HomeChia Sẻ Kiến Thức

Có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Khi đến thời điểm nhất định các bà mẹ bỉm sữa chúng ta thường có thói quen đeo bao tay cho bé, Tuy nhiên, Có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh không vẫn là điều thắc mắc của nhiều chị em khi mà quá nhiều thông tin có thể khiến mẹ hoang mang, lo lắng không biết thực hư làm thế nào, đeo vào thời điểm nào cho đúng cách phù hợp với trẻ nhỏ.Các  mẹ đừng lo, Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các thông tin cần thiết để các mẹ tự tin chăm bé thật tốt nhé.[content_block id=639]

Công dụng của việc đeo bao tay cho trẻ sơ sinh

Đối với các bé, mũ, tất, bao tay là những vật dụng không thể thiếu, và thường được bố mẹ chuẩn bị sẵn trước khi trẻ chào đời, không khó để bắt gặp hình ảnh trẻ em được bảo vệ bởi bao tay bao, bao chân bất kể mùa đông lạnh giá hay mùa hè nóng nực.

Để lý giải điều này, đa phần mọi người cho rằng trẻ mới chào đời cơ thể rất yếu, lạnh và cần phải giữ nhiệt cho trẻ. Đặc biệt phần thóp đầu, lòng bàn tay, bàn chân là nơi thoát nhiệt nhiều nhất nên không thể không giữ ấm. Nghe thì có vẻ hợp lý nhưng nó có thực sự là cần thiết?

Chúng ta có thực sự cần đeo bao tay cho trẻ?

Tốt nhất mẹ chỉ nên đeo bao tay cho trẻ trong tháng đầu tiên thôi, kể từ tháng thứ hai nên “thả tự do” cho đôi bàn tay con, vừa an toàn, lại giúp con khám phá. Hoặc nếu bé sinh vào mùa rét, mẹ nên đeo bao tay. Khi đeo, bố mẹ phải thường xuyên thay bao tay, vớ chân, nên dùng chất liệu cotton mềm, cắt hết tất cả chỉ thừa mặt trong bao tay.

Theo như nghiên cứu, trẻ từ 0 tháng tuổi trở lên đã phát triển mạnh mẽ về xúc giác và các kỹ năng cầm, nắm đặc biệt. Nhưng việc đeo bao tay, bao chân cản trở điều này khiến trẻ chậm phát triển xúc giác hơn so với những trẻ khác, và nó không hề mang lại nhiều lợi ích như các mẹ vẫn tưởng.

Những lý do được đưa ra khi mang bao tay cho trẻ sơ sinh đó chính là sợ trẻ lạnh tay chân nên phải đeo, sợ trẻ tự cào mặt chảy máu nên phải đeo, và để trẻ không cho tay vào miệng nữa. Nhưng các mẹ biết không, khi bạn đeo bao tay vào cho trẻ sơ sinh nghĩa là bạn đã hạn chế sự phát triển của con cũng như có thể gây ra nguy cơ hoại tử ngón tay con. Việc đeo bao tay cho trẻ sơ sinh thường dễ bị tuột do bé rất hiếu động, các sợi dây chun mềm có thể dễ buộc chặt vào cổ tay của bé. Một số trường hợp trẻ sơ sinh phải vào viện do các sợi chỉ trong bao tay bị buộc chặt vào tay bé, gây tổn thương vĩnh viễn cho trẻ sơ sinh hết sức nguy hiểm.

Chỉ sau vài tháng sinh ra, hệ tuần hoàn của bé sẽ hoàn thiện hơn nên việc bố mẹ đeo bao tay, vớ chân cho trẻ là hoàn toàn không cần thiết. Bạn sợ con lạnh nên cho con mang bao tay, vớ chân? Chân tay là bộ phận ngoại vi của cơ thể, ở trẻ sơ sinh, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh, máu sẽ đến “tưới” ít hơn các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, não, thận… Thế nên nhiệt độ tay chân của bé sẽ thấp hơn nhiệt độ ở những cơ quan kể trên một chút. Không chỉ vậy, nhiều bé còn ra mồ hôi ở tay và chân nên sẽ làm mất nhiệt nhanh hơn, tay chân cũng từ đó càng lạnh đây là một việc hết sức bình thường ở trẻ.

Nhiệt độ từ 16 – 20 độ C là nhiệt độ lý tưởng của trẻ sơ sinh. Nhiệt độ như trên sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ chịu vì nó không lạnh quá và cũng không nóng quá.  Thường thì hiệt độ phòng  chỉ dao động từ 20 độ , nếu muốn biết trẻ lạnh hay nóng, chỉ cần kiểm tra lượng mồ hôi tiết ra trên cơ thể trẻ ở vùng lưng, cổ, bụng là được. Riêng tay chân trẻ bị lạnh cũng không cần thiết phải mang bao tay, và cũng không nên mặc quá nhiều quần áo để tránh nguy cơ đột tử cho trẻ.

Bạn lo rằng liệu con vận động không kiểm soát sẽ làm tổn thương mặt nên đeo bao tay cho trẻ, bạn không cần phải lo lắng, điều bạn nên làm là thường xuyên  cắt móng tay cho bé, một cách cẩn thận và đúng cách thì sẽ giảm thiểu được tình trạng này. Bé sơ sinh phần lớn thời gian là bú và ngủ, mỗi lần thức không lâu mà lại có mẹ bên cạnh chăm sóc nên mẹ đừng lo lắng quá. Bạn có thể cắt lúc bé ngủ, và tốt nhất là sau khi bé tắm, lúc đó móng tay còn mềm, mẹ chỉ cần dùng dụng cụ cắt móng tay chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, cắt theo đường vòng đầu ngón tay, một tay giữ chặt thịt đầu ngón cho xa khỏi khu vực cắt móng.

Giới thiệu đầm big size nini cho các mẹ sau sinh 🙂

Bạn sợ con cho tay vào miệng nên đeo bao tay cho con? 

Trẻ sơ sinh học và khám phá thế giới bằng đôi tay. Vào tháng đầu tiên, trẻ có xu hướng nắm chặt hai bàn tay lại nhưng đến tháng thứ 2, trẻ đã bắt đầu thả lỏng hai tay thường xuyên hơn, và đến tháng thứ 3, hai bàn tay sẽ được mở, thả lỏng hầu hết thời gian. Và đó cũng là lúc trẻ nhận ra đôi bàn tay của mình là món đồ chơi hết sức tuyệt vời. Chúng sẽ mân mê ngón tay, đưa tay lên nhìn, tự khám phá tay, hay thậm chí là cho vào miệng để mút. Vì vậy đeo bao tay là việc làm không cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh càng sớm được “giải phóng” khỏi bao tay, sẽ càng có khả năng nắm giữ, túm đồ vật xung quanh và phản xạ tay tốt hơn những bé đeo bao tay nhiều tháng. Thế nên, đeo bao tay cho con chính là cách bạn trói buộc bàn tay con, hạn chế để con khám phá, học hỏi và phát triển và thậm chí còn có thể khiến con bị hóc nếu lỡ bao tay bị tuột ra trong lúc con cho tay vào miệng.

Không chỉ vậy, đã từng có rất nhiều trường hợp trong nước và nước ngoài, trẻ sơ sinh đeo bao tay rồi bị những sợi chỉ thừa trong đường may của bao tay quấn vào ngón tay. Có bé được kịp thời phát hiện thì không sao, nhưng có bé lại đeo bao tay đến 3 – 4 ngày không thay, chỉ siết chặt vào ngón thì 70% là bị ngấn tròn trên vùng da tổn thương, thậm chí có bé bị hoại tử, phải cắt bớt 1 lóng tay hết sức nguy hiểm.

Tóm lại để đảm bảo an toàn cho bàn tay non nớt của trẻ, mẹ nên cân nhắc đến việc đeo bao tay cho trẻ. Ngoài trường hợp khi đi chơi ngoài trời, mẹ muốn bảo vệ đôi tay bé khỏi ánh nắng mặt trời, bụi bặm, vi khuẩn thì đeo , hoặc do thời tiết quá lạnh, còn không thì nên hạn chế sử dụng.

Các mẹ hãy tin rằng, kiến thức là nền tảng, nhưng để áp dụng cho bé yêu của mình thì mẹ cũng cần tin vào bản năng làm mẹ của mình nữa đấy. Mẹ hãy quan sát để thấu hiểu bé yêu của mình, không nên quá bảo thủ nhất nhất theo một phương pháp nào đó. Mẹ nên linh động lựa chọn phương pháp hoặc phương thức phù hợp với thể trạng của bé và điều kiện của mẹ.[content_block id=641]

Các bài viết bạn quan tâm:

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *