HomeChia Sẻ Kiến Thức

Tiêm phòng viêm gan B mấy mũi là đủ?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Trẻ sơ sinh phải trải qua rất nhiều loại tiêm phòng quan trọng, một trong số đó là mũi viêm gan B. Với các mẹ có con lần đầu thì có thể thông tin về việc này là vô cùng cần thiết. Nhiều chị em đã gửi thắc mắc cho mẹ Rô về vấn đề nên cho trẻ tiêm phòng viêm gan B mấy mũi là đủ. Với kinh nghiệm nuôi con đã qua và thường xuyên tư vấn cho các mẹ, nay mình xin phép chia sẻ lên đây những kiến thức cần thiết để chị em tham khảo và vận dụng đúng nhé.[content_block id=655]

tiem-phong-viem-gan-b-may-mui-la-du
Tiêm phòng viêm gan B mấy mũi là đủ?

Cho trẻ tiêm phòng viêm gan B mấy mũi là đủ?

Các mẹ cần nắm thông tin chính xác được chia sẻ từ các chuyên gia ở bệnh viện Nhi Đồng 2, là chương trình tiêm chủng quốc gia tại Việt Nam quy định lịch tiêm chủng viêm gan B có thể là 3 hoặc 4 mũi. Nếu trẻ không có bất cứ biểu hiện lạ nào quá đáng kể thì các bước tiêm được tiến hành bình thường theo quy trình chuẩn.

Lịch trình tiêm phòng viêm gan B (viêm gan siêu vi B) được chỉ định như sau:

Trường hợp mẹ không nhiễm bệnh

– Mũi đầu tiên được tiêm trong vòng 24 tiếng hoặc 1 tuần sau khi sinh.

– Mũi thứ 2 được tiêm sau khi sinh 1 tháng.

– Mũi thứ 3 được tiêm vào thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi.

Trường hợp mẹ nhiễm bệnh

– Mũi thứ nhất tiêm trong vòng 24 tiếng sau khi sinh.

– Mũi thứ 2 tiêm sau đó 1 tháng.

– Mũi thứ 3 tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.

– Mũi thứ 4 (tiêm nhắc lại) khi trẻ được 12 tháng tuổi.

* Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan B thì bắt buộc phải tiêm mũi viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 tiếng sau sinh để đảm bảo bệnh không bị lây truyền qua từ mẹ. Để càng lâu thì hiệu lực kháng bệnh càng bị giảm, gây nguy hiểm cho trẻ. Đặc biệt, sau 7 ngày thì tiêm vắc xin cũng không còn tác dụng nữa.

Một số trường hợp mẹ nên hoãn việc tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho trẻ

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ phải được thăm khám, kiểm tra sức khỏe cẩn thận và đầy đủ để đảm bảo mọi yếu tố cho việc tiêm phòng viêm gan B. Điều này cũng là nói chung cho tất cả các loại tiêm phòng khác. Sau khi khám, nếu kết quả trẻ có những vấn đề sau đây thì việc tiêm phòng phải được trì hoãn:

– Trẻ đang bị nhiễm bệnh cấp tính, bị sốt cao hoặc mắc các bệnh liên quan đến dị ứng hay miễn dịch.

– Xét nghiệm máu thấy HBsAg (-), antiHBs (+) cho biết trẻ đã bị nhiễm và cũng đã hết bệnh, nay không cần thiết phải tiêm ngừa vì kháng thể đủ mạnh để có thể tự bảo vệ.

– Xét nghiệm máu thấy HBsAg (+), antiHBs (-) cho biết trẻ đang bị nhiễm bệnh, cơ thể chưa được bảo vệ, vì thế việc tiêm phòng cũng không đem lại tác dụng gì.

Bên cạnh đó, những em bé sinh non, sinh khó, cân nặng dưới 2,5 kg, nước ối bẩn, bị dị tật,… thì cũng không nên tiêm vắc xin vào thời điểm đó mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận. Thực tế cho thấy có một vài trường hợp đáng tiếc xảy ra khi tiêm phòng cho trẻ đúng vào lúc trẻ đang bị bệnh đường hô hấp, nhiễm khuần, xuất huyết, vàng da,… nên các bậc phụ huynh phải hết sức chú ý.

Những lưu ý sau khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Mặc dù vắc xin viêm gan B được chứng nhận an toàn nhưng vì tiêm vào cơ thể khi trẻ còn quá nhỏ thì đôi klhi lại xảy ra phản ứng phụ. Các phản ứng không hề đáng kể nhưng sẽ thật nguy hiểm nếu như các mẹ chủ quan không xử lý, hoặc hấp tấp mà xử lý không đúng cách. Sau khi trẻ nhà mình được tiêm xong, các mẹ hãy quan sát trong vòng 30 phút tại cơ sở y tế và chăm sóc, theo dõi sát sao tình trạng của cháu trong vòng ít nhất 24 tiếng nữa.

Sau khi tiêm phòng, trẻ thường xuất hiện trạng thái đau ở vết tiêm, sốt, quấy khóc, không chịu bú, không chịu ngủ. Đó  là những phản ứng khá bình thường nên bạn chỉ cần cho bé bú nhiều hơn và quan sát kĩ để đảm bảo con không xảy ra biểu hiện quá bất thường. Nếu trẻ ngày càng sốt cao, quấy khóc quá nhiều thì bạn nên cho trẻ đến cơ sở ý tế địa phương hoặc bệnh viện nhi để thăm khám.

Không phải chỉ có trẻ em mới tiêm phòng viêm gan B

vấn đề tiêm phòng viêm gan B mấy mũi là đủ không chỉ dành cho các em bé mà cũng áp dụng cho người phụ nữ đang mang thai. Việc này giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con. Bạn có thể tiêm trường khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai đều được. Trước khi tiêm phải đi khám để bác sĩ chỉ định lịch tiêm và những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cũng như sự an toàn của em bé. Chúc các mẹ chăm con khỏe nhé.[content_block id=657]

Rate this post

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *