Trẻ sơ sinh hay gồng mình, cứng người, đỏ mặt trong 2 tháng đầu có thể là dấu hiệu bình thường nhưng nó kéo dài kèm theo các dấu hiệu như trẻ không ngủ đủ giấc, bú kém, không tăng cân khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn, không biết trẻ sơ sinh hay gồng mình cứng người, đỏ mặt là bệnh gì. Trong nhiều trường hợp cần thiết thì cha mẹ cần đến thăm khám bác sĩ để tìm được nguyên nhân của con trẻ. Nhưng trước tiên chúng ta tìm hiểu để trang bị cho mình một ít kiến thức trong vấn đề này nhé.[content_block id=643]
Bé hay gồng mình, cứng người, đỏ mặt có thể do sinh lý
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 3 tháng tuổi, biểu hiện thường là bé vặn người, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết.
Nếu bé thường có các biểu hiện vặn cứng người, nhưng không quấy khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt. Thì đó là dấu hiệu BÌNH THƯỜNG, không có gì đáng lo cả.Thông thường, hành vi này của trẻ sẽ kéo dài trong vài phút và tự hết.
Nguyên nhân là não của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh nên chưa có khả năng tự kiểm soát thân mình cũng như tay chân của bé, dẫn tới những bộ phận này chỉ cử động một cách vô thức. Não bộ của trẻ được phát triển theo hướng kiểm soát dần từ đầu tới chân, và đó là lý do các bé sau 4 tháng tuổi có thể kiểm soát được thân mình với việc tự xoay, lật người, dẫn tới những triệu chứng vặn mình, gồng người cũng biến mất.
Về cơ bản thì hành vi gồng mình, vặn người không ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Nếu có cũng chỉ là bị sặc, trớ khi bú, và cha mẹ hoàn toàn có thể xử lý được trong những trường hợp này.
Bé hay gồng mình đỏ mặt do thiếu canxi máu
Có một số trường hợp các bé hay gồng mình lên gân là do bị thiếu canxi máu, chủ yếu gặp các bé sinh non hoặc thiếu dinh dưỡng. Trường hợp này còn có các biểu hiện kèm theo như nôn ói, khò khè, chậm lên cân, và đặc biệt dễ bị kích động bởi âm thanh.
Bên cạnh đó, nếu trẻ kèm theo nôn ói, khò khè, khó chịu và quấy khóc vào ban đêm thì đó có thể là do bé bị trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản.
Khi thấy bé hay gồng người, đỏ mặt mà vẫn sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu bất thường nào khác thì chỉ đơn giản là vấn đề sinh lý, cha mẹ không cần lo lắng. Còn trong trường hợp thấy kèm theo những triệu chứng bất ổn nêu trên thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Trẻ gồng mình, lên gân kèm theo dấu hiệu khó ngủ có thể trẻ đang thiếu vitamin D
Vitamin D rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, giúp hệ thống xương, răng được chắc khỏe, vững vàng. Sự thiếu hụt vitamin D dẫn đến việc phá hủy sự trao đổi canxi và phốt pho, dẫn đến bệnh còi xương, biến dạng xương do sự rối loạn các quá trình khoáng hóa các chất của chúng. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng tuyệt vời của Vitamin D. Bên cạnh việc làm chắc xương do làm tăng hấp thụ canxi, phốt pho từ thức ăn vào cơ thể, nhiều nhà khoa học tin rằng vitamin d còn làm giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường, tim mạch, lao và một số bệnh khác.
Vì sao trẻ thiếu vitamin D
Do trẻ không được phơi nắng, trẻ chỉ cần 5 đến 30 phút phơi nắng vào buổi sáng từ 7 đến 8 giờ sẽ giúp trẻ có được 90% nhu cầu Vitamin D.
Trẻ sinh non, trẻ bú mẹ nhưng mẹ bị thiếu vitamin D. Trẻ bị bệnh về gan, thận, trẻ đang sử dụng một số thuốc như thuốc động kinh (phenobarbital, phenytoin), kháng viêm corticosteroid ( prednison, prednisolon) vì chúng làm mất, cản trở tác dụng của vitamin D.
Nếu trong cơn gồng mình kèm theo các dấu hiệu: khó ngủ và ngủ ít (không thể đạt ít nhất 15 tiếng/ ngày), giật mình thức giấc vào ban đêm, đổ nhiều mồ hôi, chậm tăng cân, tóc rụng vành khăn và rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu (< 88gr/tháng) thì rất có thể trẻ đã bị thiếu hụt vitamin D. Trong trường hợp này, bé cần chỉ định của bác sĩ để bổ sung thêm vitamin D từ bên ngoài.
Nên xem bài viết: Vitamin D cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất hiện nay
Trẻ gồng mình kèm theo ưỡn người có thể trẻ thiếu canxi
Nếu trẻ vặn mình, gồng mình và đỏ mặt khi ngủ do thiếu canxi thì cha mẹ cần khắc phục ngay hiện tượng này nếu không sẽ ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ sau này, nguy hiểm hơn một số trẻ có thể bị biến dạng xương chân tay, chậm mọc răng, rụng tóc, đặc biệt trẻ có thể tử vong do co thắt thanh quản vì thiếu canxi. Để chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh do thiếu canxi thì tốt nhất mẹ cần phải bổ sung canxi đầy đủ cho trẻ.
Nguồn canxi cung cấp cho bé lúc này là từ sữa mẹ. Do vậy, mẹ phải tăng cường thức ăn giàu canxi (cua, tôm, sữa, các loại đậu, trứng) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, cá thu….) và có thể uống thêm các sản phẩm bổ sung canxi. Nếu trẻ bú sữa ngoài, mẹ cần cho con tắm nắng thường xuyên hơn để con cung cấp lượng canxi.
Ngoài ra, lượng vitaminh D trong sữa mẹ cho bé chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Cho nên, khi mẹ và bé xuất viện về nhà, các bác sỹ thường kê cho bé uống bổ sung vitamin D, loại Aquaderim, mỗi ngày 1 – 2 giọt 5ml. Bé có thể uống thường xuyên loại bổ sung vitamin D đến năm 2 tuổi.
Khi mẹ định bổ sung lượng canxi, vitamin D cho mình và cho bé, dù có nghe ai mách, cũng nhất thiết phải hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.
Tham khảo thêm thông tin: Uống canxi corbiere có cần uống thêm vitamin D không
Nếu bố mẹ muốn khắc phục, hạn chế tình trạng đáng lo ngại thì nên đưa trẻ đi thăm khám khi thấy hiện tượng trẻ gồng mình cứng người và đỏ mặt khi ngủ của trẻ cứ tiếp diễn và đồng thời sức khỏe của bé bị giảm sút, sự phát triển bị chậm lại. Hi vọng chia sẻ của mình có ích cho các mẹ.[content_block id=645]
Tin liên quan: