HomeChăm Sóc

Trẻ tiêm phòng sau bao lâu thì được tắm? Có lưu ý gì không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Trẻ tiêm phòng bao lâu thì được tắm? có lưu ý gì không? là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Tắm cho trẻ là tốt nhưng tắm vào thời điểm nào, cách tắm như thế nào là điều rất quan trọng. Mẹ ku rô sẽ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con trẻ sau tiêm phòng và giải đáp thắc mắc của bố mẹ, mời bố mẹ tham khảo nhé!

Co-nen-tam-cho-tre-sau-khi-tiem-phong
Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng

Không nên tắm sau khi tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng theo định kì sẽ giúp trẻ sơ sinh phòng ngừa được một số bệnh. Vì thế, bố mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng đúng thời gian quy định và nắm được những điều cần làm sau khi đi tiêm phòng về cho trẻ.

 Sau khi tiêm vì da của trẻ sơ sinh mỏng và yếu nên khi tiêm xong sẽ để lại một lỗ nhỏ, nếu để tiếp xúc với nước sẽ gây sưng tấy, nổi đỏ và gây nhiễm trùng. Chính vì thế, sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh bố mẹ nên tránh phạm vào vị trí tiêm của con bao gồm cả việc tắm rửa.

Sau khi tiêm phòng về trẻ sơ sinh sẽ bị sốt nhẹ nếu để cơ thể bị đụng nước sẽ làm cho bé bị mệt, ốm. Vì vậy, để vệ sinh cơ thể cho bé giúp bé hạ sốt các mẹ nên lấy khăn ấm lau nhẹ người cho bé. Hiện tượng trẻ sốt hay không còn phụ thuộc vào loại vacxin và hệ miễn dịch cũng như sức khỏe của mỗi bé. Có bé sẽ không bị sốt hoặc bé thì vài tiếng hoặc vài ngày sau mới phát sốt. Nên các mẹ nhớ kiêng tắm cho bé.

Sau tiêm phòng bao lâu mới tắm được

Theo các bác sĩ, sau khi trẻ sơ sinh mới tiêm phòng không nên tắm gội, tốt nhất sau 1-2 ngày mới nên tắm cho trẻ. Các mẹ có thể dùng khăn ấm để lau cơ thể cho con hoặc sau 1 ngày nếu bé khỏe mình bình thường thì mới tắm cho bé, lưu ý tắm gội nhanh cho bé bằng nước ấm, không nên tắm lâu sẽ làm bé bị ốm.

Không nên tắm cho trẻ vào buổi sáng hoặc buổi tối, khuya vì khoảng thời gian này nhiệt độ thấp sẽ dễ làm bé bị cảm lạnh. Bố mẹ nên tắm cho bé trong khoảng thời gian 9h sáng đến 16h chiều. Sau khi tắm không nên cho trẻ ăn liền vì có thể sẽ gây nôn trớ, tốt nhất một tiếng sau khi tắm mẹ mới nên cho bé ăn để bé hấp thụ tốt nhất.

Một vài lưu ý sau khi đi tiêm phòng cho trẻ

Sau khi đi tiêm phòng, cơ thể của bé sẽ cảm thấy mệt và khó chịu. Bé hay quấy và khó ngủ nên bố mẹ hãy chú ý đến bé nhiều hơn. Tạo cho bé cảm giác an toàn và được yêu thương, cưng nựng và trò chuyện với bé để bé được thấy thoải mái.

Đối với trẻ sơ sinh, sau khi đi tiêm phòng về nên cho bú sữa mẹ đầy đủ. Còn trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước hoa quả để làm mát cơ thể cho bé. Giúp giảm sốt nhanh hơn cho con trẻ.

Nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ cao hơn bình thường nên các mẹ cởi bỏ bớt áo ngoài cho bé. Mặc cho bé những bộ đồ mòng, thấm mồ hôi, không bưng bít nhưng phải đảm bảo không làm lạnh cơ thể bé.

Khi trẻ sốt cao cơ thể sẽ mất nước và rối loạn chất điện giải trong cơ thể nên cần băng lại bằng cách cho trẻ uống thuốc có tác dụng bù nước như oresol, cháo muối nấu loãng…

Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh cần cho bé bú sữa mẹ đầy đủ, còn trẻ có thể ăn dặm thì nên cho trẻ ăn thêm cháo loãng

Tại vị trí tiêm phòng sẽ sưng tấy và nổi đỏ vì da trẻ sơ sinh còn non nên để giảm sưng tấy vị trí tiêm bố mẹ nên chườm lạnh vào vị trí tiêm để giảm sưng tấy cho trẻ, giúp trẻ bớt đau hơn. Nếu rơi vào trường hợp viêm nhiễm hay lóe chỗ tiêm bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để xử lí kịp thời.

Có một vài trường hợp trẻ bị dị ứng với Vacxin nên trên cơ thể sẽ xuất hiện những nốt đỏ hay phát ban khắp người. Các mẹ cần đưa con đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu theo dõi trẻ sơ sinh gặp tình trạng toàn thân tím tái, bỏ bú, sốt liên tục trên 39 độ  và co giật đây là trường hợp nguy hiểm nên cần đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời, để lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng con trẻ.

Có nên đắp khoai tây hoặc chanh để giảm sốt cho trẻ?

Các bà mẹ thường truyền tai nhau kinh nghiệm dân gian để giảm sốt cho trẻ sơ sinh bằng cách đắp lát khoai tây mỏng, hoặc vắt nước chanh lên vị trí tiêm để giảm sốt và sưng tấy nhưng các chuyên gia y tế chăm sóc sức khỏe trẻ em cho biết không nên áp dụng phương pháp này để giảm sốt vì biện pháp này có nguy cơ gây viêm và nhiễm khuẩn lên vết tiêm.

Nếu đã sử dụng các biện pháp hạ sốt mà trẻ sơ sinh không giảm bớt thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Hi vọng qua bài viết Trẻ tiêm phòng sau bao lâu mới được tắm? có lưu ý gì không? trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc con trẻ sau khi đi tiêm phòng về. Các mẹ nhớ theo dõi các bài viết khác của Mẹ ku rô nhé.

 

Rate this post

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *