HomeChăm Sóc

Vacxin 5 trong 1 gồm những gì ? tiêm sẽ bị sốt mấy ngày?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Vacxin 5 trong 1 là mũi thuốc tổng hợp giúp ngăn ngừa được 5 bệnh thường gặp cho trẻ. Trước khi tiêm mũi 5 trong 1 thì các bậc cha lo lắng về vacxin 5 trong 1 là gì, gồm những bệnh gì, nên tiêm loại nào, lịch tiêm phòng sai ? Và Sau khi tiêm mũi vacxin này, trẻ sẽ có một số biểu hiện khác ngày thường khiến các ông bố, bà mẹ lo lắng đó là : sốt cao, dị ứng, sốc phản vệ,… Vì thế có nhiều câu hỏi gửi về cho chuyên mục Chăm sóc ku Rô của mekuro.com về vấn đề này. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin để mọi người cùng tham khảo.

Có quan tâm : Trẻ sốt 39 độ ngủ li bì – Có nên tập xi cho trẻ – Trẻ nên ngủ lúc mấy giờ 

Vacxin 5 trong 1 là gì ?

Vắc-xin 5 trong 1 là loại vắc-xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib), thay cho việc phải sử dụng nhiều mũi tiêm phòng (ngừa) như hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Nếu bạn chưa hiểu vacxin 6 trong 1 là gì thì xem bài viết Vacxin 6 trong 1 là gì 

1/ Uốn ván

Vi trùng uốn ván thường phát triển mạnh khi cơ thể xuất hiện vết thương hở như vết xước hoặc bỏng. Đầu tiên, nó sẽ bắt đầu “làm ổ” ở vết thương, dần xâm nhập lên đến các dây thần kinh, sau đó là gây hại đến cơ bắp, làm các cơ trở nên co thắt và gây ra đau đớn.

Thông thường, xương hàm sẽ là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên, làm người bệnh không thể mở miệng hoặc nuốt. Nếu vi khuẩn đã kịp xâm nhập vào các cơ ở cơ quan hô hấp, khả năng bị nghẹt thở dẫn đến tử vong là rất cao. Di chứng của bệnh uốn ván cũng không kém phần nặng nề: Khả năng nói, trí nhớ và tư duy bị ảnh hưởng rất nặng. Hơn nữa, bệnh này có thể tái đi tái lại nếu không được tiêm chủng ngừa.

2/ Bạch hầu

Vi khuẩn bạch hầu rất “thích” tấn công vào đường hô hấp của trẻ nhỏ. Khi đã xâm nhập sâu vào trong, chúng sẽ tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh và thận. Khoảng 1 trong 10 người mắc bệnh bạch hầu sẽ không thể qua khỏi. Trong đó, đa số là trẻ em.

3/ Bệnh ho gà

Khi vi trùng tấn công vào cổ họng và phổi, trẻ sẽ ho kéo dài và khó khăn khi hít thở, dẫn đến sốt cao, hôn mê. Khoảng 1 trong 400 trẻ mắc chứng ho gà thường không qua khỏi vì viêm phổi hoặc bị tổn thương não nghiêm trọng. Trẻ lớn hơn sẽ ho nặng khoảng 1-2 tuần, bệnh có thể kéo dài 6-12 tuần.

4/ Bệnh bại liệt

Vi rút sốt bại liệt xuất hiện gây ra các triệu chứng bao gồm sốt, đau họng, đau đầu, đau cơ, buồn ngủ, chán ăn, buồn nôn, đau dạ dày hoặc táo bón. Nó cũng có thể làm trẻ trở nên kiệt sức, tê cứng vùng cổ và lưng. Một số trường hợp lại không có dấu hiệu bệnh. Khoảng 1 trong 100 người nhiễm vi rút thường bị liệt một số bộ phận trên cơ thể hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.

5/ Bệnh Hib

Vi khuẩn Hib thường bắt đầu cuộc “tổng tấn công” của mình từ mũi, họng, sau đó lây nhiễm sang hầu hết các bộ phận khác của cơ thể như phổi, tim, khớp, xương và da. Hậu quả nghiêm trọng nhất đó chính là chứng viêm màng não. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ bị viêm màng não sẽ khó qua khỏi. Khoảng 1 trong 3 bé sống sót chắc chắn phải chịu hậu quả của tổn thương não trong suốt quãng đời còn lại.

Loại vắc xin này đã được sử dụng rất nhiều ở các quốc gia trên thế giới, tiêm cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Văc-xin này có tính ưu việt nữa là ngừa viêm màng não mủ và lại được tiêm ngừa miễn phí. Trước đây Hib là Văc-xin dịch vụ giá khá cao, không phải trẻ em nào cũng có cơ hội được tiêm ngừa.

Các chuyên gia của WHO khuyến cáo, khi sử dụng Vắc xin 5 trong 1 cần lưu ý, với những trẻ đã được tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván và viêm gan B mũi 1, 2 thì các mũi sau sẽ được tiêm tiếp bằng vắc xin 5 trong 1, không tiêm cho trẻ nếu có phản ứng nặng đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng với vắc xin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) hoặc viêm gan B; hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ sốt hoặc mắc các bệnh mãn tính; không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ; không tiêm cho trẻ lớn trên 5 tuổi và người lớn vì sẽ có phản ứng sau khi tiêm.

Vacxin 5 trong 1 có bao nhiêu loại ? nên tiêm loại nào ?

Có 2 loại vacxin 5 trong 1 đang được phổ biến ở Việt nam hiện nay

1/ Vacxin Quivaxem

Vắc xin Quivaxem được sản xuất bởi công ty Berna Biotech Korea Corp của Hàn Quốc. Quivaxem đạt các tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (WHO), được WHO khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Năm 2010, 61 nước được tổ chức Gavi hỗ trợ và 59 nước đã giới thiệu vắc xin Quinvaxem vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tính đến năm 2013, đã có hơn 400 triệu liều Quinvaxem được sử dụng ở trên 91 quốc gia. Vaccine Quivaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi từ tháng 6/2010.

Từ khi được sử dụng tại Việt Nam, đến nay đã có ít nhất 63 trẻ đã tử vong sau khi tiêm. Vào năm 2013 sau khi 9 trẻ tử vong sau tiêm Quinvaxem trong một thời gian ngắn. Quinvaxem bị Bộ Y tế đình chỉ tạm dừng tiêm vào tháng 5/2013.

Tuy nhiên, sau khi điều tra kỹ WHO và UNICEF đã tuyên bố xác nhận tính an toàn của Quivaxem. Các điều tra tại Việt Nam cũng cho thấy các trường hợp trẻ tử vong tại Việt Nam do các nguyên nhân khác liên quan tới sức khỏe của trẻ, và chưa đủ thông tin và chứng cứ để kết luận trẻ tử vong do tiêm Quinvaxem. Chính vì vậy Quinvaxem được sử dụng lại trong chương trình TCMR từ tháng 10/2013, 5 tháng sau khi bị đình chỉ.

2/ Vắc-xin Pentaxim

Vắc-xin Pentaxim do hãng Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất giúp phòng 5 loại bệnh khác nhau cho trẻ với chỉ 1 mũi tiêm.

Vắc xin này phòng 5 loại bệnh là: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…) ở trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên. Trẻ cần bổ sung liều vắc-xin viêm gan B đơn sau khi tiêm Pentaxim.

Vắc-xin này không có tác dụng phòng nhiễm khuẩn do các týp Haemophilus influenzae khác hoặc phòng viêm màng não do các loại vi sinh vật khác gây ra.

Nên tiêm loại vacxin nào cho trẻ ? miễn phí hay dịch vụ

Rất nhiều các luồng thông tin từ chính thống đến các tờ báo lá cải hay có thông tin đăng là trẻ bị tím tái , sốc, co giật tử vong cùng với thời điểm tiêm phòng 5 trong 1. Và nhiều kết luật là do việc tiêm chuẩn vacxin là nguyên nhân gây ra tử vong cho trẻ. Tuy nhiên thì các bà mẹ ông bố cần phải có kiến thức nhìn nhận đừng chạy theo số đông ưu chọn loại vacxin này mà tẩy chay vacxin kia.

Hiện nay, nhiều cha mẹ băn khoăn nên tiêm phòng dịch vụ hay miễn phí cho trẻ? Không ít người có suy nghĩ muốn sử dụng vacxin phải trả tiền trong tiêm chủng dịch vụ, vì cho rằng vacxin đắt tiền tốt hơn vacxin miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR).

PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, vacxin trong TCMR là do nhà nước phải trả tiền để mua và được các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Vacxin trong TCMR hay vacxin dịch vụ trước khi đưa vào sử dụng đều phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; được kiểm định tính an toàn và hiệu quả chặt chẽ. Vì vậy không thể nói là “vacxin dịch vụ tốt hơn vacxin miễn phí” trong chương trình TCMR.

“Các bậc phụ huynh không nên có tâm lý e ngại, chờ đợi vacxin dịch vụ mà bỏ lỡ cơ hội và thời gian vàng tiêm chủng của trẻ. Nguy hiểm hơn, có thể khiến trẻ mắc bệnh vì chưa được tiêm vacxin”, PGS.TS Phu nhấn mạnh.

Thực tế là trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi đã được sử dụng các vacxin trong chương trình TCMR hàng năm. So với trước khi triển khai tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong Chương trình TCMR đã giảm rõ rệt, từ hàng chục đến hàng trăm lần.

Thật chất thì 2 loại vacxin trên đã kiểm chứng 100% an toàn với cơ thể con người. Dưới đây là một số thông tin so sánh giữa 2 loại vacxin trên các bậc cha mẹ lưu tâm khi đưa ra quyết định nên chọn loại vacxin nào nhé.

Vaccine  Quinvaxem Pentaxim
Nơi sản xuất Sản xuất tại Hàn Quốc, do Công ty Crucell –
Tập đoàn Johnson & Johnson (Mỹ) và Công ty Chiron – thuộc Tập đoàn Novartis (Thụy Sỹ).
Sản xuất tại Pháp và Canada, do Công ty Sanofi Pasteur – thuộc Tập đoàn Sanofi-Aventis (Pháp).
Tác dụng  Là vaccine 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh: Yết hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, nhiễm khuẩn Hib. Mũi vaccine phòng bại liệt sẽ tiêm riêng.

(Thành phần ngừa ho gà trong vaccine này là vaccine toàn tế bào)

Là vaccine 5 trong 1, giúp ngừa 5 bệnh: Yết hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, nhiễm khuẩn Hib. Mũi vaccine phòng viêm gan B sẽ tiêm riêng.

(Thành phần ngừa ho gà trong vaccine này là vô bào)

Lịch tiêm Tiêm cho trẻ khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Tiêm 3 mũi cách nhau từ 1 đến 2 tháng, bắt đầu tiêm từ khi trẻ được 2 tháng tuổi, sau đó tiêm lại mũi nữa trong năm thứ hai.
Số trẻ tử vong sau tiêm  Thế giới: Một số ca tử vong ở Bhutan, Sri Lanka, Pakistan, Ấn Độ nhưng theo điều tra đều không phải do vaccine Quinvaxem.

Ở Việt Nam, từ 10/2012 – 3/2013 có 12 ca tử vong sau khi tiêm. Sau đó, ngừng sử dụng vaccine này. 10/2013 – nay: Có 9 ca tử vong sau tiêm, trong đó 2 ca tử vong vào tháng 10/2015 do sốc phản vệ.

6/2008 – 10/2009: Một số ca tử vong tại Ukraina và Mỹ đều được kết luận là không do vaccine.

Vì sao Quintaxem miễn phí còn Pentaxim 700.000/mũi?

Bác sĩ Lương Quốc Chính trả lời: Để giúp đa số người dân Việt Nam tiếp cận được với vắc xin phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và nhiễm khuẩn do vi khuẩn Hib nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm phòng và củng cố miễn dịch cộng đồng, Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam đã chọn Quinvaxem cho chương trình tiêm chủng mở rộng, tức miễn phí.

Quinvaxem có ưu điểm là vắc xin bất hoạt cho nên sẽ kích thích miễn dịch tốt hơn các loại vắc xin khác (các loại vắc xin vô bào). Hơn nữa, hiện nay Quinvaxem là loại vắc xin rất rẻ và được tài trợ bởi Tổ chức Y tế Thế giới cho nên sẽ càng giúp cho cộng đồng dễ dàng tiếp cận được với loại vắc xin này.

Còn Pentaxim là loại vắc xin tiêm dịch vụ nên người dân phải chi trả chi phí cho điều này.

Nếu tiêm cùng 2 loại có được không ? Tại sao ?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Minh: Năm 2005, chương trình Tiêm Chủng Quốc Gia Mỹ, thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Bệnh (CDC) đã công bố nghiên cứu về việc khi cho trẻ em tiêm lẫn lộn giữa 2 loại vắc xin yết hầu-uốn ván-ho gà toàn bào (tương tự như Quinvaxem), và với vắc xin yết hầu-uốn ván-ho gà vô bào (tương tự như Pentaxim).

Họ đã đưa ra kết luận rằng việc tiêm lẫn lộn thuốc như thế không có nguy hại và đều giúp bé chống lại được bệnh ho gà tốt hơn là khi không tiêm chủng. Hơn nữa, trường hợp các bé tiêm 3 mũi toàn bào và chỉ 1 mũi vô bào thì có hiệu quả tốt hơn các trường hợp tiêm lẫn lộn còn lại.

Tiêm mũi vacxin 5 trong 1 sẽ bị sốt mấy ngày?

Để ngăn ngừa các bệnh tật nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ, các loại vacxin ra đời và giúp ích hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ. Trong đó có mũi vacxin 5 trong 1.

Mũi vacxin 5 trong 1 được chỉ định tiêm cho trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi (có thể thay thế bằng mũi 6 trong 1), giúp trẻ ngừa được 5 bệnh vô cùng nguy hiểm có hể gây tử vong hoặc tàn tật là bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB (viêm phổi, viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B) và viêm gan B.

Tuy nhiên tiêm vacxin về thì trẻ sẽ có biểu hiện sốt, có thể kèm theo sưng, đỏ tấy hoặc ngứa, đau,… Đây là phản ứng bình thường của việc tiêm vacxin vào cơ thể bé, có thể nhẹ, vừa hoặc nặng tùy theo thể trạng của mỗi bé và sự chăm sóc của gia đình.

Theo các chuyên gia y tế thì sau khi tiêm khoảng 1 giờ hoặc trong vòng 1 ngày, một số trẻ sẽ bị sốt, đôi khi lên đến 39˚C, cũng có trường hợp mấy ngày sau trẻ mới sốt. Và triệu chứng sốt cũng như quấy khóc, khó chịu thường kéo dài nhiều nhất là 1 – 2 ngày. Trong thời gian này cơ thể bé sẽ rất mệt mỏi, chúng ta nên chú ý chăm sóc thật đầy đủ.

Trong trường hợp không quá nghiêm trọng, trẻ bị sốt thì ba mẹ hãy dùng khăn mát lau cho con, , sốt cao thì cần dùng thuốc hạ sốt tạm thời để bé cảm thấy dễ chịu.

Nhưng nếu trẻ sốt quá cao, tình trạng lại kéo dài quá 2 ngày mặc dù đã uống thuốc hạ sốt thì không được chủ quan, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc trạm y tế địa phương để các bác sĩ khám, theo dõi tình hình và có biên pháp xử lý ngay.

Một số phản ứng có thể gặp khi sử dụng vacxin Quinvaxem cũng giống như sử dụng vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào như:

– Khóc thét dai dẳng trên3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

– Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

– Giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng xảy ra trong vòng 48 giờ với tỷ lệ là 1-2/1 triệu liều.

– Sốc phản vệ có thể xảy ra với tỷ lệ 20/1 triệu liều.

Câu hỏi khi tiêm vacxin 5 trong 1

-Lần đầu tiên tôi đưa con đi tiêm phòng vacxin 5 trong 1 thì cần làm gì ?

Mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân.

Chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, sưng đau lan rộng tại vị trí tiêm hoăc có bất thường gì khác.

Yêu cầu các cán bộ y tế thông báo về các loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.

Chủ động đề nghị cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi tiêm.

Quan sát loại vắc xin sẽ tiêm cho con mình.

Đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng thời gian, địa điểm đã được thông báo để đảm bảo điểm tiêm chủng không quá đông và cán bộ y tế thuận tiện thực hành tiêm chủng an toàn.

– Con tôi đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vacxin quinvaxem cách đây 4-5 tháng vậy có phải tiêm lại từ đầu không?

Lịch tiêm chủng 3 mũi vacxin Quinvaxem là 2, 3 và 4 tháng tuổi. Nếu liều vacxin Quinvaxem nào bị bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần được tiêm sớm vào thời gian sau đó mà không cần phải tiêm lại từ mũi đầu. Chú ý khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần (1 tháng).

– Con nhà tôi được 6 tháng tuổi và chưa tiêm phòng vacxin Quinvaxem lần nào. Vậy tôi phải cho cháu đi tiêm phòng bệnh như thế nào ?

Theo lịch tiêm chủng, vacxin Quinvaxem được tiêm cho trẻ 3 lần khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Nếu cháu đã 6 tháng tuổi nhưng chưa được tiêm phòng, thì cần tiêm sớm cho trẻ 3 mũi vắc xin Quinvaxem, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Anh chị hãy đến trạm y tế xã/phường để biết ngày tiêm chủng thường xuyên tại trạm và đưa cháu đi tiêm phòng.

– Con nhà tôi đang tiêm vắc xin dịch vụ có thể quay trở lại tiêm vắc xin Quinvaxem miễn phí trong TCMR không?

Có thể cho trẻ tiêm vacxin Quinvaxem miễn phí trong tiêm chủng mở rộng nếu cháu chưa được tiêm đủ mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng.

Điều cần lưu ý là vắc xin phối hợp Quinvaxem phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b. Vắc xin dịch vụ có nhiều loại nên các bà mẹ cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng của con mình để cán bộ y tế biết được trẻ đã tiêm những vắc xin gì và có chỉ định tiêm đúng cho trẻ.

– Sau khi tiêm tôi (cha mẹ) cần làm gì để phát hiện nếu có triệu chứng xấu xảy ra ?

Sau khi tiêm chủng trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

Theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm.

– Sau khi tiêm về nhà triệu chứng gì được coi là nguy hiểm cần đến sở y tế ?

Cần đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (>39°C), co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét,  bú kém, bỏ bú, tím tái, khó thở, li bì, phát ban…. hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Nếu cha mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách theo dõi và chăm sóc trẻ.

– Vacxin hay bị thiếu thì tôi nên đưa trẻ đi tiêm với các mũi tiêm bị thiếu như thế nào?

Được sự đồng ý của Chính phủ, trong thời gian tới vacxin Quinvaxem sẽ được sử dụng trở lại trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Sau khi Bộ Y tế có quyết định sử dụng lại vắc xin Quinvaxem, các trạm y tế xã/phường sẽ có thông báo và hướng dẫn cho cộng đồng đưa trẻ đi tiêm vacxin Quinvaxem. Khi đưa con đi tiêm chủng các bà mẹ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế để đảm bảo an toàn tiêm chủng và tránh ùn tắc.

– Trường hợp nào là không đửa đi tiêm vắc xin Quinvaxem?

Không tiêm vacxin Quinvaxem cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B như:

– Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

– Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

– Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

– Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ.

Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Một số câu hỏi được giải đáp tại các bài viết sau:

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1

Tiêm phòng là việc hết sức quan trọng do đó, mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng đặc biệt, đảm bảo bé có sức khỏe đủ tốt để thực hiện mũi tiêm. Các chuyên gia khuyến cáo ngay sau khi tiêm xong mẹ và bé cần ở lại cơ sở y tế ít nhất là 30 phút để theo dõi tình hình.

Khi về nhà nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt bạn cần đo nhiệt độ cho bé thường xuyên, để bé nằm ở nơi tháng mát, mặc quần áo rộng rãi. Nhiều mẹ lo lắng khi thấy con bị sốt liền cho uống thuốc, tuy nhiên thuốc hạ sốt uống nhiều lại không tốt cho trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần thực hiện những cách đơn giản sau để giúp bé hạ thân nhiệt:

  • Lau người bằng khăn ấm đặc biệt là phần nách, bàn chân, bàn tay và phần bẹn của bé
  • Dùng đá lạnh chườm ngay chỗ viêm để giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu và đau nhức
  • Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp bé hạ sốt và dễ chịu hơn. Lưu ý: Phải tắm thật nhanh và nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ
  • Lá tía tô có công dụng hạ sốt rất tốt, trước khi tiêm 1 ngày người mẹ hãy ăn sống khoảng 1 nắm lá tía tô rồi cho con bú. Hoặc giã lấy nước, nấu với cháo cho trẻ uống
  • Với những bé bị sốt cao, cần hạ sốt nhanh thì chanh tươi là biện pháp hiệu quả. Chỉ cần cắt quả chanh thành lát mỏng rồi chà nhẹ lên người, dọc sống lưng
  • Tăng cường việc cho bé bú sữa mẹ, uống nước để bù lại lượng nước đã mất khi sốt hoặc, có thể dùng oresol hay cháo muối loãng
  • Trường hợp trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt cao mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc hạ sốt mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Khi bị sốt hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hơn vì vậy bạn cần cho bé ăn thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa

Lời khuyên của bác sĩ về việc tiêm mũi 5 trong 1 cho trẻ

Trước khi đưa trẻ đến tiêm phòng mũi vacxin 5 trong 1, nếu trẻ có triệu chứng bị sốt nhẹ, tiêu chảy, suy dinh dưỡng hoặc bất kỳ vấn đề nào xảy ra gần đây thì nên báo với nhân viên y tế hoặc bác sĩ nơi tiêm phòng.

Các mẹ lưu ý, không cho bé ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi tiêm phòng, hạn chế nhiễm trùng cho trẻ bằng cách vệ sinh các nhân sạch sẽ.

Đưa bé đi tiêm phòng đúng thời gian quy định, không nên bỏ qua mũi nào vì sự an toàn và sức khỏe của trẻ.

Sau khi tiêm chủng, cơ thể bé sẽ bị rối loạn cân bằng điện giải, mất nước khá nhiều, nên các mẹ hãy chú ý cho trẻ bú và uống nước nhiều hơn để bù đắp lại mất nước. Có thể cho bé ăn cháo muối nấu loãng không nhiều muối), nói chung là các món loãng và dễ tiêu.

Với các bé dưới 3 tháng tuổi, trước khi uống thuốc hạ sốt thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo đúng cách và an toàn cho bé.

Về việc vệ sinh sau khi tiêm phòng: Nên tắm cho bé bằng nước ấm, trong phòng tránh gió, khi tắm vào ban đêm cần đề phòng bé bị nhiễm lạnh.

Không nên đắp hay thoa bất cứ loại thuốc hay lá gì lên chỗ da sưng tấy sau khi tiêm phòng của trẻ, việc này không giúp ích gì mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng, mất vệ sinh và một số tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Nếu muốn chườm khăn cho bé để hạ sốt, nên dùng nước hơi ấm hoặc nước nguội, tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để chườm. Ngoài ra, nên cho trẻ mặc những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi để bé không bị khó chịu, quấy khóc.

Nói tóm lại, hiện tượng bé bị sốt và vùng da quanh chỗ tiêm bị đỏ, sưng tấy một chút là phản ứng bình thường của cơ thể bé sau khi tiêm mũi vacxin 5 trong 1, thông thường chỉ diễn ra khoảng 1 – 2 ngày, nên các bố mẹ không cần quá lo lắng. Chúng ta chỉ cần theo dõi tình trạng của trẻ, báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng kéo dài hoặc có diễn biến bất thường khác xảy ra.

Nếu bạn đang có con nhỏ hoặc sắp được làm cha, làm mẹ, thì hãy nắm rõ những kiến thức cần thiết để chăm sóc con thật tốt, đặc biệt là biết về các loại mũi vacxin cần tiêm ở mỗi độ tuổi của bé. Đặc biệt là ý thức của bạn khi chấp hành đầy đủ các lời tuyên truyền, quy định của bộ y tế về việc tiêm phòng để ngừa bệnh cho bé, bảo vệ con yêu khỏi những căn bệnh nguy hiểm để con được khỏe mạnh nhé.

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *