HomeChăm Sóc

Trẻ ngủ hay nghiến răng có sao không, mắc bệnh gì không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Tật nghiến răng khi ngủ không chỉ xảy ra ở người lớn mà rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Có nhiều trường hợp là do yếu tố di truyền, cũng có thể do những nguyên nhân khác. Khi trẻ xiết chặt hai hàm răng trong lúc ngủ gây ra tiếng ken két, bố mẹ cảm thấy không yên. Bây giờ các bỉm sữa chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu trẻ ngủ hay nghiến răng có sao không, mắc bệnh gì không để có hướng giải quyết nhé.

Tin liên quan :

Lý giải nguyên nhân trẻ hay nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ được hiểu là hành động nghiến hoặc xiết chặt hai hàm răng lại với nhau một cách quá mức gây ra âm thanh ken két. Đây cũng được cho là một loại bệnh và nó thường xảy ra phổ biến ở những trẻ trên 5 tuổi.

Một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ngủ hay nghiến răng:

+ Do di truyền: Nếu gia đình có ông, bà hoặc bố, mẹ có thói quen nghiến răng khi ngủ thì thông thường con, cháu cũng bị mắc phải nhưng với mức độ khác nhau. Nếu do di truyền thì rất khó để khắc phục.

+ Do trẻ bị căng thẳng hay lo âu: Nhiều người lớn cho biết rằng, mặc dù họ có bệnh nghiến răng khi ngủ nhưng chính xác là những ngày mệt mỏi, căng thẳng hoặc có điều gì lo lắng thì mức độ và tần suất nghiến răng sẽ cao hơn, khiến họ cảm thấy phiền lòng. Ở trẻ em cũng vậy, khi chúng có những biểu hiện nghiến răng bất thường thì bố mẹ nên tìm hiểu tâm lý của con những ngày gần đây.

+ Do cấu trúc răng: Đặc thù của cấu trúc răng cũng là nguyên nhân lớn trong việc này. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi các hàm răng trên và dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép hai hàm lại dẫn đến chỗ tiếp xúc không ăn khớp. Trẻ sẽ nghiến răng theo phản xạ, đặc biệt là lúc ngủ, đó là phản xạ tự nhiên, trong vô thức trẻ vẫn làm.

Trẻ thường nghiến răng vào giữa giấc ngủ, khi đang ngủ rất say, kèm theo nghiến răng là những biểu hiện này:

  • Nói mớ, nói lảm nhảm hoặc cằn nhằn điều gì đó mà bố mẹ nghe không rõ hoặc không hiểu. Theo các nhà tâm lý học thì đó là những điều khiến trẻ không hài lòng trong cuộc sống những ngày gần đây hoặc điều làm bé ám ảnh lúc thức.
  • Tay chân khua loạn xạ hoặc có những cử chỉ khó hiểu,đôi khi lại đập mạnh lung tung và trúng vào người nằm cạnh khiến trẻ giật mình tỉnh giấc. Hiện tượng này xảy ra nhiều đối với nguyên nhân nghiến răng do stress và lo lắng, căng thẳng.
  • Chảy nước miếng, nhau và nuốt mặc dù trong miệng không có gì cả. Nhiều bố mẹ hoảng hồn vì thỉnh thoảng thấy con mình đang nhai nhóp nhép giữa đêm, kèm theo tiếng kêu kèn kẹt do chưa hiểu biết về tật nghiến răng khi ngủ của trẻ.

Trẻ ngủ hay nghiến răng có hại như thế nào?

Triệu chứng nghiến chặt răng trong lúc ngủ đa phần là không gây tác hại quá nghiêm trọng đến sức khỏe và cơ thể của trẻ, nó chỉ làm cho người nằm bên cạnh cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác sợ.

Tuy nhiên những  trường hợp trẻ thường xuyên nghiến răng khi ngủ hoặc đêm nào cũng nghiến răng thì có thể gặp một số điều đáng ngại như:

– Mòn răng, mất thẩm mỹ răng do mặt tiếp xúc của răng bị mòn thấp xuống trở  nên phẳng dẹt. Đôi khi trẻ nghiến mạnh quá làm vỡ cả men bờ cắn ở ngoài răng trước dưới và mặt trong răng trước trên.

– Trẻ bị đau tai, đau mỏi cơ hàm, căng cơ và đau rối loạn khớp thái dương hàm (cử động khó hoặc phát ra tiếng  kêu) vào mỗi sáng thức dậy. Bởi vì những bộ phận này đã”làm việc vất vả” vào ban đêm khi trẻ ngủ say và nghiến răng.

– Hệ thần kinh và não bộ của trẻ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều do hoạt động nghiến quá mạnh tác động lên các dây thần kinh bởi vì chúng nằm rất gần hệ cơ mặt. Nhiều trẻ thức dậy đầu bị đau âm ỉ hoặc choáng váng, mắt hơi mờ cho đến khi tỉnh ngủ hẳn.

– Trẻ bị nghiến răng mạn tính sẽ có hại cho răng, kể cả răng vĩnh viễn, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, bào mòn răng khiến cho thức ăn có acid và đường bám vào răng nhiều hơn gây tình trạng sâu răng, hôi miệng: Trị hôi miệng cho trẻ em 100% dứt điểm >> Xem ngay

– Tình trạng nghiến răng khi ngủ kéo dài cũng làm cho hệ thống nhai bị đau mỏi, nhức nhối khó lành. Cũng có trường hợp răng dễ bị gãy hoặc sứt bể một mảng do bị nghiến mạnh. Nặng hơn, có trẻ còn bị biến đổi hình dạng khuôn mặt, điều này có nhưng hiếm khi xảy ra.

Có thể khắc phục tình trạng này được không?

Thông thường với những trẻ bị tật nghiến răng ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải thì sẽ hết khi răng sữa được thay thế bởi răng vĩnh viễn, tuy nhiên cũng nhiều trường hợp do nguyên nhân tâm lý và di truyền mà việc khắc phục tình trạng rất khó khăn.

Mặc dù chưa có loại thuốc nào để đặc trị bệnh nghiến răng khi ngủ nhưng trên thế giới cũng có một số biện pháp khá hữu hiệu cho vấn đề này. Chẳng hạn như người ta dùng miếng cao su bỏ vào miệng khi ngủ để lỡ ban đêm có nghiến răng thì không đụng tới răng, dần dần cũng bỏ được tật đó và không cần dùng tới miếng cao su nữa.

Nhưng đó là đối với người lớn, với trẻ nhỏ thì không có biện pháp hay bài thuốc cụ thể nào được cho là an toàn và hiệu quả cho việc chữa hết tậ nghiến răng khi ngủ cả. Tuy vậy, mình có một số ý tưởng muốn chia sẻ cùng các mẹ, có thể hữu ích hơn việc than phiền hay buồn rầu về thói quen xấu này của con:

  • Loại trừ nguyên nhân: Nguyên nhân di truyền thì chúng ta bó tay, không thể can thiệp được rồi, nhưng với các stress của trẻ thì bố mẹ có thể tìm hiểu để cùng con yêu giải quyết, đem lại giấc ngủ trọn vẹn, không còn lo lắng. Hãy trò chuyện để biết điều con đang băn khoăn, lo sợ là gì. Bên cạnh đó, nguyên nhân về sự chênh lệch các hàm cũng có thể giải quyết bằng cách cho trẻ đến nha sĩ để được giúp đỡ.
  • Tập cho trẻ ngủ đúng giờ: Thói quen và chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi và học tập khoa học sẽ giúp trẻ có giấc ngủ thoải mái, biết đâu cũng góp phần hạn chế tật nghiến răng khó chịu đó!
  • Đánh thức đúng lúc: Hãy nhẹ nhàng đánh thức và trò chuyện một vài câu lúc thấy con nghiến răng và nói mớ giữa đêm khuya. Việc này có thể giúp trẻ thoát khỏi áp lực đang chịu đựng lúc đó để quay lại giấc ngủ yên lành ban đầu.

Bố mẹ nên quan tâm đến cảm xúc của trẻ nhiều hơn, dành thời gian để hiểu và chia sẻ với con. Một điều quan trọng nữa là đừng nên trách mắng, gây áp lực cho  trẻ để chúng mang tâm lý sợ hãi và giận dỗi vào giấc ngủ trong veo của mình, bố mẹ nhé. Hy vọng với bài viết chia sẻ trẻ ngủ nghiến răng có sao không trên giúp nhiều cho các bậc cha mẹ nhé

Xem thêm :

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *