HomeChăm Sóc

Bé khò khè có tiêm phòng được không ?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Chào các mẹ, hôm qua dì Ku Rô mới hỏi mình bé bị khò khè có tiêm phòng được không? mình nghĩ đây không chỉ là thắc mắc của dì Ku Rô mà còn là những băn khoăn của nhiều mẹ nên hôm nay mình muốn chia sẻ về vấn đề này.

Các mẹ biết không tiêm phòng có thể giúp con trẻ tránh và ngăn ngừa được nhiều bệnh, rất tốt cho sức khỏe của các con, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Lúc mới sinh trẻ sơ sinh hệ miễn dịch yếu nên dễ mắc một số bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng lúc nào nên tiêm và không nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh không phải ai cũng biết. Chính vì thế, hôm nay mẹ Rô sẽ chia sẻ với các mẹ một số điều mà mẹ Rô đã tìm hiểu trong quá trình chăm sóc cho Rô.

nhung-benh-can-tranh-khi-tiem-phong-cho-tre
Những bệnh cần tránh khi tiêm phòng cho trẻ

Trẻ bị khò khè có tiêm phòng được không?

Khi Rô 2 tháng tuổi cũng là giai đoạn phải tiêm các mũi vacxin như viêm gan B, lao, sởi… nên mình rất để ý đến sức khỏe của con trước và sau khi tiêm. mình nhớ vào thời gian đó, gần tới ngày tiêm mũi viêm gan b đầu tiên cho con nhưng con bị sốt nhẹ, thở khò khè nhưng con vẫn bú và vui chơi bình thường, mình cũng do dự không biết có nên bế con đi tiêm phòng hay không. Mình đã cho con đi thăm khám bác sĩ và bác sĩ khuyên nếu con chỉ sốt nhẹ, vẫn bú và vui chơi bình thường thì vẫn có thể tiêm phòng bình thường, vì các vacxin ngừa không chống chỉ định cho những trường hợp sốt nhẹ.

Trường hợp trẻ sơ sinh chỉ hơi khò khè và sốt nhẹ dưới 38 độ thì vẫn có thể tiêm phòng bình thường vì đây cũng chính là giai đoạn hệ miễn dịch của các con đang hoạt động chống bệnh cảm lạnh nên khi tiêm phòng có thể phát huy tác dụng của thuốc.

Nhưng các mẹ lưu ý nhé, bác sĩ đã dặn dò mình rất kĩ nếu trường hợp con khò khè nặng như khó thở, bú sữa bị nôn trớ và sốt cao liên tục thì nên đưa con đi khám không nên tiêm phòng cho con, nếu tiêm phòng có thể rất nguy hiểm. Chờ trẻ hạ cơn sốt, đỡ khò khè hãy tiêm phòng nhé.

Cách chữa bệnh khò khè ở trẻ sơ sinh

Khò khè là căn bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, hầu hết trẻ sơ sinh đều mắc căn bệnh này nên các mẹ bình tĩnh theo dõi và thực hiện các cách sau nhé:

Khi Ku Rô khò khè nhẹ, không bị nôn trớ khi cho bú mình đã dùng nước muối sinh lí rửa mũi và thông họng cho con. Mình nhỏ vài giọt vào 1 bên cánh mũi sau đó cho đầu con nằm nghiêng dùng ống hút nhẹ 1 bên mũi của con, tương tự làm với bên còn lại. Các mẹ chú ý làm nhẹ nhàng thôi nhé.

Nếu thực hiện cách trên mà trẻ vẫn không khỏi các mẹ nên đưa con đến thăm khám bác sĩ có uy tín để chữa trị cho con, giúp con trẻ dễ chịu hơn. Thỉnh thoảng mình đưa Rô đi kiểm tra sức khỏe  gặp vài trường hợp trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị thở khò khè mạnh kèm theo sốt cao, cơ thể tím tái rất nguy hiểm các mẹ ạ. Vì thế, các mẹ chú ý nếu con mình gặp những triệu chứng như vậy cần đưa con đến bệnh viện gấp để bệnh không bị nặng hơn nhé.

Không nên cho trẻ sơ sinh đi tiêm phòng trong những trường hợp nào?

Tiêm phòng giúp trẻ sơ sinh ngăn ngừa nhiều mầm bệnh nhưng không phải lúc nào cũng tiêm phòng được đâu các mẹ ạ. Theo mình nghĩ tốt nhất nên cho con đi tiêm phòng đúng thời gian quy định, trong lúc sức khỏe của các con ổn định.

Trẻ sơ sinh không nên đi tiêm phòng nếu đang mắc một số bệnh sau:

  • Không nên cho trẻ tiêm phòng khi đang sốt cao, khò khè nặng. viêm hô hấp nặng. Những trường hợp này sau khi tiêm các con có thể bị đuối sức do phản ứng của thuốc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trẻ bị lao phổi, tràn dịch phổi, viêm da, bệnh chàm ngoài da là những trường hợp chống chỉ định tiêm phòng.
  • Trẻ sơ sinh bị ung thư máu hay bị suy  dinh dưỡng trầm trọng, bị sinh non sẽ không tiêm  Vacxin 5 trong 1 được nhé các mẹ.
  • Trẻ đang sốt cao, ho nhiều, tiêu chảy, các bệnh dị ứng cũng là những trường hợp cần thăm khám kĩ càng trước khi tiêm phòng.

Những lưu ý trước và sau khi tiêm phòng

Trước khi tiêm phòng

Các mẹ không nên cho con trẻ ăn quá no hoặc quá đói tránh trường hợp trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm phòng. Bởi sau khi tiêm, tùy từng vacxin cơ thể của các con có thể hơi mệt, sốt nhẹ nên tốt nhất mẹ nên cho con trẻ ăn nhẹ trước khi tiêm thôi nhé.

Nên mặc cho trẻ nhưng trang phục thoáng mát, giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc thăm khám và tiêm cho trẻ. Cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ trước khi tiêm để tránh nhiễm trùng vị trí tiêm nha các mẹ.

Cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ để bác sĩ có hướng giải quyết tốt nhất.

Sau khi tiêm phòng

Cần theo dõi trẻ xem có bị dị ứng vacxin sau khi tiêm hay không. Nếu vị trí tiêm phòng đỏ và hơi sưng thì nên chườm lạnh để giảm sưng.

Nếu trẻ sốt nhẹ thì các mẹ nên thay đồ mát cho con, cho con bú thường xuyên hoặc uống thêm nước.

Trong trường hợp trẻ bị khò khè nhẹ như lúc đầu chúng ta đề cập thì vẫn có thể tiêm phòng cho trẻ nhưng sau khi tiêm các mẹ nên theo dõi sức khỏe của trẻ, nếu có những bất thường cần đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám nhé.

Trộm vía, Ku Rô nhà mình lúc ấy chỉ bị khò khè nhẹ nên tiêm xong hơi sốt thôi, mình đắp khăn ướt lên trán cho con, cho con bú bình thường và thường xuyên đùa nghịch, âu yếm con để con đỡ mệt hơn. Thế mà hiệu quả các mẹ ạ. Chỉ sang ngày hôm sau là Rô bình thường lại chơi ngoan nữa.

Chăm sóc con trẻ tưởng dễ nhưng mà khó các mẹ nhỉ bé bị khò khè có tiêm phòng được không ?cũng đủ làm các cha mẹ phải đau đầu với câu hỏi này. Mẹ Ku Rô hy vọng với những kinh nghiệm ít ỏi này sẽ giúp các mẹ có thêm những thông tin bổ ích về chăm sóc con trẻ trước và sau tiêm phòng. Các mẹ thường xuyên vào đọc các bài viết của mẹ Rô nha, mẹ Rô sẽ cố gắng cung cấp thêm những thông tin bổ ích hy vọng sẽ giúp các  mẹ khi cần. Chúc các mẹ chăm sóc các con ngoan và chóng lớn nhé!

 

1 (20%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *