu tố khác để bé phát triển tốt và thông minh như bố mẹ mong muốn.

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *