HomeChăm Sóc

Trẻ ăn dặm có nên cho gia vị?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Đến một độ tuổi nhất định, tất cả các bà mẹ đều cho bé ăn dặm. Ăn dặm đúng cách được coi là một sự khởi đầu tốt đẹp cho việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Bởi khi trẻ lớn lên, trẻ cần dung nạp nhiều năng lượng hơn để hoạt động. Lượng sữa mà mẹ cung cấp cho bé không còn đủ và ở một cữ nhất định. Nhưng liệu trẻ ăn dặm có nên cho gia vị? Muốn biết câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

tre-an-dam-co-nen-cho-gia-vi
Trẻ ăn dặm có nên cho gia vị?

Khi nào bé có thể ăn dặm?

Đây có thể được xem là thông tin được nhiều bà mẹ truy tìm nhất khi có con nhỏ đang trong độ tuổi bắt đầu tập ăn dặm. Có nhiều trường hợp vì mẹ nôn nóng cho bé ăn quá sớm, hoặc vì thấy con mình quá nhẹ cân, không hấp thu hết chất dinh dưỡng nên đã tập ăn dặm dù bé chưa đủ 6 tháng. Đây là một sai lầm nghiêm trọng đấy các mẹ nhé.

Mẹ biết không, nếu bé chưa đủ 6 tháng hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển đủ để xử lý và dung nạp những nguồn thức ăn mới mẻ, nếu mẹ cố gắng cho bé ăn sớm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé sau này.

Ngược lại, các mẹ cũng lưu ý không được cho con ăn quá trễ, điều này có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở bé, do giai đoạn này bé cần nhiều nguồn dinh dưỡng phong phú để đáp ứng cho các nhu cầu phát triển thể chất của mình. Do đó, thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn bột vị ngọt vì lúc này bé vẫn quen thuộc với vị sữa nên dễ chấp nhận hơn.

Trẻ ăn dặm có nên cho gia vị?

Được biết, đây là câu hỏi rất được nhiều phụ huynh đặt ra, nên hôm nay chúng ta sẽ cùng giải đáp nhé.

Các mẹ có biết một điều là, ở trẻ mới bắt đầu ăn dặm, con hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì, khẩu vị của bé phụ thuộc hoàn toàn vào khẩu vị của người lớn. Các mẹ khi nấu đồ ăn dặm cho con thường rất hay nếm theo khẩu vị của mình, vì nghĩ con cũng cần gia vị, nếu có gia vị trong thức ăn thì con ăn mới ngon miệng. Tuy nhiên, quan niệm này lại đi ngược lại với thực tế.

Những trẻ trong độ tuổi ăn dặm, các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nhất là thận, mà lượng muối con cần lại vô cùng nhỏ, khoảng 1 – 2g muối/ ngày thì mới tốt cho sức khỏe. Điều quan trọng hơn là trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với nhu cầu hoạt động cơ thể của bé.

Do đó, đối với trẻ dưới 1 tuổi nếu vẫn còn bú sữa mẹ thì không nên nêm muối hoặc gia vị vào thức ăn dặm. Nếu nạp lượng muối quá nhiều thận của bé có thể bị tổn thương do không thể chuyển hóa được hàm lượng muối quá lớn đi vào trong người.

Đồng thời, vô tình mẹ cũng đã tạo thói quen không tốt cho con, đó là thói quen ăn mặn khi con lớn. Nếu ăn mặn các bạn đã biết phải đối mặt rất nhiều với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch.

Đối với trẻ trên 1 tuổi thì các mẹ cần bổ sung gia vị nhiều hơn để không làm ảnh hưởng tới những phản ứng sinh hóa trong cơ thể các mẹ nhé.

Những loại gia vị “lành tính” cho bé

Nếu các mẹ vẫn muốn làm tăng mùi vị cho món ăn của con, mẹ có thể sử dụng một số loại gia vị sau: vani, tiêu, tỏi (đã nghiền nhỏ hay ở dạng bột), húng quế, thì là, kinh giới, vỏ chanh, gừng, quế hoặc bạc hà. Đây được xem là những gia vị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng các mẹ hãy nêm ở mức độ vừa phải và ít thôi nhé.

Cách nêm gia vị đúng chuẩn cho bé theo từng độ tuổi

Muối

– Đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm từ 6 tháng mẹ không nên thêm bất kỳ muối hay gia vị nào khác vào thức ăn. Nếu cơ thể trẻ thiếu muối các mẹ có thể giúp con giảm đào thải Natri qua nước tiểu và mồ hôi, bổ sung lại lượng muối cho con thông qua rau, củ, trái cây, thịt, hải sản.

– Đối với trẻ 8 tháng tuổi, nếu bé ăn bột gạo xay hặc cháo nhà nấu các mẹ có thể thêm chút muối. Nếu trẻ ăn bột dặm của các nhãn hàng uy tín thì không cần phải nêm thêm bất kỳ lượng muối nào vì nhà sản xuất đã có tính toán lượng muối phù hợp theo độ tuổi cho bé. >> Xem thêm tác dụng của muối argeta tại https://toptacdung.com/muoi-argeta/

Lưu ý: nếu nêm muối cho trẻ thì các mẹ cần nêm trước khi cho rau và dầu ăn vào nhé.

– Bé từ 1 – 3 tuổi giai đoạn này thận của con đã khá hoàn chỉnh và có thể đào thải lượng muối ra ngoài cơ thể tốt hơn so với dưới 1 tuổi nên các mẹ có thể nêm 1,5g muối/ ngày.

– Bé từ 4 – 8 tuổi mẹ có thể nêm 1,9g muối/ ngày.

– Với những bé từ 9 – 18 tuổi mẹ có thể nêm 2,2 – 2,3g muối/ ngày.

Bột ngọt, hạt nêm

Đối với bé dưới 2 tuổi, mẹ tuyệt đối không được nêm bột ngọt, bột nêm vào thức ăn của con. Bởi vì, trong bột ngọt có chứa rất nhiều chất Glutamat – chất này sẽ gây ức chế thần kinh, co giật, đau đầu ở trẻ…

Ngoài ra, nếu mẹ lạm dụng bột ngọt để làm tăng vị đậm đà cho món ăn của trẻ sẽ khiến con hấp thụ Canxi kém dẫn tới tình trạng loãng xương. Bột nêm cũng vậy, vì trong bột nêm có chứa bột ngọt.

Nước mắm

Đây được xem là gia vị cần thiết trong quá trình ăn dặm của trẻ, nhưng các mẹ chỉ nên nêm khi con đã một tuổi mẹ nhé với liều lượng từ 1 – 2 giọt.

Trong nước mắm có chứa một lượng muối nhất định và hàm lượng Canxi đáng kể. Nên đây có thể là lựa chọn thay thế nếu mẹ muốn nêm thức ăn của trẻ thay vì dùng bột canh hay muối.

Để bé làm quen với hương vị nước mắm, mỗi ngày mẹ nên nêm một chút sau đó tăng lên tùy theo độ tuổi, lượng thức ăn của trẻ.

Một số lưu ý khác cho mẹ khi nêm nếm thức ăn cho trẻ

– Cho muối vào bột ăn dặm, cháo không hề tốt như mẹ nghĩ cho nên nếu được mẹ nên hạn chế cho hoặc mẹ có thể cho ít để kích thích vị giác của trẻ.

– Mẹ có thể thay thế muối bằng phô mai vì trong phô mai cũng có hàm lượng muối nhất định, chúng lại giàu dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ mà không gây ra bất kỳ dấu hiệu phụ nào.

– Khi cho trẻ ăn bột ăn dặm hoặc cháo, mẹ nên cho trẻ ăn cả cái lẫn nước vì nếu chỉ ăn phần nước sẽ không đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng nước hầm xương để nấu cháo. Bởi trong nước hầm xương không có nhiều canxi như mẹ nghĩ mà lại chứa nhiều chất béo – chất này sẽ khiến trẻ lâu tiêu và thiếu hụt Canxi.

Cách nấu bột, cháo đúng cách

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, dầu ăn hoặc mỡ động vật được xem là gia vị duy nhất cần phải cho vào đồ ăn.

Khi ăn dặm, thức ăn chính của bé trong giai đoạn này vẫn là sữa. Do đó, các mẹ vẫn tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột hoặc cháo xay, trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng.

Ở các tháng sau, bên cạnh việc duy trì lượng sữa từ 700 – 900 ml/ ngày, mẹ có thể tăng lên 3 bữa/ ngày, mỗi lần khoảng một bát ăn cơm cho con.

Khi nấu bột hoặc cháo, mẹ không nên cho con ăn cùng một món trong ngày, sẽ khiến con ngán và chán ăn. Mẹ cần phải thay đổi hinh hoạt trong từng bữa ăn để bé có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng lúc này của bé bao gồm tinh bột (bột/ cháo), chất đạm (thịt/ cá/ cua/ tôm/ trứng), chất khoáng (rau xanh được xay nhuyễn) và chất béo (dầu mỡ), không cho gia vị khác.

Sau bài viết này có lẽ các mẹ đã hiểu rằng việc ăn dặm của con không hề đơn giản. Ngay từ bây giờ hãy bắt tay vào việc cho con ăn dặm đúng cách và chuẩn khoa học các mẹ nhé.

4 (80%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *