HomeChia Sẻ Kiến Thức

Tại sao trẻ sơ sinh hay cười khi ngủ?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Nụ cười của con trẻ là niềm vui, niềm hạnh phúc được các ông bố bà mẹ mong đợi nhiều nhất kể từ khi con chào đời. Tuy nhiên nhiều khi bé đang ngủ lại cười không hiểu nguyên nhân khiến các bậc phụ huynh hoang mang không hiểu vì sao. Hôm nay mẹ Rô sẽ giúp các mẹ tìm hiểu tại sao trẻ sơ sinh hay cười khi ngủ.

Vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ?

Không phải điều gì xa lạ khi các mẹ bắt gặp con nhỏ vừa ngủ say nhưng môi lại  nhoẻn cười. Thâm chí có trẻ còn cười bật thành tiếng giòn tan. Dân gian quan niệm rằng đó là do các bà Mụ đang dạy cho bé những điều hay lẽ phải.

Theo quan niệm người Việt xưa, Khi một em bé được sinh ra thì có 12 bà Mụ đỡ đầu và dạy dỗ. Các bà sẽ dạy bé biết cười, biết khóc, nhăn trán, giận dỗi… Tuy vậy, những lý giải của khoa học hiện đại cho thấy, khi trẻ đi ngủ, bộ não vẫn không ngừng hoạt động hoàn toàn mà vẫn có những vùng làm việc. Vì thế bé có thể khóc hoặc cười khi ngủ mà bố mẹ ngẩn ngơ không hiểu do đâu.

Việc này nhìn chung thì không gây hại tới sức khỏe của bé, nhưng nó có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ say nếu bé khóc lớn và giật mình thức dậy nhiều lần.

Giai đoạn nào trẻ bắt đầu cười

Lúc 0 – 1 tháng tuổi

Nếu để ý quan sát, các mẹ có thể tinh ý nhận ra từ khi mới chào đời thì bé yêu đã biết cười. Nụ cười của trẻ sơ sinh khi đó ít khi biểu lộ cảm xúc. Có thể nói đó là những nụ cười theo phản xạ, thường xảy ra khi bé lơ mơ buồn ngủ hoặc đang ngủ ngon. Khi bé lớn dần lên thì kiểu cười này cũng từ từ ít dần, thay vào đó là bé cười thật sự có cảm xúc, có nguyên nhân cụ thể.

Xem thêm bài viết: Khi nào trẻ sơ sinh mở hết mắt

Kể từ khi được 4 đến 6 tuần tuổi, trẻ sơ sinh đã bắt đầu biết mỉm cười, một số bé có thể muộn hoặc có thể sớm hơn. Thường khi ngủ dậy nhìn thấy mẹ thì bé sẽ cười. Trông vô cùng đáng yêu.

Mặc dù từ khi sinh ra bé đã có thể cười nhưng lúc đó chắc chắn nụ cười chỉ là phản xạ tất yếu của cơ thể. Cho đến giai đoạn 4 – 6 tuần tuổi thì bạn sẽ thấy thật thú vị khi có thể khiến con cười vui bằng những trò chơi nho nhỏ của mình. Nhiều bé cười thành tiếng thật dễ thương khi bố mẹ chọc cười. Điều này khiến ai nấy cảm thấy thích thú và vui vẻ hơn khi chăm con nhỏ.

Trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng tuổi, các mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy nụ cười của con theo kiểu thích thú chứ không phải là sự phản xạ như trước kia. Bởi vì khi đó não bộ của bé đã phát triển hơn trước. Bé có thể cảm nhận được những điều thú vị và hào hứng từ mọi thứ xung quanh. Chính vì thế những câu nói, những cái mỉm cười, đùa giỡn cùng với con của bố mẹ cũng sẽ khiến bé bật cười thư giãn.

Vậy trẻ sơ sinh cười khi ngủ có sao không?

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay cười khi ngủ xảy ra  với hầu hết các bé từ 0 đến 1 tháng tuổi và cả giai đoạn phát triển sau này. Có thể ý nghĩa của những nụ cười có phần khác nhau nhưng nó cũng khiến không ít bố mẹ băn khoăn liệu như vậy thì có ảnh hưởng gì đến con mình hay không.

Các mẹ ạ, đây là một vấn đề hết sức bình thường, mà các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Vì bắt đầu khoảng tháng thứ 2 thì bé sẽ lớn hơn một chút, và lúc này nụ cười lúc ngủ sẽ càng giảm dần theo sự phát triển của trẻ.

Trên thực tế có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh vẫn không cười ngay khi ngủ, hoặc một thời gian dài sau đó. Nếu như trẻ được 3 tháng tuổi, nhưng vẫn chưa có biểu hiện cười hay nhếch môi thì mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Vì đa phần, hầu hết các trẻ sơ sinh đều có biểu hiện cười khi ngủ.

Mách mẹ cách để trẻ sơ sinh luôn mỉm cười

Tập cho trẻ luôn mỉm cười mỗi khi nhìn thấy bố hoặc mẹ. Nói chuyện với bé  thường xuyên, giao tiếp bằng mắt thường, luôn mỉm cười với bé. Một số hành động như làm trò hề, tạo ra tiếng động (từ đồ chơi như xúc xắc, kèn, trống…) hoặc bắt chước tiếng kêu của các loài động vật, chơi trò chơi ú oà… tất cả đều có thể làm cho bé mỉm cười nhưng không được lạm dụng nhiều quá nhé. Hãy tạo thói quen, để bé biết rằng nụ cười của con quan trọng như thế nào đối với chúng ta.

Cả bố và mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng với con, có thể đó là ánh mắt tươi vui cùng với nụ cười kèm theo. Có thể làm mặt hề để trêu bé, hay dùng tay kích thích hoặc mơn trớn quanh bụng để bé cười nhiều hơn. Ban đầu nụ cười của con chỉ đơn giản là cười mỉm, cười thầm. Nhưng càng về sau, khi bé càng phát triển mẹ sẽ nghe được con cười khúc khích và cuối cùng bé có thể cười phát ra thành tiếng.

Thời gian đầu bé không cười, đó không phải là điều quan trọng nên bạn đừng quá lo lắng. Bé sẽ cười vào các thời điểm khác nhau, có thể là một vài tuần sau đó… Nhưng nếu trong vòng 3 tháng mà bé vẫn không cười thì bạn nên cho bé đi tới bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất nhé.[content_block id=645]

Tin liên quan:

3 (60%) 2 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *