Không phải mẹ bỉm sữa nào cũng có thể trả lời câu hỏi có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không. Kinh nghiệm dân gian thì cho rằng làm việc này cho bé sau sinh ở những chỗ như ngực, lưng, bụng, mỏ ác (trên đỉnh đầu ngay phần thóp) và cả ở bên dưới các cơ quan sinh dục của trẻ rất tốt. Chúng có thể giúp lưu thông máu, giữ ấm cơ thể trẻ, nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho bé.
Ngoài ra người xưa còn quan niệm rằng đối với trẻ sinh thiếu tháng hay bị suy dinh dưỡng bào thai, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa luôn yếu hơn trẻ sinh bình thường đủ ngày đủ tháng. Các bé này có cân nặng chưa đạt chuẩn nên cần phải hơ than kỹ lưỡng cho trẻ phát triển tốt hơn.[content_block id=643]
Tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng điều này không tốt. Chúng ta sẽ tìm hiểu thử xem câu trả lời cho vấn đề này là gì.
Hơ than cho trẻ sơ sinh – lợi bất cập hại?
Nhiều người quan niệm rằng hơ than sau sinh giúp trẻ trở nên cứng cáp hơn. Nếu hơ ở bụng sẽ giúp trẻ ít bị lạnh bụng và đau bụng, hơ ngực và lưng là để giữ ấm phổi, hơ đỉnh đầu với mục đích làm ấm mỏ ác (thóp). Đặc biệt hơ cơ quan sinh dục bé gái là để nó khép lại cho đẹp. Ngoài ra nhiều mẹ cũng hơ cho bé với ý muốn giúp con chóng hồi phục sức khỏe, không đau nhức mình mẩy về sau.
Tuy nhiên theo các nghiên cứu hiện đại thì không phải hơ than cho trẻ sơ sinh là một ý tưởng hay ho đâu các mẹ nhé. Bởi vì các lợi ích kể trên không được tuyệt đối như niềm tin của nhiều người thời xưa. Ngược lại đôi khi nó còn gây ra một số tai vạ mà không ai muốn con mình gặp phải.
Nguyên nhân là việc đốt và hơ than trong môi trường kín gió khiến không khí bị bức bách do khí CO2 khi đốt than tỏa ra khiến mẹ và bé bị khó thở. Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong lò than khiến sức khỏe của cả hai mẹ con bị ảnh hưởng đáng kể. Đặc biệt là các em bé sơ sinh, vừa sinh ra cơ thể còn rất yếu ớt.
Nhiều người quan niệm, bà mẹ sau sinh và trẻ phải nằm phòng kín để tránh gió, trẻ đang yếu ớt nên nằm phòng tối sẽ ấm hơn. Thực tế, phòng tối thường không thoáng khí và thiếu ánh sáng khiến việc theo dõi cơ thể của trẻ gặp khó khăn. Nếu trẻ bị vàng da, việc nằm phòng tối sẽ làm cho trẻ bệnh nặng hơn khi gia đình khó quan sát đúng bệnh.
Quan niệm sai lầm này vẫn còn tồn tại ở một số gia đình và cần phải thay đổi vì người mẹ cần nằm trong phòng tràn ngập ánh sáng, thoáng khí để có thể quan sát con. Phòng rộng rãi thoáng mát giúp mẹ và con dễ thở, ngủ ngon. Mẹ cần phải vận động sớm để tránh thuyên tắc tĩnh mạch, tránh táo bón và dễ tiêu hóa sau khi ăn uống. Đi lại, vận động sẽ giúp cơ thể săn chắc hơn và nhanh chóng lấy lại vóc dáng.Tuyệt đối không nên nằm than có thể gây ngạt cho mẹ và con.
Kể cả nhiệt độ lò than nóng lạnh bất thường cũng khiến mẹ và bé bị ảnh hưởng theo. Sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng có thể khiến cả mẹ và bé dễ mắc các chứng như cảm cúm.
Có không ít trường hợp trẻ và sản phụ phải đi cấp cứu vì tình trạng bỏng, nhiễm trùng da hay vết mổ do ảnh hưởng của việc hơ than này. Thậm chí có trường hợp mẹ và bé tử vong do không cẩn thận khi dùng than hơ và sưởi ấm trong mùa lạnh gây ra hỏa hoạn.
Nằm hơ than trong phòng kín, bí bách không khí cũng có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở hai mẹ con. Bạn có thể ở cữ với lò than đó nhưng nếu thấy con xuất hiện dấu hiệu này thì nên dừng ngay lại để kiểm tra nhé.
Trong thời đại có nhiều phương pháp giữ ấm cho cơ thể mẹ và bé như hiện nay thì câu trả lời cho việc có nên hơ than cho trẻ sơ sinh không là không nên. Nếu mẹ vẫn muốn thực hiện việc này thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn tốt nhất.
Làm cách nào để giữ ấm cơ thể khi mà không nằm than sau khi sinh?
Nhiều gia đình có các ông bà thương cháu nhưng quan niệm là bắt buộc phải nằm than sau khi bé được sinh ra. Như vậy bạn hãy xem các cháu lớn hơn đã được áp dụng phương pháp này rồi có bị gì không, có phát triển tốt không.
Còn nếu kiên quyết không thể thực hiện phương pháp đó, bạn có thể dùng một số cách khác cũng rất tốt như sau:
– Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm, khăn choàng cổ, đi tất, mang bao tay.
– Phụ nữ trong tháng không được đụng nước lạnh nhưng vẫn phải tắm, vệ sinh thân thể bằng nước ấm.
– Thoa rượu gừng, rượu nghệ, dầu để giữ ấm cơ thể và kích thích các huyệt dưới da hoạt động. Thoa rượu gừng, rượu nghệ có tác dụng giữ ấm, làm đẹp da và giảm mỡ bụng hiệu quả.
– Chườm túi nước nóng (túi cao su) cũng là cách giảm mỡ bụng nhanh và an toàn.
– Vận động nhẹ nhàng sau khi sinh vài tuần.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều mẹ sau sinh còn áp dụng cách hơ than sau sinh cho trẻ. Nếu vẫn tiếp tục giữ cách truyền thống này mẹ nên lưu ý an toàn khi sử dụng than lửa và cần phải tạo không gian thoáng đãng cho phòng ngủ để tránh ngộp cho bé.
Hy vọng những thông tin trong bài viết vừa rồi đã giúp các mẹ bớt lo lắng về vấn đề có nên hơ than cho trẻ sơ sinh không cũng như biết được cách nào tốt nhất để giữ ấm cho mẹ con mình nhé.[content_block id=645]
Bài viết hay: