HomeChăm Sóc

Trẻ bị sốt chân lạnh tím tái có nên đi tất không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Trẻ sốt là chuyện bình thường, nhưng sốt mà đi kèm với triệu chứng chân lạnh tím tái thì luôn là một vấn đề bất thường đối với các ông bố bà mẹ. Khi trẻ mắc bệnh này, câu hỏi thường thấy nhất ở các bậc phụ huynh là liệu trẻ bị sốt chân lạnh tím tái có nên đi tất không? Cùng tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc đó nào.

tre-sot-chan-lanh-tim-tai-co-nen-di-tat
Trẻ bị sốt chân lạnh tím tái có nên đi tất không?

Bố mẹ có biết tại sao trẻ bị sốt nhưng chân vẫn lạnh tím tái không?

Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe thì việc sốt nhưng chân lạnh tím tái là do vận mạch ở trẻ bị rối loạn, hoặc do hệ miễn dịch trong cơ thể đang hoạt động để chống lại các virus gây bệnh. Trong trường hợp này, nếu nhiệt độ cơ thể trẻ lên đến 40 độ C thì phải nhanh chóng có các biện pháp xử lý hiệu quả. Tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như co giật, hôn mê, tổn thương não, thậm chí gây tử vong.

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt chân lạnh tím tái:

– Cơ thể trẻ ửng hồng hơn bình thường, nhất là môi và hai má.

– Sốt cao trong nhiều giờ và không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Chân tay lạnh tím tái, cơ thể trẻ rét run lên.

– Trẻ quấy khóc, bỏ bú và thường xuyên đổ mồ hôi trộm.

– Cuối cùng trẻ sẽ ngưng khóc, người lừ đừ chìm vào giấc ngủ mê.

Sốt đi kèm với triệu chứng chân lạnh tím tái có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

– Nhiễm siêu vi trùng gây bệnh cúm, tay chân miệng, thủy đậu hay sốt xuất huyết,…

– Trẻ có thể mắc bệnh lao.

– Trẻ nhiễm các vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh viêm tai giữa, viêm phế quản, nhiễm trùng máu, viêm phổi,…

Sốt chân lạnh tím tái cũng khá là nguy hiểm nên khi con có các triệu chứng như trên thì bố mẹ nên theo dõi kĩ hoặc đưa đến bác sĩ khám, đề phòng trẻ mắc phải các bệnh nguy hiểm nhé.

Khi trẻ sốt chân lạnh tím tái, liệu đi tất có đúng?

Khi chân tay trẻ lạnh tím tái, nhiều ông bố bà mẹ thường có chung suy nghĩ là cần phải ủ ấm cho con ngay. Nhưng đây hoàn toàn là một việc sai lầm, gây nhiều hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.

Mức độ lạnh tím tái ở chân trẻ tỉ lệ thuận với nhiệt độ cơ thể trẻ lúc sốt. Nên khi bố mẹ trùm chăn, đi tất, mặc ấm cho trẻ thì nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng, mà càng tăng thì tay chân càng lạnh tím tái, trẻ sẽ thấy rét run hơn nữa. Con cứ kêu lạnh thì bố mẹ càng đắp thêm chăn, cứ như vậy cho đến khi nhiệt độ cơ thể con vượt khỏi 39 độ C thì sẽ có các biểu hiện nguy hiểm như co giật, cơ thể tím tái, thậm chí dẫn đến tử vong.

Vậy nên khi trẻ bị sốt kèm với chân lạnh tím tái thì bố mẹ tuyệt đối đừng đi tất hay giữ ấm cơ thể trẻ bằng bất kì cách nào cả. Lúc này chỉ cần cố gắng hạ sốt cho con thì chân tay sẽ trở lại bình thường thôi. Trong quá trình hạ sốt thì nên cho trẻ ở nơi khô, thoáng mát nhưng không có gió quá mạnh.

Nếu nhiệt độ cơ thể vãn không hạ, hay hạ rồi nhưng tay chân vẫn còn lạnh tím tái thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị hợp lí.

Bố mẹ làm gì khi trẻ bị sốt chân lạnh tím tái?

Một số cách xử lý đơn giản mà bố mẹ nào cũng cần phải biết khi trẻ mắc bệnh này:

– Như đã nói trên, khi trẻ có dấu hiệu bị sốt chân lạnh tím tái thì bố mẹ không nên mặc đồ ấm, đi tất hay đắp chăn cho trẻ. Không những thế bố mẹ nên cởi bớt quần áo của trẻ, nới rộng cổ áo ra cho dễ thoát nhiệt.

– Đặt trẻ ở nơi thoáng mát, tránh những nơi có nhiều dị vật để đề phòng trường hợp trẻ lên cơn co giật mà đụng phải.

– Thường xuyên lau cơ thể của trẻ bằng khăn ấm, nhất là vùng nách và bẹn, đồng thời cho trẻ uống nhiều nước hơn cũng góp phần làm giảm thân nhiệt đấy bố mẹ ạ.

– Cho trẻ ăn các thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa.

– Bổ sung thêm vitamin C bằng cách uống nước cam thường xuyên trong suốt quá trình trẻ bị bệnh.

– Bố mẹ thường xuyên theo dõi tình hình của trẻ, sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi có những dấu hiệu bất thường hay nhiệt độ cơ thể lên quá cao thì nên nhanh chóng cho trẻ nhập viện, điều trị hiệu quả để không dẫn đến hậu quả xấu.

Một số lưu ý mà bố mẹ cần biết khi trẻ gặp tình trạng này

­- Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

– Không quá lạm dụng thuốc hạ sốt vì có thể làm nhờn thuốc ở trẻ.

– Khi trẻ bị sốt thì giấc ngủ, bữa ăn đầy đủ vẫn luôn là tốt nhất nhé bố mẹ.

– Nếu bố mẹ vẫn lau mát, cho trẻ uống thuốc hạ sốt thường xuyên nhưng bệnh  không những vẫn không thuyên giảm mà còn kèm theo các triệu chứng bất thường thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời

1 (20%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *