HomeChia Sẻ Kiến Thức

Ông Kẹ – ông Ba Bị là ai? Vì sao trẻ lại sợ?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Chúng ta vẫn thường hay nghe mọi người truyền tai nhau về ông kẹ – ông ba bị. Đặc biệt là với trẻ con, nhân vật này vẫn luôn được những người lớn đem ra để hù dọa chúng nhằm những mục đích khác nhau, từ đó nhân vật này luôn là nỗi ám ảnh của bọn trẻ mỗi khi được nhắc đến. Vậy ông kẹ, ông ba bị là ai và tại sao lại làm bọn trẻ sợ khi vẫn chưa một lần thấy mặt mà chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng của bọn trẻ qua lời kể của người lớn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này.[content_block id=639]

 “Ông Kẹ” (hay ông Ba Bị), hung thần của bao thế hệ

Có lẽ như là 1 thói quen, mỗi khi trẻ con quấy khóc hoặc nghịch ngợm quá đà là người lớn, cha mẹ thường đem các nhân vật đáng sợ ra để răn dọa, ví dụ như ngáo ộp, ông mặt đen hay ông Ba Bị…, hoặc những nhân vật rất đỗi bình thường mà không ai hiểu nguyên nhân như chú công an, bác thợ điện…

Nhưng trong số đó, có lẽ ngáo ộp và ông Ba Bị là nhân vật được đem ra “sử dụng” nhiều nhất. Ngáo ộp thì chúng ta đã từng nghiên cứu, vậy ông Ba Bị có nguồn gốc từ đâu, xuất thân thế nào, con người ra sao mà lại trở thành nỗi khiếp sợ của bao lứa trẻ em? Theo nhân gian kể thì đó là một người đàn ông đen đủi, gớm ghiếc, vai mang ba cái bị lớn. Hễ đứa trẻ nào không ngoan, khóc mãi mà không chịu nín là ông Ba Bị sẽ tới bắt bỏ vào bị mang đi mất, không cho ở với cha mẹ nữa. Trẻ nhỏ nghe nói đến ông ba bị thì sợ hãi nín ngay. Thực chất đây là những tay bắt cóc trẻ em chuyên nghiệp. Chính trong số những đứa trẻ bị bắt vào Nam trong thời ấy trở thành ông tổ của anh em nhà Tây Sơn, tiêu biểu là anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, vốn dòng họ Hồ ở Nghệ An.

Một đứa trẻ khóc theo sau là những lời dỗ dành của người lớn. Sự ngon ngọt nhiều lúc đem lại hiệu quả khiến đứa trẻ lại vui cười hay ít nhất là thôi không còn ti tỉ đến sốt cả ruột nữa. Thế nhưng, có nhiều đứa trẻ hay hờn, những lời dỗ ngon ngọt, nựng nịu không mấy khi có tác dụng. Lúc này sự sáng tạo trong cách giáo dục của người xưa là nghĩ đến phương thức doạ dẫm. Thế là hàng loạt những nhân vật, hình tượng quái quỉ được nặn ra gớm giếc mà ông Kẹ là một sáng tạo vừa gần gũi và điển hình. Ông Kẹ hay còn được biết đến với các tên ông Ba Bị là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của Việt Nam, thường được miêu tả có ngoại hình đáng sợ, vô cùng xấu xí với 9 quai, 12 con mắt. Theo truyền thuyết, ba bị có sở thích là bắt cóc trẻ con hư, chính vì đã dần trở thành hung thần đối với bao lớp trẻ em.

Theo nhiều nhà nguyên cứu, vào năm 1608 xảy ra mất mùa lớn khắp từ Nghệ An ra các tỉnh miền Bắc, đây là 1 trong những nguyên nhân khiến tình trạng bắt cóc trẻ em tăng cao. Hình tượng ông ba bị cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Theo mô tả đó là 1 người đàn ông cao to nhưng đen đúa, xấu xí, mang theo mình 3 chiếc bị lớn, thường bắt cóc trẻ em hư bỏ vào bị đem đi không cho ở với bố mẹ nữa. Theo nhiều dị bản khác, chúng ta có thể hiểu rõ hơn định nghĩa “9 quai 12 con mắt” là như thế nào.

Chuyện kể rằng, do mất mùa nên nhiều kẻ đã đi bắt cóc trẻ con đem bán lấy tiền, chúng thường đi thành tốp 6 người, cứ 2 người thì vác 1 cái túi cói rất to nên có tên là “Ba Bị”. Mặt khác mỗi cái bị lại có 3 quai, nên cả tốp 6 người gọi là “9 quai, 12 con mắt”. Chúng thường đi lượn lờ tại các làng ven biển, rình rập để bắt lấy những đứa trẻ lang thang chơi 1 mình, sau đó chạy nhanh lên thuyền rồi cao chạy xa bay. Do tình trạng này xảy ra quá nhiều và để lại nỗi đau quá lớn cho các gia đình bị hại cũng như nỗi sợ hãi cho mọi người xung quanh, dần dần, dân gian lấy hình tượng ông ba bị xấu xí, đáng sợ để răn đe trẻ em, tránh những tình huống đáng sợ đó.

Theo nhiều lời kể là vậy nhưng trên thực tế, không chỉ Việt Nam, rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng sử dụng những nhân vật có hình tượng xấu xí, đáng sợ để răn dọa trẻ nhỏ. Có thể kể đến như: Ocu – quái vật trong truyền thuyết Thổ Nhĩ Kỳ, Torbalan của dân gian Bulgary, Ubeme – linh hồn đáng sợ ở Nhật Bản, Babaroga – yêu quái tại các nước Đông Âu…

Tại sao “Ông Kẹ” ông Ba Bị lại trở thành hung thần đáng sợ trong mắt những đứa trẻ?

Thực tế, dân gian dựa trên những hiện tượng, sự việc từng xảy ra, đan xen thêm là trí tưởng tượng vô cùng phong phú để khắc họa nên hình ảnh của 1 nhân vật vô cùng đáng sợ.

Hay như theo một cuốn từ điển khác, ông Ba Bị 9 quai 12 con mắt là giống người kỳ lạ, xấu xí, được bịa ra để dọa trẻ con. Còn nghĩa bóng để chỉ người xấu xí, tồi tàn.Còn đối với trẻ em, sự nhận thức non nớt như tờ giấy trắng cùng với trí tưởng tượng mạnh mẽ dễ hình dung ra hình ảnh của 1 con quái vật vô cùng xấu xí đáng sợ với 9 quai và 12 con mắt. Như vậy thì có đứa bé nào đủ dũng cảm để không nín bặt khi bị dọa nạt cơ chứ!

Nhớ về ngày còn bé, mỗi lần khóc nhè ai cũng thấy cha mẹ hay ông bà mình chỉ ngay tay lên vách vào dọa:

– Ông Kẹ kìa, nín ngay chưa!

Và quả thật kì lạ, tiếng khóc bỗng câm bặt… không gian dường như lắng xuống trong sự sợ hãi của đứa trẻ và sự hả hê đắc thắng của những người lớn.

Thế là một sản phẩm tưởng tượng của các cụ đã trở thành một công cụ giáo dục đắc lực cho hàng ngàn đời. Với hình tượng đó, vô hình chung những lỗi lầm về việc doạ dẫm con trẻ không còn là của người lớn mà cái ác lại hoàn toàn thuộc trách nhiệm của một thế lực vô hình đáng sợ, và người lớn lại trở thành thật thánh thiện và uy nghi.

Chúng ta, những người lớn đã qua thời con trẻ, hình ảnh ông kẹ đã không còn hiệu lực doạ dẫm, thế nhưng những gì sợ hãi mà ngày bé trải nghiệm đã được truyền đến cho thế hệ cháu con, những ông bố bà mẹ tương lai.

Ông Kẹ (Ba Bị), sản phẩm tinh hoa của cha ông, một hình tượng sáng tạo tài tình của văn hoá mà chúng ta sẽ mãi phải ngẫm suy, không thể thay thế được.

Qua bài viết này hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin cho các bạn về nhân vật được xem là truyền thuyết của nhiều thế hệ, đưa các bạn trở về với quá khứ, tuổi thơ một thời mình trải qua cùng nhân vật hung thần này cũng như có cách áp dụng đúng đắn, vừa phải để trẻ nhà mình ngoan hơn mà không bị ảnh hưởng xấu đến tâm lý.[content_block id=641]

Tin liên quan:

4.5 (90.55%) 55 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *