HomeChia Sẻ Kiến Thức

Trẻ đi tướt là gì?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Sức khỏe của trẻ luôn là vấn đề rất được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng, đặc biệt là đối với những trẻ sơ sinh, những bé còn rất nhỏ, khi sức đề kháng vẫn còn rất yêu chưa có tấm màng bảo vệ vững chắc để cơ thể tránh khỏi những căn bệnh từ môi trường xung quanh gây ra. Ngoài những căn bệnh do các tác nhân bên ngoài gây ra thì quá trình phát triển của trẻ trong những giai đoạn đầu cũng là nguyên nhân tạo ra những vấn đề ở trẻ, trong đó có thể nói đến hiện tượng đi tướt ở trẻ. Vậy trẻ đi tướt là gì? Làm sao để nhận biết trẻ đi tướt, nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề đi tướt ở trẻ nhỏ, hãy cùng mẹ ku Rô tìm hiểu qua bài viết sau đây.[content_block id=647]

Đi tướt là gì?

Đi tướt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn trẻ tập lẫy, bò và mọc răng. Hiện tượng đi tướt ở trẻ khá giống với hiện tượng viêm nhiễm đường ruột dẫn đến tiêu chảy ở trẻ. Mỗi ngày trẻ có thể đi từ 4 – 5 lần, Tuy nhiên, trong quá trình trẻ bị đi tướt, hoạt động ăn uống vẫn diễn ra bình thường, không có hiện tượng sốt hay quấy khóc. Phân có màu vàng ngả xanh, nhưng không có hiện tượng sống, nhầy và nhiều bọt khi bị tiêu chảy.

Nguyên nhân trẻ đi tướt

  • Diễn ra ở giai đoạn trẻ mọc răng, bởi vì ở giai đoạn này trẻ tiết ra nhiều nước bọt hơn, một loại enzym được phóng thích, khi trẻ nuốt vào sẽ có hiện tượng phản ứng ngược lại, và gây ra hiện tượng đi tướt ở trẻ.
  • Do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện. Khi lớn hơn, đường ruột bé sẽ làm việc ổn định hơn, phân sẽ đặc hơn và số lần đi ngoài cũng giảm.
  • Sữa pha đặc quá, loãng quá hoặc không tiệt trùng bình, cốc để pha sữa cho trẻ, không đảm bảo vệ sinh.
  • Đây là biểu hiện hết sức bình thường, nếu trẻ có hiện tượng quấy khóc, không chịu ăn uống, phân sống và loãng có thể do sữa hoặc thức ăn có vấn đề cần phải đem trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
  • Thực phẩm không hợp vệ sinh, bị ôi thiêu, sống, không được chế biến cẩn thận.
  • Cho trẻ ăn quá sớm những thức ăn khó tiêu, hay kết hợp các thực phẩm với nhau không phù hợp với nhau.
  • Do vi trùng, vi rút gây ra, chúng có thể từ những ổ ở họng, ở tai xuống gây bệnh ở ruột.
  • Cho ăn quá nhiều chất làm tổn thương hệ tiêu hóa trẻ.
  • Trẻ bị bệnh về đường ruột, đường tiêu hóa, chức năng tiêu hóa kém.

Cách khắc phục

  • Khi trẻ đi tướt, bạn không được để trẻ thiếu nước, bởi nước rất quan trọng cho trẻ nó chiếm tới 80% cơ thể.
  • Vệ sinh cho trẻ hằng ngày và sạch sẽ để tránh nhiễm bệnh.
  • Nếu trẻ đi tướt kéo dài mà không có biểu hiện gì khác thì bạn có thể cho trẻ uống men tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.
  • Pha sữa đúng độ ẩm tránh trường hợp sữa lạnh quá hoặc nóng quá.
  • Pha sữa đúng liều lượng với loại sữa và độ tuổi của trẻ.
  • Rửa và tiệt trùng sạch sẽ dụng cụ pha sữa bằng nước nóng trước khi cho trẻ sử dụng
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người dăng mắc bệnh về hô hấp, ho,…
  • Ngưng cho trẻ uống sữa trong vòng từ 1 – 2 ngày, cho trẻ uống nhiều đợt trong ngày nước đường, nước cà rốt nấu, những chất muối khoáng dành cho trẻ em.
  • Ở độ tuổi từ 5 – 6 tháng trở đi có thể cho trẻ ăn các thức ăn chống tiêu chảy như: chuối nghiền, khoai,… nếu trẻ có hiện tượng nôn ói nên cho bé ăn lạnh.
  • Nếu đã ăn kiêng mà trẻ vẫn không hết đi tướt,có hiện tượng sút cân và mất nước cần cho trẻ gặp ngay bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Lưu ý:

Chế độ ăn kiêng như trên không được kéo dài quá 2 ngày. Khi ăn trở lại bình thường, từ từ tăng lượng sữa cho trẻ, hoặc dùng các loại sữa phù hợp với bé.

Thực phẩm dành cho trẻ khi đi tướt

  • Nếu trẻ vẫn đang bú sữa mẹ thì bạn hãy tiếp tục cho trẻ bú bình thường. Còn đối với trẻ đã ăn dặm thì bạn chia thức ăn ra thành nhiều nhóm nhỏ cho trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ.
  • Khi trẻ đi tướt cần lựa những thực phẩm giúp cho phâm xơ cúng lại hơn như: chuối, gạo trắng, khoai lang, khoai tây, sữa chua, bánh mì, cà rốt.
  • Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc thường xuyên, trẻ có thể bị táo bón. Ngay khi phân đã bình thường trở lại, bạn nên tiếp tục chết độ dinh dưỡng phù hợp đầy dủ và cân bằng cho trẻ.

Thực phẩm nên kiêng

Có những thực phẩm sẽ khiến tình trạng trẻ trở nên xấu hơn, vì vậy bạn cần nên kiêng một số thực phẩm sau nếu trẻ đi tướt:

  • Những thực phẩm giàu chất xơ.
  • Những thực phẩm tanh: cá, ốc,…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa, ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua.
  • Các loại trái cây như: đào, lê, mận, mơ,…

Các trường hợp trẻ đi tướt

1. Trẻ đi tướt do mọc răng

Có thể khi bị mọc răng, bé phải dồn nhiều năng lượng vào việc mọc răng nên sức khỏe yếu, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Nếu bé bị đi tướt mãi không khỏi, mẹ nên thực hiện theo một số cách sau đây:

  • Mẹ không được để bé bị thiếu nước. Trong cơ thể của bé, nước chiếm tới 80%, bị tiêu chảy sẽ mất rất nhiều nước bởi phân loãng, nếu thiếu đi 500g nước, bé sẽ bị sụt cân ngay. Không đủ nước cung cấp cho cơ thể, bé bị mệt mỏi, buồn ngủ, rũ rượi, mặt tím tái.
  • Có một cách giúp mẹ biết được bé có thiếu nước hay không, hãy lấy ngón tay véo thật khẽ vào lớp da ở bụng của bé.  Nếu cơ thể thiếu nước thì lớp da đó sẽ nhô lên và vết nhăn sẽ được giữ nguyên thế.
  • Nếu cháu bị đi tướt nhiều lần, mẹ hãy hạn chế cho cháu bú sữa mà thay vào đó là nước đường có pha chút muối. Bạn cũng có thể ninh nước cà rốt nguyên vỏ cho bé uống, cà rốt là loại thực phẩm cực nóng, sẽ có tác dụng trong việc giảm thiểu việc đi ngoài của bé.
  • Mẹ có thể ra hiệu thuốc mua men tiêu hóa, về pha với nước ấm thành dung dịch cho trẻ uống. Men tiêu hóa có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể bé. Các loại men tiêu hóa như Lactamin, Lacteol fort, Enterogermina…
  • Bên cạnh đó, mẹ vẫn phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng ở chế độ ăn cho bé để bù lại phần dinh dưỡng đã mất. Các nhóm dinh dưỡng cần được đáp ứng là chất đạm, chất xơ, chất béo.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Đây cũng là khâu quan trọng nhé các mẹ.

2. Trẻ đi tướt lẫy

Các bé 2,3,4,5,6,7,8,9,10 tháng tuổi đi tướt có nhiều lý do trong đó đi tướt do biết lẫy, bò, .. cũng nguyên nhân mà các nên lưu tâm nhé.

Nếu Trẻ đi tướt lẫy, bò mà vẫn ăn ngoan, ngủ ngon, lên cân đều và không có dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe thì mẹ yên tâm. Tuy nhiên không phải bé nào cũng được như vậy. Một số trường hợp trẻ sơ sinh khi biết lẫy, biết bò bị đi tướt. Rối loạn tiêu hóa gây ra mà nguyên nhân chính là do hệ tiêu hóa của con làm việc chưa được ổn định.

Đồng thời, giai đoạn này nguồn thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ nên hiện tượng bé đi tướt 5-6 lần hoặc nhiều hơn trong ngày là điều bình thường. Điều mẹ cần lưu ý là màu sắc, chất phân của con. Trẻ sơ sinh đi tướt lẫy bình thường phân có màu vàng, hoa cà hoa cải và ít khi có mùi khẳm. Tuy nhiên, ở những bé mới sinh thì một vài ngày đầu phân của con có thể lẫn màu đen của phân su.

Đa số trẻ 2,3,4,5,6,7,8,9,10 tháng tuổi đi tướt, trẻ đi tướt lẫy, bò là do đường ruột bị nhiễm khuẩn bởi cách chế biến, dụng cụ đựng đồ ăn của con không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm để lâu ngày bị hỏng. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, con chỉ đi tướt vài ngày là khỏi. Nhưng nếu để nặng và có dấu hiệu tiêu chảy thì bé sẽ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày kèm theo các biểu hiện mất nước.

3. Trẻ đi tướt ra máu

  • Với trẻ bú mẹ dưới 2 tháng tuổi

Hệ tiêu hóa, đường ruột của trẻ ở giai đoạn còn khá yếu nên chưa hấp thụ được nhiều vitamin K và dễ bị đi ngoài ra máu. Nguyên nhân khác trẻ có nguy cơ bị viêm ruột non hoặc xoắn ruột dẫn đến máu có trong phân

  • Với trẻ trên 2 tháng, bú mẹ

Các nguyên nhân dưới đây các mẹ nen lưu tâm :

– Bé bị lồng ruột: Trường này vô cùng nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bé. Triệu chứng: bé đau bụng dữ dội, khóc thét, đi tiêu ra máu và đờm, nôn ói.

– Táo bón: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu hậu môn ở bé. Nếu mẹ nhận thấy bé đi phân cứng, ít và rặn nhiều, trong phân có lợn cợn máu thì có thể bé đang bị táo bón.

– Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn lị, E.Coli hoặc Salmonella.

– Dị ứng hoặc không hợp với loại sữa công thức mẹ cho uống thêm.

– Trẻ uống sữa bò, đậu nành: Một số trẻ bú công thức như sữa bò hoặc sữa đậu nành cũng có nguy cơ bị đi ngoài ra máu do trẻ bị dị ứng protein trong sữa bò, sữa đậu nành.

  • Với trẻ từ 2 – 6 tuổi

Nếu ở giai đoạn này mà trẻ đi ngoài có máu thì các mẹ nên lưu tâm đến các chứng bệnh sau :

– Bệnh kiết: Bệnh kiết do Amibe thường ít xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng mẹ cũng không nên chủ quan và bỏ qua triệu chứng của bệnh này. Trẻ bị kiết sẽ có hiện tượng đau bụng, đi tiêu khó, rặn mới ra, phân có máu, đờm, sốt nhẹ.

– Trẻ bị trĩ: Mặc dù trẻ nhỏ có nguy cơ bị trĩ thấp hơn so với người lớn nhưng một số bé vẫn bị bệnh này do táo bón nhiều lần. Bé sẽ khó đi và đau đớn, có máu tươi nhỏ giọt sau khi phân đã ra.

Ngoài ra, trẻ từ 2 – 6 tuổi rất dễ bị bệnh kiết do trực tràng. Trệu chứng như: nóng sốt, đau bụng, đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, trẻ cần phải được đưa đi bệnh viện và điều trị kịp thời nếu không dễ dẫn tới mất nước, rối loạn tiêu hóa, rối loạn điện giải.

  • Trẻ đi tướt ra do thực phẩm

Các mẹ sẽ hoảng hốt khi gặp trường hợp này, bé vẫn khỏe mạnh bình thường mà tự dưng đi ra máu. Các mẹ hãy nhớ kỹ bữa ăn trước đây có cho trẻ ăn các loại củ như : cà rốt, cà chua, ớt ngọt đỏ, củ cải đường , rau dền đỏ,… hay không. Những loại thực phẩm màu sắc đỏ này sẽ còn nguyên vẹn trong phân có bé.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết dành cho các bạn đọc về hiện tượng đi tướt ở trẻ, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ, cần nắm rõ và lưu ý để có những phương pháp hiệu quả tốt nhất dành cho bé nhà mình,nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ một cách an toàn sức khỏe cho bé.[content_block id=649]

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *