HomeChăm Sóc

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Dạo gần đây mình thấy có rất nhiều mẹ lo lắng, thắc mắc về vấn đề trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không. Bởi vì viêm tai giữa cũng là bệnh khá phổ biến, mà mức độ nguy hiểm cũng không thể coi thường. Với những thông tin tìm hiểu lúc chăm nhóc Rô hồi đó, mình sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề này. Hãy cùng tham khảo nhé.

tre-sinh-bi-viem-tai-giua-co-tiem-phong-duoc-khong
Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không?

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa, nguyên nhân có thể là do đâu?

Viêm tai giữa không hề xa lạ trong tất cả những loại bệnh mà trẻ có thể gặp phải. Nó thường phổ biến ở những bé có sức đề kháng yếu và một số yếu tố khác. Tổng hợp những nguyên nhân sau đây, các mẹ xem có trùng hợp với bé nhà mình không nhé.

+ Trẻ bị viêm tai giữa vì nhiễm phải loại vi khuẩn phế cầu khuẩn và vi khuẩn Haemophilus influenza.

+ Trẻ dễ bị viêm tai giữa vì có sức đề kháng yếu.

+ Khi mẹ cho bé bú bằng bình sữa, nếu không cẩn thận, sữa sẽ vô tình tràn vào tai rồi tràn sang ống thính giác, để lâu ngày sẽ gây viêm tai.

+ Trẻ bị cảm lạnh cũng dẫn đến viêm tai giữa .

+ Nếu không vệ sinh mũi họng thường xuyên cho bé, chất xuất tiết ra ở vùng mũi họng sẽ dễ lan lên tai giữa làm cho tai giữa của trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm.

+ Có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị bạo hành, bị tát gây bệnh viêm tai giữa cho các bé.

+ Trẻ sơ sinh chịu các tác động không tốt từ môi trường bên ngoài, không khí bị ô nhiễm, khói thuốc lá, sức ép do bom đạn, sống trong các môi trường như vậy thì bé có nguy cơ bị viêm tai giữa rất cao.

+ Bé cũng có thể bị viêm tai giữa do các biến chứng của bệnh viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm amidan cấp..

+ Cơ thể trẻ có hệ thống niêm mạc của đường hô hấp nhạy cảm sẽ gây ứ dịch trong tai, từ đó dẫn tới viêm tai giữa.

Trừ các nguyên nhân gây bệnh khách quan thì bạn có thể giúp con yêu không bị bệnh viêm tai giữa bằng cách triệt tiêu nguyên nhân chủ quan.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Như đã nói trên, viêm tai giữa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm, do đó cần phải nhận biết được các triệu chứng thường gặp sau đây của bệnh mới có thể đẩy lùi bệnh:

+ Trẻ bị đau nhức vùng tai và nhiều khi đau rất nặng.

+ Các bé có triệu chứng cảm cúm, nước mũi có màu vàng hoặc xanh là dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm tai giữa.

+ Bé thường xuyên quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi.

+ Thức giấc nhiều về đêm.

+ Bé sốt nhẹ, sốt cao.

+ Mũi tiết ra nhiều dịch nhày có màu vàng xanh.

+ Chảy dịch từ tai, máu hay mủ chảy ra từ tai, có khả năng cao đó là nhiễm trùng tai kèm theo rách màng nhĩ.

+ Bỏ bú, nôn trớ, co giật, khó ăn uống, khó ngủ.

+ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, nhiều lần kèm theo sốt.

+ Không phản ứng gì khi có tiếng động.

Có thể bạn quan tâm: Viêm tai giữa có gây hôi miệng không? >>

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không?

Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Theo ước tính hiện nay cho thấy, 70% trẻ sơ sinh từ 6 đến 18 tháng tuổi sẽ bị viêm tai giữa ít nhất 1 lần và có khả năng bị nhiễm trùng, bệnh sẽ dễ dàng tái phát, đôi khi bắt buộc phải phẫu thuật.

Một trong các cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả và tốt nhất hiện nay là tiêm phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ. Các bác sĩ sẽ tiêm cho các em trẻ sơ sinh một loại vacxin phế cầu khuẩn ngăn ngừa việc nhiễm trùng do phế cầu gây ra, phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh, bảo vệ trẻ một cách an toàn.

Trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi có nguy cơ rất cao mắc bệnh viêm tai giữa tùy thuộc vào từng triệu chứng mà các bé gặp phải cùng với mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài căn bệnh. Bệnh viêm tai giữa rất dễ lây nhiễm, đặc biệt là các bé tiếp xúc thường xuyên với nhau ở nhà trẻ, khu vui chơi,.. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải ghi nhớ rõ việc tiêm phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ sớm để có thể kịp thời ngăn chặn căn bệnh này.

Làm thế nào để điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh?

Thông thường, nếu trẻ sơ sinh nhiễm trùng tai giai đoạn nhẹ sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, các mẹ không được vì vậy mà chủ quan, trái lại phải cho trẻ uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn để tránh việc bị nhiễm trùng nặng hơn. Thuốc được kê sẽ có hiệu quả trong vòng hai đến ba ngày từ khi bắt đầu cho bé dùng.

Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh có các biểu hiện bị viêm tai giữa như mũi tiết ra nhiều dịch nhầy có màu vàng xanh, trẻ hay khó chịu, không chịu ngủ, hay quấy khóc,… Các mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến các phòng khám tai mũi họng để được các bác sĩ khám và  kiểm tra hệ hô hấp, có như vậy mới có thể xác định đúng tình trạng bệnh của trẻ, tìm ra phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý, tốt cho trẻ.

Làm gì để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh?

Không phải để đến lúc trẻ bị bệnh rồi mẹ mới cuống cuồng lo lắng việc điều trị và để ảnh hưởng đến vấn đề tiêm phòng của trẻ nhé. Bởi vì bố mẹ có thể giúp bé phòng bệnh với một số biện pháp như:

+ Bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ nhỏ bằng cách không hút thuốc gần trẻ, giữ trẻ tránh xa khỏi môi trường có khói thuốc lá.

+ Cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch.

+ Nếu trẻ được bú sữa bình, mẹ nên giữ cho bé bú ở tư thế thẳng đứng.

+ Khi tắm rửa cho trẻ, tránh để nước tràn vào trong tai.

+ Tiêm vắc-xin phòng ngừa phế cầu khuẩn và cúm đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.

+ Hạn chế cho bé sử dụng núm vú giả.

+ Hạn chế để bé tiếp xúc với những người bị bệnh viêm tai giữa.

+ Cẩn thận khi loại bỏ ráy tai cho trẻ.

+ Nên giữ vệ sinh tai mũi họng khi bé bị viêm tai giữa.

+ Giữ ấm tai mũi họng cho trẻ khi thời tiết trở lạnh.

+ Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ.

Trên đây là những thông tin mà mẹ Rô muốn chia sẻ về bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và giải đáp vấn đề trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không. Mong rằng những thông tin đó sẽ giúp đỡ một phần nào cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con trẻ của mình nếu các bé bị viêm tai giữa nhé!

 

 

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *