Trẻ ngủ nhiều hay ngủ ít cũng làm các mẹ lo lắng không yên vì sợ con mình ngủ không đúng thì sẽ không phát triển tốt. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vấn đề mà đa số các mẹ đều đã từng hoặc đang băn khoăn: trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có sao không? Câu hỏi này thường thấy ở những bậc phụ huynh có con nhỏ không ngủ hoặc ngủ không ngon vào ban ngày, trong khi trẻ sơ sinh thì thông thường phải dành gần hết thời gian của mình chỉ để ngủ.
Có thể quan tâm :
- Trẻ ngủ ít thông minh có phải không
- Trẻ sơ sinh nằm ngủ võng có tốt không
- Tại sao trẻ ngủ ngày thức đêm, cần làm gì để khắc phục
- Tiêm mũi vacxin 5 trong 1 sẽ bị sốt mấy ngày
- Có nên cắt tóc cho bé vào ngày rằm mùng một không
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng vào ban ngày là đủ?
Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh cần ngủ 13 – 16 tiếng mỗi ngày, thời gian thức thì bé cần được bú sữa mẹ và chơi với bố mẹ một ít để đảm bảo phát triển sức khỏe cũng như trí não toàn diện.
Giấc ngủ là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh thì nó càng cần thiết, bởi vì chỉ khi nào em bé ngủ say thì não mới tiết ra lượng hóc môn tăng trưởng giúp bé phát triển chiều cao cũng như hoàn thiện trí não, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Các nghiên cứu chứng mình rằng những trẻ được ngủ đủ giấc cả ban đêm lẫn ban ngày thì có chiều cao và trí não phát triển tốt hơn những trẻ ít ngủ, ngủ không ngon giấc, những trẻ này thường quấy khóc và dễ dàng bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch và đề kháng yếu.
Dưới đây là những số liệu về thời gian ngủ cần thiết của trẻ sơ sinh cả ngày lẫn đêm:
- Trẻ 1 tuần tuổi: 8 giờ ban ngày, 8 giờ 30 phút ban đêm, tổng cộng 16 giờ 30 phút.
- Trẻ 1 tháng tuổi: 7 giờ ban ngày, 8 giờ ban đêm, tổng cộng 15 giờ 30 phút.
- Trẻ 3 tháng tuổi: 5 giờ ban ngày, 10 giờ ban đêm, tổng cộng 15 giờ.
- Trẻ 6 tháng tuổi: 3 giờ 15 phút ban ngày, 11 giờ ban đêm, tổng cộng 14 giờ 15 phút.
- Trẻ 9 tháng tuổi: 3 giờ ban ngày, 11 giờ ban đêm, tổng cộng 14 giờ.
- Trẻ 1 tuổi: 2 giờ 15 phút ban ngày, 11 giờ 30 phút ban đêm, tổng cộng 13 giờ 45 phút.
Nếu con bạn ngủ không đủ giấc so với những số liệu thống kê trên đây thì cần tăng cường cho trẻ ngủ thêm để đảm bảo sự phát triển đầy đủ cho trẻ.
Bạn có thể xem bài viết Trẻ nên ngủ lúc mấy giờ tối là tốt nhất
Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có sao không?
Trẻ ngủ ít vào ban ngày cũng như ban đêm, đều không tốt cho sự phát triển tự nhiên của trẻ về thể lực cũng như tinh thần, trí tuệ. Khoa học đã chứng minh những trẻ ngủ ít sẽ bị còi cọc và chậm phát triển, không lanh lợi bằng các bạn cùng trang lứa.
Ngoài ít ngủ thì trẻ còn hay bị nấc cụt, gồng người, đỏ mặt, tay nắm chặt và đạp chân có vẻ như đang khó chịu vô cùng. Đó là những dấu hiệu khá bình thường như không nên để kéo dài.
Một số trẻ ngủ ít vào ban ngày và cả ban đêm, có thể là đã bị rối loạn giấc ngủ hoặc cơ thể thiếu khoáng chất cần thiết như canxi hay kẽm, cũng có thể do thể trạng không tốt và đang bị bệnh, bố mẹ cần quan tâm chú ý.
Những trẻ chỉ ít ngủ vào ban ngày còn ban đêm vẫn ngủ bình thường thì có thể do nguyên nhân khách quan như môi trường nơi bé ngủ, âm thanh, không khí, nhiệt độ, ánh sáng,… hoặc cũng có thể do thói quen của trẻ. Những điều này có thể giải quyết dễ dàng hơn.
Làm sao để khắc phục vấn đề trẻ ít ngủ vào ban ngày?
Bạn có thể đọc sách cho trẻ nghe, hát ru, ôm trẻ vào lòng để trẻ có cảm giác yên tâm khi ngủ mà không bị giật mình giữa chừng. Khi trẻ đã bắt đầu chìm vào giấc ngủ thì nhẹ nhàng nhấc người ra khỏi trẻ và đặt một con thú nhồi bông mà trẻ rất thích vào đúng vị trí trẻ đang ôm để “đánh lừa” trẻ như mẹ vẫn nằm bên cạnh.
Cho trẻ ngủ ở nơi yên tĩnh, thoáng khí, không quá nóng, mùa lạnh thì nên giữ ấm cho trẻ ngủ ngon. Ngoài ra căn phòng cũng không quá chói ánh sáng hoặc quá ẩm tối, dễ khiến bé giật mình và khóc. Quan trọng hơn nữa là khắc phục những vấn đề bệnh lý nếu có của trẻ để con không cong khó chịu, bứt rứt trong người, từ đó giấc ngủ sẽ sâu hơn.
Trong khi trẻ ngủ, bố mẹ hoặc người khác cần phải giữ yên lặng, làm việc nhẹ nhàng để không đánh thức trẻ, đặc biệt là những trường hợp khó ngủ, ít ngủ.
Một số trẻ thích hoặc quen thuộc với cảm giác được mẹ ôm trên tay thì mới ngủ được. Các trường hợp này thì mẹ nên thay đổi một chút. Các mẹ có thể ôm con khoảng 15 phút, khi trẻ bắt đầu thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đặt xuống gối. Thời gian đầu bé sẽ không quen và giật mình, quấy khóc, nhưng dần dần trẻ sẽ ngủ ngon hơn và giấc ngủ được đầy đủ.
Nếu trẻ có triệu chứng hay giật mình và sợ, thì mẹ có thể quấn một khăn vải mùng hoặc đặt 2 chiếc gối to ở hai bên sườn để bé không bị chới với khi bất ngờ nghiêng qua hai bên, cảm giác như có người nằm cạnh thì bé sẽ yên tâm hơn. Chúng ta cũng thường áp dụng cách đặt gối nhỏ lên bụng trẻ để trẻ không bị giật mình.
Ngoài ra, việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết như các vitamin, canxi, chất sắt, kẽm,… cũng rất quan trọng để cơ thể trẻ phát triển tốt và ngủ ngon hơn. Và việc cho bé bú sữa mẹ có thể kéo dài càng lâu càng tốt, kể cả khi con lớn hơn mà các mẹ có điều kiện, thời gian cho con bú.
Hãy cố gắng khắc phục việc trẻ ngủ ít vào ban ngày, nếu mọi cách vẫn không có tác dụng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa các mẹ nhé.