Nhũ nhi là tên gọi cho trẻ em vào giai đoạn đầu đời sau giai đoạn sơ sinh, được xác định từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi. Trong thời kỳ này, nhu cầu sinh lý phát triển của trẻ rất cao nhưng các bộ máy của cơ thể và chức năng sinh lý vẫn chưa được hoàn thiện tốt. Đây là giai đoạn mà chúng ta phải đặc biệt chú ý đến sức khỏe và cách chăm sóc trẻ.[content_block id=643]
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhũ nhi
Chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời, thật không hề dễ dàng, nhất là với những người lần đầu tiên làm mẹ bởi có rất nhiều điều phải lo toan từ tư thế bế đúng cách, vệ sinh cuống rốn an toàn, tắm cho bé, dỗ dành những cơn khóc đầu đời… Đặc biệt là chăm lo về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, bởi tuy cơ thể của bé còn nhỏ nhưng nhu cầu dinh dưỡng tính theo kg cân nặng lại rất cao, đặc biệt là vi chất dinh dưỡng để giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh. Ưu tiên hàng đầu trong việc cung cấp chế độ dinh dưỡng cho bé chính là sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé khỏe mạnh và phát triển.
Trong những ngày đầu tiên, dạ dày của bé rất nhỏ, có thể bú trung bình 30ml sữa một lần bởi kích thước dạ dày của bé lúc này cỡ một quả chanh và bé sẽ bú nhiều lần, từ 8 – 12 lần một ngày. Vì thế, mẹ hãy cho bé bú ngay khi bé “đòi”, vừa giúp con nhận đủ dưỡng chất, vừa giúp “gọi sữa” về với mẹ. Sau đấy, dạ dày của bé sẽ tăng dần kích thước và lượng sữa bé bú được mỗi lần cũng tăng theo, lúc này lượng bú cữ sẽ giảm theo.
Với những bé ở giai đoạn đầu của thời kì nhũ nhi, chúng ta chỉ nên cho trẻ bú mẹ, dần dần, chúng ta có thể cho trẻ ăn dặm. Chúng ta chỉ cho trẻ ăn hoa quả khi bắt đầu ăn dặm, sau đó, cho ăn bổ sung tăng dần về số lượng và độ đặc. Mỗi khi thử một thức ăn mới thì phải vừa cho ăn vừa nghe ngóng xem bé có bị chướng bụng, tiêu chảy hay dị ứng không để điều chỉnh. Sau 8 – 9 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn tanh vì loại thức ăn này dễ gây dị ứng và tiêu chảy. Nên vừa cho ăn vừa để ý theo dõi phản ứng cơ thể bé.
Các nhà dinh dưỡng khuyên rằng: bữa ăn của bé phải đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: bột – đường, đạm, béo, vitamin và khoáng. Vì vậy, tốt nhất vẫn là bột mặn với bột, thịt cá, rau, dầu ăn… Trong đó, lượng đạm bé cần mỗi ngày là 4 – 4,5 g/kg thể trọng, lượng dầu mỡ cũng tương tự như vậy, trong đó 50% là mỡ thực vật. Lượng bột phải cao gấp 4 lần.
Trong năm đầu, việc nuôi trẻ có một mâu thuẫn: trẻ cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển trong khi hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi không khéo sẽ gây tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng và còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh và đừng vì sốt ruột mà cho ăn quá bổ dưỡng. Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn ngày vài lạng thịt và ngạc nhiên thấy bé ngày càng còi cọc, đó là do khẩu phần quá nhiều đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn, gây phân sống, tiêu chảy, càng nuôi càng chậm lớn.
Hiện nay, sữa bột và bột ăn liền xuất hiện tràn lan trên thị trường. Các bậc cha mẹ bận bịu với công việc không có đủ thời gian chăm sóc con nên thường cho con dùng sớm và ít chú ý đến nguồn gốc xuất xứ. Thật ra, điều này không tốt.
Chúng ta chỉ nên dùng bột ăn liền khi đi picnic hoặc không có điều kiện nấu nướng, còn hằng ngày mẹ nên chịu khó nấu cho con ăn. Một bát bột tươi sẽ có đủ dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng hơn là loại chế biến sẵn. Tuyệt đối không để bát bột có màu trắng mà phải tô màu cho nó: màu xanh của rau, vàng của trứng, tôm, cà rốt, nâu sẫm của thịt…
Tham khảo: Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì
Một số bệnh lí thường gặp ở trẻ nhũ nhi:
- Tiêu chảy: Trẻ thường bị tiêu chảy vào thời điểm bắt đầu cho ăn dặm, vì hệ tiêu hóa còn yếu.
- Viêm đường hô hấp: Trẻ đã bắt đầu tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm ở bên ngoài. Khi thời tiết khí hậu biến đổi, tạo cơ hội lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus tiến triển dẫn tới nguy hại cho sức khỏe trẻ nhỏ người. đặc biệt đối với trẻ nhũ nhi – khi sức đề kháng chưa thể phát triển hoàn toàn thì một vài bệnh chứng về đường hô hấp, tai mũi họng luôn luôn là nỗi trăn trở nhiều của gia đình.
- Bệnh về máu: tan máu do thiếu vitamin K vào thời điểm từ 40 – 45 ngày tuổi, thiếu máu ở thời điểm giảm cho bú mẹ và ăn sam hay ăn dặm khi trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi. Trong thời kỳ này, nếu không được tiêm chủng phòng bệnh; từ tháng thứ 2 – 3 trẻ dễ mắc bệnh ho gà;
- Bệnh phổi mô kẽ ở trẻ do các rối loạn đã biết nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên nhân. Khoảng 8 đến 10% do nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng. 13% yếu tố môi trường như bụi hữu cơ, vô cơ, hơi hóa chất, khí oxy, chlorine, nitrogen ioxide, manoniac, phóng xạ. Các loại thuốc cũng có thể gây bệnh này như thuốc khoáng penicillamine, nitrofurantoin, muối vàng.
Ngoài ra, trẻ con bị những bệnh thường hay gặp và lây nhiễm như sởi, cảm cúm… Vì thế, mẹ cần phải chú ý và đảm bảo an toàn cho con cũng như kiểm tra sức khỏe con thường xuyên.
Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc trẻ nhũ nhi
Trong thời kỳ nhũ nhi, trẻ rất yếu và cần được bảo vệ cũng như cung cấp đủ dưỡng chất cho sự tồn tại và phát triển của mình. Chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ cho đến khi tròn 4 tháng tuổi, nếu mẹ đủ sữa thì trẻ có thể lớn và tăng cân gấp đôi so với lúc mới sinh, tương ứng khoảng 6kg.
Khi không có sữa mẹ, có thể nuôi dưỡng trẻ bằng sữa động thực vật. Tuy nhiên, điều này không quá tốt cho trẻ bởi hàm lượng chất dinh dương Nên nhớ rằng các loại bột ngũ cốc không đáp ứng được nhu cầu của trẻ trong giai đoạn này, nhất là bột gạo; trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nặng và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Đối với các loại sữa đã nêu ở trên, tốt nhất là nên dùng sữa tươi hay sữa bột bảo đảm vệ sinh; sữa đặc có đường không phải là nguồn thức ăn thích hợp cho trẻ.
Ở nước ta, nhiều người mẹ thường mắc phải sai lầm là cho trẻ nhũ nhi trong năm đầu tiên ăn sam hay ăn dặm quá sớm trước 4 tháng tuổi nên trẻ chưa có khả năng hấp thu được và thường bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Nếu ăn sam hay ăn dặm quá muộn và thức ăn chỉ có nước cháo, mắm muối, bột ngọt thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất do người mẹ kiêng cữ ít cho trẻ ăn trứng, mỡ và rau xanh.
Nên nhớ rằng trứng là một loại chất đạm cao cấp đứng hàng thứ hai sau sữa có đầy đủ các axít amin rất cần cho nhu cầu phát triển của trẻ; chất mỡ sẽ cho nhiều calo hơn chất đạm, không có chất mỡ thì một số loại vitamin như vitamin A, vitamin D đều không được hấp thu vào cơ thể; các yếu tố vi lượng cần cho sự chuyển hóa như: sắt, kẽm, đồng… đều có trong những loại thức ăn như rau quả rất cần thiết cho cơ thể phát triển.
Một vấn đề cũng khá quan trọng để phòng bệnh cho trẻ trong thời kỳ nhũ nhi là thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin bảo vệ theo khuyến cáo và hướng dẫn của ngành y tế dự phòng.
Cơ thể của trẻ nhũ nhi còn rất non yếu, chính vì thế, muỗi và vi khuẩn dễ xâm nhập và gây ra các bệnh lí cho trẻ. Chúng ta cần dọn dẹp môi trường xung quanh sạch sẽ, cho trẻ ngủ mùng, thực hiện ăn chín uống sôi, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho trẻ bằng việc quan sát chế độ ăn, chế độ ngủ và sự phát triển bình thường của trẻ. Đây chính là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ trong thời kì nhũ nhi.[content_block id=645]
Bài viết hay mẹ quan tâm: