HomeChăm Sóc

Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có sao không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Làm cha mẹ, đặc biệt là những người trẻ mới lần đầu làm cha mẹ thì có rất nhiều điều lo lắng khi thấy những biểu hiện không bình thường của trẻ, chẳng hạn như trẻ ít ngủ, khi ngủ lại hay vặn mình khiến các bậc phụ huynh không yên tâm. Nhiều người đã gửi thắc mắc này đến mekuro để được giải đáp. Vậy thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có sao không qua bài viết sau đây nhé.

Có thể quan tâm : Trẻ 3-4 tháng ngủ hay lắc đầu – Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày – Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít tốt không

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít, hay vặn mình? Có sao không?

Thời gian của trẻ sơ sinh đa phần là dành cho việc ngủ, ngoài việc bú sữa. Nhưng có nhiều trường hợp trẻ thường quấy khóc liên tục, vặn mình, không chịu ngủ. Điều này có thể làm bé chậm phát triển, còi xương và ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ.

Ngoài việc vặn mình, trở mình khi ngủ thì trẻ cũng thường đỏ mặt, gồng mình, đập tay chân,… khiến các ông bố bà mẹ hoang mang không biết liệu có vấn đề nghiêm trọng gì đang xảy ra với con mình hay không. Tuy nhiên đó chỉ là những hiện tượng khá bình thường, chúng có thể biến mất khi trẻ bắt đầu ngủ sâu.

Hiện tượng trẻ hay vặn mình khi ngủ và ngủ không ngon giấc thường xảy ra khi trẻ được khoảng 5 – 6 tuần tuổi, chúng sẽ không còn làm phiền giấc ngủ của trẻ khi được 4 tháng tuổi. Nhưng nếu điều đó vẫn diễn ra khiến bạn lo lắng thì cần biết nguyên nhân để khắc phục.

Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ hay vặn mình được kể như sau:

– Nơi ngủ của trẻ có nhiều tiếng ồn, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng quá chói.

– Trẻ bị trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, khi nằm xuống sẽ buồn nôn, ít ngủ.

– Tã bị tràn hoặc thấm hút không tốt làm trẻ khó chịu và bị lạnh nên trẻ ngủ không ngon.

– Có thể trẻ đang bị cảm, sốt hoặc một vấn đề gì đó về sức khỏe, thở khò khè, khó ngủ.

– Có thể trẻ bị rối loạn giấc ngủ hoặc cơ thể thiếu canxi, kẽm hay các chất dinh dưỡng khác.

– Trẻ ngủ trên nệm quá cứng, gối đầu quá cao hoặc thấp làm cho cơ thể bị ức chế, khó chịu.

– Nhiều trẻ đã quen với việc được mẹ bế khi ngủ nên khi bỏ xuống thì lại không ngủ được.

– Tư thế ngủ không được thoải mái khiến cổ, lưng, tay chân của trẻ bị mỏi, bứt rứt,…

Các bác sĩ nói rằng việc trẻ bị thiếu canxi thường là nguyên nhân chính của việc trẻ ngủ ít và hay vặn mình. Bởi vì thiếu dưỡng chất này sẽ kèm theo triệu chứng ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc đêm,… Các biểu hiện này diễn ra nhiều từ lúc trẻ 2 – 3 tháng tuổi. Người mẹ nên ăn nhiều thức ăn chứa canxi để bổ sung cho trẻ lúc bú sữa mẹ.

Nên làm gì để trẻ ngủ ngon hơn, không còn vặn mình, quấy khóc nữa?

Về vấn đề ngủ ít và ngủ hay vặn mình của trẻ, chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện như sau:

– Không nên ôm trẻ ngủ trên tay mẹ quá nhiều vì như thế trẻ sẽ quen với việc đó khiến mỗi lần tự ngủ trẻ ngủ rất ít. Nên tập cho trẻ tự ngủ, có thể thời gian đầu trẻ sẽ không chịu, khóc đòi mẹ, nhưng quen dần thì bé sẽ ngủ ngon hơn.

– Bên cạnh đó, môi trường nơi trẻ ngủ cũng rất quan trọng, bạn cần đảm bảo chỗ ngủ cho trẻ được thoáng mát, nhiệt độ khoảng 28˚C, không có tiếng ồn, như vậy trẻ sẽ có giấc ngủ sâu và không thức dậy giữa chừng, khó ngủ lại.

– Nếu trẻ đang có vấn đề sức khỏe như cảm mạo, viêm họng, thở khò khè như có đờm ở cổ,… thì phải cho trẻ tới bác sĩ, chữa hết bệnh thì giấc ngủ của trẻ mới bình thường trở lại, hơn nữa còn giúp cải thiện, tăng cường sức khỏe.

– Mẹ nên kê gối phù hợp cho trẻ, có thể kê đầu giường lên hoặc kê gối dành cho lứa tuổi của trẻ sao cho độ dốc khoảng 30 độ. Trước khi đặt trẻ nằm xuống gối, bạn có thể ẵm đứng trẻ khoảng 30 phút sau khi bú để tránh bị ích bụng.

– Ngoài ra, yếu tố sữa cũng đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ được cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ có giấc ngủ sâu và ngon hơn trẻ bú sữa bình vì sữa mẹ giúp trẻ lâu bị đói hơn, bên cạnh đó còn nhanh lên cân.

– Đối với trẻ bí sữa mẹ hoàn toàn thì người mẹ nên ăn uống đủ chất, đặc biệt là các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi , kẽm,… Đối với những trẻ có bú sữa ngoài thì mẹ nên chọn những loại giàu khoáng chất.

Nếu đã thực hiện tốt những điều trên mà trẻ vẫn không ngủ ngon, hay vặn mình thức giấc thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân về sức khỏe của trẻ, từ đó có hướng xử lý khoa học.

Bạn có thể xem bài viết Trẻ nên ngủ lúc mấy giờ tối là tốt nhất  để tập thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ

Hỏi đáp thắc mắc bé ngủ hay vặn mình 

1.Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Hỏi:

Bé nhà tôi là bé trai nay được 1 tháng tuổi, lúc mới sinh khi còn ở bệnh viện bé khi ngủ có thở khò khè nhỏ nhỏ , y tá dùng ống nghe và bảo là dịch ối hút ra chưa hết, và bé không có biểu hiện sốt ha khóc khó chịu gì. Khi bú mẹ thì bé do ham bú quá có vài lần bị sặc sữa sụ sụ.

Hiện nay, bé khi ngủ thì vặn mình có khi đỏ cả mặt luôn, và khi bé ngủ về đêm thì có thở khò khè ở cổ như kiểu người lớn có đờm ở cổ vậy. Nhờ bác sĩ tư vấn trường hợp này có bị sao không ? Liệu dịch ối ở phổi bé trước đây có được đẩy hết ra ngoài chưa, nó có liên quan gì không ? Bé có nguy hiểm không ?Bác sĩ cho em lời khuyên về hiện tượng vặn mình của bé, liệu em có phải đưa cháu quay lại bệnh viện để hút dịch ối ra không. Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời của bác sĩ nhi khoa:

Chào mẹ thân mến. Y tá nào mà dám mạnh dạn kết luận về dịch ối ở phổi của bé còn, nếu mà dịch ối còn ở phối thì nguy to cho bé rồi. Đến các bác sĩ kinh nghiệm lâu năm cũng chưa dám khẳng định với kết luận dịch ối còn ở phổi của trẻ vậy đâu.

  • Vấn đề trẻ trẻ thở khò khò và hay vặn mình khi ngủ có thể do kéo đờm có thể do thể tạng tăng tiết dịch của bé, có thể do chính nguyên nhân bị sặc sữa lên mũi mà bé thì không biết khạc như chúng ta. Bạn nên rỏ nước muối sinh lý làm loãng đờm ra và lấy sợi chỉ bông ngoáy nhẹ mũi làm cho bé hắt hơi sẽ có thể ra gỉ hoặc đờm. Nếu bạn thấy không yên tâm thì đưa bé đi khám BS Nhi chuyên Tai-Mũi-Họng nhé.
  • Vấn đề thứ 2 là trẻ sơ sinh hay vặn mình, bạn cần theo dõi xem thêm nguyên nhân nào khác đẫn đến trẻ hay vặn mình , thí dụ như là trẻ sơ sinh hiếu động thích vận động để bé khỏe lớn hơn, hoặc có thể do khó chịu do mặc bỉm quá chật, nóng quá, lạnh quá, tã bỉm bị ướt quá mức, phòng ngủ bí thiếu không khí, khó thở,….

2. Bé ngủ không sâu giấc hay vặn mình

Hỏi :

Bé nhà tôi là con gái, nay được 1 tháng tuổi, cân nặng lúc sinh là 2,9kg chiều dài thì tôi rõ (nhưng nằm trong khoảng bình thường). Con tôi sinh mổ nên sau sinh 3 ngày mới có sữa cho bé, bé chỉ ban ngày bằng sữa mẹ và ban đêm bú sữa công thức.

Đến sau 15 ngày bé bú sữa mẹ cả ngày lẫn đêm và cứ 2-3 tiếng đồng hồ cho bé 1 lần. Hiện bé được 4kg và dài 55cm, tắm nắng hàng ngày 15-20 phút mỗi ngày. Trong vòng 12 ngày đầu bé ngủ rất ngon trừ khi đói mới dậy bú. Gần đây bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình, vặn vẹo và thỉnh thoảng còn rên (không ra mồ hôi trộm), bé bú hay bị sặc sữa và thỉnh thoảng có ho mà ít không nhiều. Vậy trường hợp trên của con tôi thì có bị sao không ?bác sĩ tư vấn cho lời khuyên có nên đi khám bệnh viện hay không ? Hay cần phải làm gì ?

Trả lời của bác sĩ dinh dưỡng trẻ em

Căn cứ vào dữ kiện bạn hỏi về con mình thì bé phát triển khá tốt, cân nặng đạt tiêu chuẩn, chiều cao vượt chuẩn 1cm. Bác sĩ dự đoán có khả năng bé bị còi xương, trẻ càng cao nhanh so với cân nặng thì nguy cơ thiếu canxi là điều có thể xảy ra. Mà khi thiếu canxi dẫn đến trẻ ngủ không ngon, trăn trọc, lăn lộn, hay giật mình, chậm lẫy, chậm mọc răng, thóp mềm và chậm liền lại, rụng tóc,…

Lời khuyên : cần tắm nắng cho trẻ đều đặn, và bổ sung thêm 2 giọt vitamin D3 mỗi ngày, kèm với 5ml canxi và 5mg kẽm. Để xác định rõ trẻ cần bổ sung thêm bao nhiêu thì bạn nên cho bé đến bác sĩ khám . Lưu ý nếu tự bổ sung thêm canxi vitamin cho trẻ vượt quá mức cũng dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về dài cho bé.

3. Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình bị trớ

Hỏi : 

Con tôi nay được 3 tháng tuổi và cân nặng 6kg , khi sinh thì được 3,5kg, bé bú sữa mẹ hoàn toàn , nhưng hay trớ. Khoảng 2-3 ngày cháu mới đi đại tiện một lần. Thời gian gần đây mẹ phát hiện bé bị ra nhiều mồ hôi ngay cả lúc ngủ và bú ra rất nhiều. Khi ngủ hay uốn éo, vặn vẹo, quậy vặn mình nhiều. Liệu có phải do cháu thiếu canxi không ạ? Từ hồi sinh, tôi vẫn cho cháu uống vitamin D hai giọt mỗi buổi sáng.

Đáp :

Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng trẻ em

Về cân nặng của cháu vậy là bình thường. Các dấu hiện mà mẹ kể trên có nguy cơ cháu đang bị còi xương. Mặc dầu có thể đã được uống 2 giọt vitamin D, có thể do hấp thụ kém nên không đáp ứng đủ được. Mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ kết luận trẻ bị chất gì và cần bổ sung ngay. Nếu tình trạng thiếu vitamin D canxi lâu ngày rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé, đáp ứng kịp thời sẽ tốt nhất

Còn đối với Tình trạng nôn trớ ở lứa tuổi này có thể là do nôn trớ sinh lý. Mẹ nên chia nhỏ lượng sữa lại với nhiều thời gian bú lên hơn, không cho bú quá no 1 lần. Khi bú xong nhơ không nên cho trẻ nằm liền, mà hãy bế cao đầu của trẻ tầm 15 phút. Trẻ trên 6 tháng hiện tượng nôn trớ sẽ giảm dần.

Theo mẹ hỏi thì 2-3 ngày mới đi đại tiện 1 lần thì có thể bú đang bị táo bón. Từ việc còi xương thiếu D sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khác. Bạn nên cho cháu đi khám để bác sĩ chuẩn đoán và điều trị.

Giới thiệu web Mẫu tử tình thâm: https://mautu.net

Cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có sao không của mekuro. Chúc các mẹ nhanh chóng khắc phục tình trạng này để con yêu có những giấc ngủ ngon và bố mẹ không còn lo lắng nữa.

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *