“Mình xin nhờ Mẹ Ku Rô giải đáp một việc, đó là trẻ 3 – 4 tháng ngủ hay lắc đầu có sao không? Cả tuần nay con bé nhà mình khi ngủ cứ lắc đầu liên tục như có gì khó chịu lắm, tay thì nắm chặt lại, chà lên mặt, thỉnh thoảng lại bứt rứt, khóc lên mấy tiếng. Vợ chồng mình cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm trẻ và cũng lần đầu thấy tình trạng này nên rất lo. Mình cảm ơn nhiều ạ”.
(Thienthancuame2017@….)
Tin liên quan :
- Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có sao không
- Trẻ ngủ ít thông minh có phải không
- Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có sao không
Mẹ ku Rô: Chào bạn, cảm ơn vì bạn đã tin tưởng nhờ mình giải đáp thắc mắc, cũng là thay lời nhiều chị em đang nuôi con nhỏ bày tỏ sự lo lắng khá phổ biến này. Trong bài viết sau đây mình sẽ đưa ra một số thông tin dựa trên kinh nghiệm bản thân và qua học hỏi của các bà mẹ khác cũng như các chuyên gia.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ hay lắc đầu khi ngủ
Nhiều trẻ xuất hiện triệu chứng lắc đầu cả lúc thức và đang ngủ say, kèm theo một số hành động bất thường khác. Ku Rô nhà mình lúc được 4 tháng tuổi cũng có những biểu hiện như vậy, thậm chí có hôm còn thức, bé lắc nhiều đến nỗi choáng váng, ngã xuống nệm làm mình hoảng hồn.
Để yên tâm thì trước tiên hãy cùng điểm qua vài nguyên nhân khiến trẻ “tăng động” như vậy trong lúc ngủ:
– Có thể trẻ bị căng thẳng trong tâm lý, muốn được giải tỏa nên theo phản xạ sẽ dùng cách lắc đầu liên tục lúc đang ngủ. Những căng thẳng đó có khi là nỗi sợ hãi một điều gì lúc còn thức, hoặc bị bố mẹ măng, bị bạn bè bắt nạt, bị ép ăn hoặc bú quá nhiều,…
– Cơ thể bé bị thiếu hụt canxi thì sẽ xảy ra hiện tượng lắc đầu và kèm theo đó là ngủ kém, rụng tóc vành khăn, đổ nhiều mồ hôi trộm,… Trường hợp này chỉ là phỏng đoán, để biết chính xác thì tốt nhất là nên nhờ tới bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng của bé kéo dài.
– Nếu trẻ lắc đầu nguầy nguậy và quấy khóc, bứt rứt vò đầu kéo tai, ráy tai có mùi hôi, gồng mình, đỏ mặt trong lúc ngủ,… thì có khả năng là trẻ đã mắc bệnh về tai mũi họng, chẳng hạn như viêm tai giữa, ù tai, đau nhức tai, viêm mũi xoang, viêm họng cấp,…
– Những vấn đề về thần kinh tuy không được kết luận chặt chẽ trong tình huống này nhưng việc bé lắc đầu khi ngủ mà bạn không tìm ra được nguyên nhân nào khác thì cũng nên nghĩ đến nguy cơ này, đôi khi tâm trí bị rối loạn tương đối cũng khiến trẻ hành động lạ.
– Nếu trẻ đang trong thời kì mọc răng thì những hiện tượng như vậy cũng không có gì là đáng lo, chỉ một thời gian sau chúng sẽ tự động hết, khi mà việc mọc răng không còn làm bé khó chịu, đau đớn nữa. Nhưng nếu kéo dài vẫn không khỏi thì cần đi khám cho trẻ.
Tác hại không ngờ khi trẻ ngủ hay lắc đầu
Nhiều bố mẹ cho rằng lắc đầu khi ngủ là việc bình thường đối với trẻ con và chúng sẽ tự thôi thói quen này khi lớn lên. Điều này chỉ đúng một phần, vì nhiều em bé lắc đầu không phải do thói quen sinh lý của độ tuổi mà do bệnh lý như đã kể trên, và nếu để kéo dài sẽ sinh ra nhiều hệ lụy.
Đầu tiên, ai cũng biết nếu trẻ bị chi phối tinh thần vì bất cứ nguyên nhân gì đi nữa thì những biểu hiện bất thường cũng gây cản trở giấc ngủ trọn vẹn, sâu và ngon của trẻ. Và khi không ngủ ngon thì chắc chắn việc hình thành hóc môn sinh trưởng cũng bị hạn chế khiến trẻ chậm lớn và kém thông minh.
Thứ hai, việc lắc đầu liên tục với kiểu “ráng gồng mình” lắc cho mạnh của trẻ thì bộ não cũng bị tác động tiêu cực, có thể sinh ra những bệnh liên quan đến hệ thần kinh và bộ não như là bệnh viêm màng não chẳng hạn. Người lớn chúng ta thử lắc đầu một lát đã thấy mệt muốn xỉu rồi, huống gì các bé.
Thứ ba, nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ có thói quen xấu lắc đầu trong lúc ngủ sẽ dễ dàng bị sa sút về sức khỏe, khi thức dậy mệt mỏi, cân nặng không ổn định, chất lượng ăn ngủ cũng kém đi, phản ứng chậm hẳn so với các bạn cùng trang lứa. Điều này càng nghiêm trọng với những trẻ lắc cả đêm lẫn ngày.
Vậy có cách nào để bé không lắc đầu khi ngủ nữa?
Mình nghĩ điều quan trọng và cũng dễ làm nhất đó là gia đình quan tâm đến cảm xúc và sức khỏe của trẻ nhiều hơn, không chỉ ngồi lo lắng và hãy thực hiện bằng những việc cụ thể như:
– Chơi đùa cùng bé, cho trẻ được tham gia vào các hoạt động hằng ngày, tập trung vào vui chơi bé sẽ quên những căng thẳng mệt mỏi mà bố mẹ đôi khi cũng không biết lý do.
– Ngoài việc khám định kì cho trẻ thì khi thấy bất kì biểu hiện lạ nào cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc gọi điện cho bác sĩ nhờ sự tư vấn, giúp đỡ, xử lý tình trạng tiêu cực.
– Đảm bảo điều kiện môi trường ở nơi ngủ của trẻ về ánh sáng, nhiêt độ, không khí, âm thanh, quạt mát, không có muỗi và bụi bẩn,… và thỉnh thoảng dậy quan sát giấc ngủ của trẻ.
– Bổ sung vitamin và canxi còn thiếu hụt cho trẻ nếu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, không nên tùy tiện mua thuốc hoặc thuốc bổ về cho trẻ uống, hậu quả sẽ rất nguy hiểm.
– Ban đêm nếu thấy trẻ lắc đầu quá nhiều thì có thể nhẹ nhàng đánh thức con dậy, neneus trẻ quấy khóc do bị gián đoạn giấc ngủ thì hãy ôm trẻ để con cảm nhận sự an toàn.
– Gối ngủ của bé phải vừa tầm và phù hợp với từng độ tuổi, không quá cao hoặc quá thấp, chăn mùng cũng thật dịu nhẹ, dễ chịu để trẻ ngủ ngon, không có những biểu hiện đó.
Giới thiệu xưởng may đồ xuất khẩu, mẹ nào quan tâm kinh doanh sỉ có thể lấy hàng tại đây nhé: https://misano.vn
Ngoài ra, các hoạt động và sinh hoạt ở trường, lớp (của những trẻ lớn) phải được đảm bảo không gây áp lực và khiến cho trẻ sợ hãi,lo lắng mỗi khi được bố mẹ đưa đến trường. Điều này cũng quan trọng không kém đâu các mẹ ạ, vì có rất nhiều trường hợp trẻ mắc chứng rối loạn tinh thần do những stress “gặt hái” được trên lớp học, nên bố mẹ hết sức quan tâm nhé.
Chào bạn và chúc bạn giúp bé yêu khắc phục được trẻ lắc đầu khi ngủ.
Xem thêm :