Nhiều bà mẹ trẻ còn lạ lẫm khi nghe đến từ “mỏ ác” của trẻ sơ sinh. Trước tiên mẹ Rô xin nói, mỏ ác còn có tên gọi là thóp đầu, một bộ phận nằm trên đầu của trẻ. Đó là bộ phận mềm, phần xương chưa khép hoàn toàn của đỉnh đầu em bé sơ sinh. Và sau đây, mẹ ku Rô sẽ cùng chị em tìm hiểu cụ thể mỏ ác của trẻ sơ sinh là gì, những điều các bà mẹ nên biết. Hãy cùng tham khảo nhé. [content_block id=643]
Thóp đầu – mỏ ác là gì?
Mỏ ác- thóp đầu hay còn gọi là “cửa đình đầu” , là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hoàn toàn, nằm trên đỉnh đầu và bạn có thể sờ vào khi trẻ được vài tháng tuổi. Về cấu tạo, mỏ ác – thóp đầu có 2 phần là phần thóp trước và phần thóp sau. Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.
Mỏ ác phía trước của trẻ sơ sinh có kích thước trung bình khoảng 2,1cm. Những trẻ sinh non hay sinh đủ tháng đều có mỏ ác tương đương như vậy chứ không to hơn hay nhỏ hơn. Thóp trước thường thay đổi liên tục trong quá trình lớn lên của bé. Trong khi đó thì thóp sau hầu như khép hẳn lại ngay từ khi chào đời.
Mỏ ác có chức năng gì?
Tuy ít ai để ý nhưng nói về chức năng thì mỏ ác đóng vai trò rất quan trọng. Cả hệ thống thóp làm công việc bảo vệ não bộ của trẻ trước áp suất bên ngoài. Nếu không thì khi được sinh ra bé sẽ ngay lập tức bị ép chặt đầu lại thật nguy hiểm. Các khoảng hở đàn hồi giúp trẻ không bị đau và ngăn chặn việc chảy máu não, trong vùng mắt hay màng xương.
Trong giai đoạn từ khi sinh ra cho đến những ngày phát triển tiếp theo, trẻ rất dễ bị tổn thương, nhất là vùng đầu. Đặc biệt giai đoạn tập lẫy, tập bò thì lại càng hay bị ngã đập đầu. Do đó bộ phận mỏ ác – thóp đầu được ví như chiếc đệm đỡ bé khỏi những chấn thương nguy hiểm cho não bộ.
Sờ vào mỏ ác có ảnh hưởng gì không?
Nhìn chung thì việc sờ vào mỏ ác của trẻ sơ sinh không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên các bậc bố mẹ cần chú ý là không nên quá mạnh tay hoặc để cho tác động mạnh nào bên ngoài ảnh hưởng đến bộ phận này của con nhé. Bởi trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương, bạn có thể cho con đội mũ len khi cần thiết để hạn chế các rủi ro không mong muốn.
Thời điểm đóng thóp
Thông thường thì trẻ sinh được 3 tháng là có thể là thời điểm thóp đầu đóng kín. Thời gian trung bình chung của các bé để đóng thóp là 14 tháng tuổi. Sau khi bé đã được 2 tuổi thì hầu như thóp đã đóng tuyệt đối. Nếu muốn kiểm tra, bạn có thể sờ lên đỉnh đầu. Khi nào không thấy đoạn da mềm đó nữa thì nghĩa là thóp đã đóng.
Thóp đóng sớm, đóng muộn là gì?
Nếu so với thời điểm đóng thóp thông thường của trẻ sơ sinh, bé nào có thời gian đóng thóp quá sớm hoặc quá trễ cũng là điều không tốt. Đó thường là biểu hiện của bệnh lý nào đó mà bố mẹ cần quan tâm tìm hiểu để giải quyết kịp thời. Có thể nói thóp đầu là một nơi để bác sĩ có thể xem qua mà xác định cơ bản về tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ.
Thóp đầu đóng quá sớm thường có nguyên nhân là xương đầu trẻ bị cốt hóa hoặc não bị bệnh lý. Khi xương đỉnh đầu khép lại sớm thì có thể gây ảnh hưởng đến trí tuệ, thậm chí sức khỏe não bộ của bé. Có thể là do bẩm sinh hoặc ảnh hưởng của tia X quang khi người mẹ mang thai đi khám bằng cách này.
Trong khi đó, những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng thì lại đóng thóp trễ hơn so với các bạn cùng trang lứa. Điều đó chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa, hay tuyến giáp phát triển không bình thường. Thường là bị chậm hơn, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng sau này của bé.
Xem thêm: Cứt trâu ở trẻ em có ngứa không
Nhận biết tình trạng sức khỏe trẻ qua thóp
Với những trẻ phát triển bình thường thì thóp sẽ bằng phẳng. Nhưng khi bạn quan sát kĩ thì thấy đầu thóp phập phồng theo nhịp tim trẻ. Khi sờ lên đỉnh đầu của trẻ, chúng ta có thể cảm nhận được phần da mềm và hơi lõm xuống.
Dựa vào đặc điểm đó, bố mẹ có thể sờ hoặc nhìn để xem tình trạng sức khỏe của con mình có bình thường hay không. Nếu phát hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào như sau đây thì nên cho con đi khám bác sĩ:
– Thóp trước phồng lên trông đầy đặn khác thường. Điều này chứng tỏ nội sộ tăng áp lực, một trong những biểu hiện của viêm màng não, úng não thủy hoặc huyết áp.
– Nếu thóp trước lõm có thể quan sát được có thể trẻ đang thiếu nước do nôn hoặc tiêu chảy hay tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
Trẻ nhà bạn được phát hiện có thóp lõm hơn bình thường thậm chí lún sâu xuống thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu nước. Hãy bổ sung nước cho trẻ bằng cách thích hợp. Nếu bé đang ở giai đoạn bú sữa mẹ thì hãy cho bé bú nhiều hơn, người mẹ nên ăn uống thêm các món bổ dưỡng và cung cấp nước thật đầy đủ.
Còn trong những trường hợp trẻ có thóp nhô cao quá so với đỉnh đầu thì đôi khi đó là triệu chứng của áp lực hộp sọ tăng cao, hoặc nguy hiểm hơn là viêm màng não cấp tính. Cần phải đưa bé đi bệnh viện để kiểm tra ngay mẹ nhé.
Lưu ý: Mỗi khi trẻ khóc, thóp vẫn nhô lên. Đây là trường hợp bình thường, bố mẹ không nên lo lắng.
Tóm lại, mỏ ác là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là cần chăm sóc tỉ mỉ đối với trẻ sơ sinh. Những thông tin trên đây khá đầy đủ cho câu hỏi mỏ ác của trẻ sơ sinh là gì và những điều các bà mẹ nên biết, hi vọng có thể giúp bạn giải đáp được vấn đề cần biết.[content_block id=645]
Bài viết hay: