HomeChăm Sóc

Bé ăn cơm nát với gì? Mấy tháng thì ăn được?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Sau giai đoạn ăn dặm, khi bé đã bắt đầu mọc răng và cứng cáp hơn các mẹ thường cho bé chuyển sang ăn cơm nát với một số thức ăn mềm dễ tiêu hóa. Băn khoăn của nhiều mẹ lúc này là nên cho bé ăn cơm nát với gì, mấy tháng thì ăn được để vừa đảm bảo tốt cho hệ tiêu hóa của bé lại vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng bé cần mà không gây ngán! Và câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài chia sẻ sau đây.[content_block id=639]

Vì sao nên thay đổi thức ăn cho bé từ bột, cháo sang ăn cơm?

Khi bé còn nhỏ, ngoài sữa mẹ thì thức ăn dặm như bột, cháo là hai nguồn chính cung cấp chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên khi hệ tiêu hóa của bé phát triển cứng cáp hơn, bé lớn nhanh hơn đồng nghĩa với nhu cầu về năng lượng của bé cũng tăng cao, lúc này cả sữa mẹ và các loại thức ăn dặm cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà bé cần. Nhu cầu chuyển sang ăn cơm là tất yếu.

Khi trẻ đã mọc đủ răng, nếu không cho trẻ tập ăn nhai thì sẽ không tạo được cảm giác ngon miệng, có thể dẫn đến biếng ăn, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của cơ thể. Mặt khác, khi nhai, răng cửa và răng hàm hoạt động để cắt và nghiền thức ăn nên các cơ hàm cùng làm việc giúp hai hàm răng khít lại để cắt và nghiền thức ăn có hiệu quả.

Hơn nữa cơm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho bé. Cơm rất giàu chất xơ và tinh bột, kích thích các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, có lợi cho tiêu hóa.

Vì vậy, đến một thời điểm thích hợp bé không thể ăn sữa, ăn bột mãi được. Dù muốn hay không thì bé vẫn phải ăn cơm để phát triển đầy đủ, khỏe mạnh.

Bé mấy tháng thì có thể bắt đầu ăn cơm nát?

Đối với trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi các cử động cắn nhai xuất hiện cùng với sự xuất hiện mọc răng sữa. Từ 20 – 30 tháng trẻ bắt đầu mọc răng nanh, rồi răng hàm thứ nhất và thứ hai. Thời điểm thích hợp nhất để trẻ bắt đầu tập ăn cơm là khi mọc đủ răng hàm. Trước đó, răng sữa của trẻ chưa hoàn thiện, chỉ thích hợp cắn xé thức ăn, chưa thể nghiền nát thức ăn. Ăn cơm quá sớm vào thời điểm này sẽ làm bé nuốt trọng, từ đó không tiêu hóa được lượng tinh bột trong cơm, gây hại cho cơ thể. Vậy chỉ cho trẻ ăn cơm nát khi trẻ được 2 tuổi là thích hợp nhất vì lúc này trẻ đã qua giai đoạn ăn cháo, đã biết cắn nhai nghiền nát thức ăn trước khi xuống dạ dày.

Nên cho bé ăn cơm nát với gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra 4 nhóm chất cần thiết trong một bữa ăn của bé bao gồm:

– Tinh bột (Carbohydrate): Chức năng quan trọng nhất của đường bột là cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Ngoài ra, chất này còn tham gia vào việc cấu tạo tế bào và mô, hình thành và phát triển tế bào não và giúp điều hòa các hoạt động cơ thể. Chất đường bột được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc, gạo, mì, bánh mì, rau củ…

– Đạm: Đạm là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, hình thành và phát triển cơ, xương, răng cứng cáp. Đây còn là nguyên liệu chính tạo nên dịch tiêu hóa, các men, hormone giúp điều hòa hoạt động cơ thể, tạo ra kháng thể phòng chống bệnh tật. Nguồn bổ sung đạm đến từ thịt, cá, trứng, sữa và các chế phầm từ sữa, tôm, cua, đậu…

– Chất béo: Chất béo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển tế bào não và hệ thần kinh của trẻ. Chất béo còn giúp cơ thể dự trữ năng lượng dưới dạng mô mỡ và tăng cường hấp thu vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. Ngoài ra, cùng một khối lượng tiêu thụ nhưng chất béo sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều hơn. Bạn hãy tận dụng nguồn chất béo tốt từ cá (đặc biệt là mỡ cá), dầu và bơ thực vật… cho trẻ.

– Vitamin và khoáng chất: nhóm thực phẩm này không cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tổng hợp dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Thiếu nhóm chất này sẽ gây cho cơ thể tình trạng kém phát triển và vận hành khó khăn, tựa như xe thiếu nhớt.

Đặc biệt, trẻ ở những giai đoạn đầu đời cần nhiều chất béo, carbohydrate và protein để phát triển não bộ. Do đó, bạn cần cung cấp đầy đủ cho trẻ, ngay cả chất béo không tốt từ mỡ động vật, nhưng lưu ý liều lượng ít hơn so với các loại chất béo tốt.

Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm thuộc 4 nhóm như trên để chế biến cho bữa ăn của trẻ. Mẹ lưu ý rằng ở lứa tuổi này trẻ đã mọc răng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện răng, luyện cơ nhai. Do vậy không cần thiết phải cho mọi thức ăn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, băm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa, nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa của bé phát triển.

Bữa cơm cho trẻ cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, lựa chọn những món bé thích và chế biến phù hợp. Thực phẩm nhóm chất đạm cần mềm, thái miếng nhỏ. Thực phẩm nhóm rau cần mềm, màu sắc đẹp, giàu chất xơ, giàu vitamin. Thực phẩm nhóm béo chọn lựa theo sở thích của trẻ, theo điều kiện kinh tế gia đình. Khi trẻ ăn cơm, cần linh hoạt, uyển chuyển sử dụng đầy đủ chất béo trong chế biến các món ăn, đáp ứng được nhu cầu rất lớn của trẻ trong những năm đầu đời.

Mách nhỏ cho mẹ một số mẹo khi cho bé tập ăn cơm

Thức ăn phải phù hợp với sức nhai của bé. Vì vậy hãy tập cho trẻ tuần tự. Các giai đoạn ăn của bé là ăn bột, ăn cháo nhuyễn, ăn cháo đặc, ăn cơm nát, ăn cơm hạt bình thường như người lớn. Vậy nên trước tiên, tập cho bé ăn cơm nát để bé thích nghi dần. Nên cho bé  ăn từ ít đến nhiều, từ nhão đến bình thường, từ nhỏ đến lớn.

Cơm cho trẻ chuẩn bị ăn cơm phải mềm hơn cơm người lớn. Khi nấu cơm bình thường của người lớn, có thể chọn ra một  phần dùng muỗng đánh nhẹ làm cho vỡ hạt cơm ra rồi đem chưng trong nồi cơm một lần nữa.

Trước các bữa ăn, không được cho bé ăn bánh kẹo, uống sữa… Ðường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ăn cơm hay các thức ăn khác. Mẹ cũng không nên ép bé ăn quá nhiều cơm trong một bữa.

Mẹ nên khéo léo trang trí các món ăn đẹp, bắt mắt theo các họa tiết mà bé yêu thích để tạo sự tò mò cho bé khi thưởng thức các món ăn với cơm.

Không nên cho bé ăn mãi một món mà nên thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng. Nếu bé không thích ăn thì nên đổi món, tìm cách chế biến khác.

Đừng tỏ ra căng thẳng hay la mắng bé khi bé không muốn ăn cơm như vậy sẽ tạo tâm lý sợ hãi cho bé mỗi khi tới bữa khiến bé càng thêm biếng ăn. Nếu bé không thích ăn cơm, mẹ có thể cho bé ăn các món khác cơm nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Ví dụ bé thích ăn mì gói thì có thể thêm chả, trứng, xúc xích để đảm bảo chất đạm, sau đó cho trẻ ăn thêm rau, trái cây. Mẹ cần kiên trì dỗ trẻ ăn một ít cơm trước rồi mới cho trẻ ăn món trẻ thích sau để duy trì thói quen ăn cơm.

Ngoài các bữa chính với cơm, mẹ cần cho trẻ ăn thêm các bữa phụ, có thể là các loại thực phẩm: khoai lang, khoai tây, ngô, chuối hay bánh, cháo, phở, bún, súp, sữa…

>> Thông tin dành cho mẹ bầu tại >> https://mautu.net/sau-khi-sinh-lam-the-nao-de-an-ngon-mieng/

Chọn thời điểm thích hợp để cho trẻ tập ăn cơm và bổ sung dinh dưỡng gì cho trẻ trong quá trình ăn cơm là những vấn đề quan trọng mẹ cần biết và ghi nhớ. Một chế độ ăn uống tốt, đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp cơ thể và não bộ bé yêu của bạn phát triển toàn diện.[content_block id=641]

3.5 (70%) 2 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *