HomeChia Sẻ Kiến Thức

Trộm vía có nghĩa là gì?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Từ bao đời nay, người miền Bắc vẫn hay quen thuộc với câu thành  ngữ cửa miệng như “trộm vía”  mà những người ở nơi khác không phải ai cũng hiểu rõ được hết ý nghĩa thực sự của câu thành ngữ này. Ông bà thì luôn dạy con cháu phải kiêng cữ, không được khen em bé xinh xắn bụ bẫm , hay hoạt bát mà thường nói câu “trộm vía” trước khi muốn khen hay nói gì đó với trẻ nhỏ, vậy  “trộm vía” có nghĩa là gì? Chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn trộm vía có nghĩa là gì và thấy được sự phong phú đa dạng trong  ngôn ngữ nói của Việt Nam nhé.

Tin liên quan :

Trộm vía có nghĩa là gì

Trộm vía là một tính từ chỉ tính chất, được sử dụng để khen những đứa trẻ đáng yêu, là một  tổ hợp dùng chêm vào trong câu, biểu thị ý khiêm nhường rằng việc làm của mình vốn là chưa được phép của người nào đó, mà mình muốn tỏ ý kính nể, thường đặt ở đầu câu khi khen một đứa trẻ để tránh cho lời khen khỏi trở thành điềm gở khi nói “trộm vía”. Ví dụ như: “trộm vía, con bé trông bụ quá!” còn trong Nam, mỗi khi muốn khen em bé nào xinh xắn, bụ bẫm, đáng yêu thì thường nói là em bé nhìn thấy “ghét” quá….

Đây là một từ khá phổ biến của người miền Bắc. Họ quen nói “trộm vía” là vì người xưa quan niệm nam có ba hồn bảy vía còn nữ có ba hồn chín vía. Vía ở đây là năng lượng tinh thần và mà nhờ năng lượng đó mà con người ta có thể sống được một cách khỏe mạnh. Khi con người bị đau yếu thì người ta tin có một vía nào đó bị phạm, nó có thể phạm theo nhiều cách nhưng người Việt tin rằng những tác động bên ngoài vào mắt, mũi miệng lưỡi thì khiến cho vía bị lay động và có thể dẫn tới bệnh tật nên người ta hay nói “trộm vía” coi như một lời xin phép với thần linh. Cái xin đó về mặt tín ngưỡng là xin thần thánh  cho trẻ luôn mạnh khỏe và người ta cũng quan niệm như một lời xin đối với gia chủ.

Ta hay gọi là trộm vía, chứ không phải trộm hồn là vì “hồn vía” là cách đọc cổ xưa của hai chữ HỒN PHÁCH trong cổ Hán ngữ. Hồn là phần tinh thần thiêng liêng của con người. Phách là phần tinh khí trong con người. Từ “phách” cổ ngữ chuyển âm sang tiếng Việt cổ là “vía”. Vậy “vía” mới liên quan đến khí chất, thể chất nên người ta nói trộm vía chứ không nói trộm hồn. Đặc biệt, nói trộm hồn là nói trước người đã mất chứ không phải nói trước trẻ em.

Vì sao miền Bắc hay nói từ trộm vía, nó có ý nghĩa gì?

Theo quan niệm dân gian, “trộm vía” là lời mở đầu khi nói lời khen sức khỏe trẻ nhỏ để tránh cho lời khen khỏi chạm vía và thành điềm gở.  “ Trộm vía bé ngoan quá”, “xinh quá…” Như một thói quen trong giao tiếp hằng ngày của người miền Bắc, những thành ngữ này đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi, phổ biến .

Đấy là cách nói của các cụ ngày xưa theo kiểu “có kiêng có lành” . Đối với trẻ nhỏ, người xưa quan niệm vía trẻ con còn yếu, cần bảo vệ, giữ gìn nên trước khi khen trẻ nhỏ, phải xin phép các vía trước.  Đây cũng coi như là một lời xin phép hay ngộ nhỡ có ai đó khen bé mà vía của người đó dữ dằn chẳng hạn sẽ át vía của bé làm cho bé không ngoan nữa. Từ “trộm vía” còn thường sử dụng để nói về các bé nhỏ còn đang bú, khi mình khen bé, phòng hờ trường hợp sau đó bé trở nên quấy khóc.

Hoặc là có ai độc mồm độc miệng ,khen trẻ  làm cho nó bị thất hồn bạt vía ,đêm về  hay quấy khóc  nên người ta nói “trộm vía” . Nếu gặp phải ai đó mà sát vía ,nói quở quanh đứa trẻ , nó sẽ bị hoảng loạn tâm tính ,đêm về giật mình thon thót ,vậy nên có khen thì cũng khen trộm cái vía của trẻ đó thôi ! Tuyệt đối khi đến thăm nhà có trẻ nhỏ  phải biết ý . Không khen bé béo mập, xinh đẹp vì như vậy bị gọi là quở và gia chủ rất không vui.

Có người thì  giải thích  là do ma quỉ hay ghen ghét với con người nên thường hay đến quấy phá những đứa trẻ xinh đẹp hay ngoan ngoãn. Chả thế mà ta thấy nhiều người bôi lọ lem vào mặt con khi ngủ để thần linh hay ma quỉ chê, khỏi bắt vía đi. Tương tự như thế, ở nông thôn miền Bắc xưa có thói quen đặt tên con thật xấu để ma quỉ đỡ nhòm ngó, họ quan niệm rằng thế mới dễ nuôi, và lâu dần “trộm vía” được mọi người nói thành thói quen, khen em bé nào cung nói “trộm vía”, không thì sợ bố mẹ nó phật lòng hoặc lo lắng vì sợ ma quỉ nghe thấy đến bắt con mình.

Thật khó để diễn tả hết hàm ý của từ “trộm vía”, nhưng hình như nó luôn gắn liền trên miệng các bà mẹ, các em  bé  và cả người đi thăm họ nữa. Hóa ra chỉ 1 từ “trộm vía” vậy thôi mà có hẳn một sự tích ở đằng sau. Chúng ta nên biết rằng thực ra không cần quá lo lắng, những thành ngữ này không có ảnh hưởng hay tác hại gì mà ngược lại, nó còn tạo ra sắc thái về mặt văn hóa của người Việt nói chung và người miền Bắc nói riêng, trở thành một câu nói vui và dễ thương cho cả người nói lẫn người nghe.

Xem thêm :

3.5 (70%) 2 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *