HomeChăm Sóc

Viêm họng hạt ở trẻ là gì? có lây không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

“Chào Mẹ Ku Rô,

Bé con của mình 3 tuổi, mấy hôm nay tự nhiên quấy khóc, khó chịu và không chịu ăn uống gì. Cháu cũng hay ho khan nữa, mình nhìn thử vào họng bé thì thấy mấy hạt nhỏ li ti màu trắng đục. Mình chưa sắp xếp được thời gian để đưa cháu đi khám nên có dò hỏi thử thì nghe bảo có thể cháu nhà mình bị viêm họng hạt. Vậy Mẹ Ku Rô có thể giải đáp giúp mình viêm họng hạt ở trẻ em là gì? Có lây không? Các triệu chứng của bệnh là gì và điều trị như thế nào? Mình cảm ơn.”

(Mẹ Na – TP.HCM)

Mẹ Ku Rô: Cảm ơn mẹ Na đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chuyên mục. Mình sẽ giải đáp những thắc mắc của mẹ trong bài viết dưới đây, xin mời tham khảo.

Có thể quan tâm : Cho trẻ nằm quạt hướng nào – Trẻ sơ sinh nằm ngủ võng tốt không – Lỡ nuốt singum có sao không

Viêm họng hạt ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm họng hạt nói chung là một trường hợp bệnh viêm họng mạn tính, do các vi khuẩn, vi rút, nấm gây nên. Khi có điều kiện thích hợp thì vi rút tấn công phá hủy tế bào niêm mạc họng, tạo điều  kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập.

Ở trẻ em thì bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

– Trẻ bị viêm nhiễm mạn tính các cơ quan lân cận như viêm mũi, viêm xoang,  các dịch xoang thường dễ tràn xuống thành họng gây sự ứ tắc vùng họng, làm suy yếu chức năng của họng, làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

– Bệnh viêm họng thông thường bị chứng acid trào ngược dạ dày khiến bệnh dễ tiến triển thành viêm họng hạt, tức là dạng viêm họng mạn tính. Nếu trẻ em bị viêm họng mức độ cấp tính thì các mẹ nên điều trị cho bé sớm.

– Trẻ dị ứng với môi trường ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, điều này khiến cho hệ miễn dịch của bé bị làm cho suy yếu, khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh cũng suy giảm đi nhiều.

– Trẻ bị nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn  nhóm Hemophilus Influenzae, liên cầu khuẩn Beta nhóm A, phế cầu,… ẩn nấp trong không khí. Các bố mẹ chú ý, để con tránh xa khu vực có khói bụi, khói thuốc lá, khí thải công nghiệp,…

Các triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ em:

Chúng ta có thể bước đầu nhận biết và chẩn đoán bé của mình bị viêm họng hạt qua những biểu hiện như:

– Vùng niêm mạc họng đỏ và dày lên, trẻ đau rát khó chịu nên thường khóc và biếng ăn.

– Bé nuốt vướng, có thể ho và nhè thức ăn ra ngoài vì cổ họng bị đau như có gì chặn lại.

– Trẻ ho khan không có đờm, tình trạng ho càng ngày càng nặng hơn và giọng khàn đi.

– Có những đốm hạt nhỏ li ti hoặc to bằng hạt bắp xuất hiện sau thành họng, gây vướng.

Mẹ Na thân mến, những dấu hiệu của bé nhà mẹ rất giống triệu chứng của viêm họng hạt, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ chỉ định chữa trị, không nên kéo dài tình trạng này, nếu để lâu sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé. Đặc biệt, mẹ cũng không tự ý mua thuốc hoặc cho bé uống những loại thuốc có sẵn, hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn chưa hoàn thiện nên phải hết sức cẩn thận nhé.

Xem thêm bài viết: Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu thì mới khỏi?

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ có lây không?

Mặc dù trẻ em thường dễ dàng bị viêm họng hạt và bệnh này cũng khó mà chữa trị dứt điểm trong thời gian ngắn được, thậm chí nó là loại bệnh dễ tái phát nhiều lần, nhưng viêm họng hạt không lây lan.

Có nhiều thông tin cho rằng viêm họng hạt lây qua đường hô hấp, nước mũi, ăn uống chung, dùng chung khăn,… Nhưng thật ra bệnh viêm họng hạt không lây.

Trẻ chỉ bị viêm họng hạt do những nguyên nhân như đã kể trên, chứ không vì lây lan từ người khác và cũng không lây cho người khác khi tiếp xúc. Nhiều mẹ lo lắng về việc con mình tiếp xúc với nhiều bạn bè hằng ngày ở lớp thì có nguy cơ lây nhiễm viêm họng hạt. Thực tế là trẻ có thể bị lây nhiễm các bệnh cảm sốt thông thường, còn viêm họng hạt thì không.

Để phòng bệnh viêm họng hạt cho trẻ:

– Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, hạn chế tối đa việc để trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi, trong nhà không nên có khói thuốc.

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày để phòng tránh vi khuẩn có hại gây bệnh trong họng, tập cho bé thói quen đánh răng.

– Những lúc thời tiết thay đổi, thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, vệ sinh tai mũi họng cho bé cẩn thận. Các mẹ có quan tâm: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý có thực sự an toàn không? >> http://tybachthao.com.vn/ro-luoi-cho-tre-so-sinh-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/

– Khi trẻ có dấu hiệu ban đầu của viêm họng như ho, sốt, quấy khóc,… thì cũng nên nhanh chóng đưa trẻ đi bác sĩ để điều trị.

– Chú ý mặc ấm cho trẻ vào mùa đông, mặc thoáng mát vào mùa nóng, khi ra ngoài nên nhớ đeo khẩu trang để ngăn bụi.

– Không cho trẻ ăn uống các thứ có vị cay, nóng hoặc quá lạnh, nên cho trẻ ăn đầy đủ chất và đúng cách để tăng đề kháng.

Bệnh viêm họng hạt kéo dài không được chữa kịp đúng cách có thể biến chứng thành bệnh viêm phổi, viêm màng tim,… rất nguy hiểm cho trẻ.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa trị viêm họng hạt khá hiệu quả như chanh đào, mật ong, trà gừng mật ong, rau diếp cá,… Tuy nhiên các mẹ không nên tự ý áp dụng chúng mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi để có đơn thuốc phù hợp cho bé, đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Qua những thông tin trên, hi vọng mẹ Na và các mẹ hiểu được viêm họng hạt là gì , có lây không và những điều cần thiết khác để biết cách xử lý tốt khi bắt gặp những dấu hiệu bệnh của con. Chúc các mẹ có nhiều sức khỏe và nuôi con khỏe mạnh.

Xem thêm :

Đồng hồ định vị trẻ >> https://naototnhat.com/dong-ho-dinh-vi-tre-em.html

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *