Trẻ sơ sinh đột nhiên có thời gian ngủ li bì, không đoái hoài đến việc ăn uống hay bú sữa, luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải. Điều này khiến cho các phụ huynh đứng ngồi không yên và không biết có nên đánh thức trẻ dậy hay không. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì hãy báo với bác sĩ chuyên khoa để biết cách xử lý cho khoa học các mẹ nhé. Bên cạnh đó, tìm hiểu về việc bé ngủ li bì bỏ ăn có nên đánh thức dậy không cũng rất quan trọng để bố mẹ trang bị những kĩ năng ứng phó lúc cần thiết.
Tin liên quan :
- Trẻ sốt 39 độ ngủ li bì thì nên làm gì
- Trẻ nên ngủ lúc mấy giờ tối là tốt nhất
- Cho trẻ nằm quạt hướng nào đúng cách
Thời lượng ngủ hợp lý của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian của mình là ngủ. Trung bình trẻ ngủ từ 16-18 tiếng trên ngày. Trong hai tuần đầu, một số trẻ có thể ngủ đến 22 tiếng trên ngày, đây là chuyện rất bình thường nếu thi thoảng nó xảy ra.
Với những bà mẹ lần đầu làm mẹ, có lẽ các mẹ sẽ hơi hoang mang và lo lắng khi trẻ ngủ nhiều như vậy. Tuy nhiên, nếu các mẹ để ý có thể thấy giấc ngủ của trẻ tương đối thất thường và chu kỳ ngủ khá ngắn.
Trước 3 tháng tuổi, mỗi giấc ngủ của trẻ kéo dài 2-4 tiếng. Đôi khi có thể ít hơn hoặc nhiều hơn.
Phải đến ít nhất 6 tháng tuổi trẻ mới thiết lập ổn định thời gian cho mình, nhưng ngủ đúng giờ, dậy đúng giấc.
Sau 6 tháng tuổi, trẻ ngủ ít hơn và chu kỳ mỗi giấc ngủ cũng ngắn hơn. Trung bình với trẻ sau 6 tháng tuổi sẽ ngủ 12-14 tiếng trên ngày, mỗi giấc ngủ sẽ kéo 1-2 tiếng.
Có lẽ với các mẹ sẽ thấy lo lắng khi trẻ ngủ nhiều như vậy nhưng không sao đâu ạ, đây là một chuyện rất bình thường đối các trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do trẻ vẫn còn quen với các ổ nhỏ trong bụng mẹ và chưa quen với thế giới bên ngoài, trẻ chưa biết đi và biết nói hay cử động mạnh sẽ kích thích việc ngủ nhiều hơn, dạ dày trẻ còn nhỏ, dễ bị lấp đầy và rất nhanh no cho nên sẽ kích thích giấc ngủ nhiều hơn…
Các biểu hiện của bé ngủ li bì
Trẻ sơ sinh thường có mô hình giấc ngủ khá thất thường, khi ngủ rất ít có khi lại ngủ rất nhiều..
Một số trẻ bẩm sinh đã có giấc ngủ dài hơn so với các trẻ bình thường nhưng trẻ vẫn tăng cân tốt thì các mẹ không cần quá phải lo lắng.
Nhưng nếu trẻ ngủ quá nhiều, khó đánh thức, thường có những trạng thái mơ màng và kém ăn thì các mẹ cần phải chú trọng nhiều hơn.
* Các dấu hiệu cần chú ý cho thấy trẻ sơ sinh ngủ li bì
- Chu kỳ những giấc dài hơn bình thường, đặc biệt là trẻ sau 6 tháng tuổi
- Tổng thời gian ngủ trong ngày dài hơn mức bình 2-3 tiếng
- Hơi thở yếu hoặc khó thở khi ngủ
- Rất nhanh buồn ngủ, mắt lờ đờ, không tỉnh táo, chậm chạp hơn trước khá nhiều
- Không chú ý trước những âm thanh, ánh sáng hoặc những hành động chọc cười của mọi người.
- Khó đánh thức và rất kém ăn.
- Có hiện tượng sút cân nhanh chóng
Nguyên nhân khiến trẻ ngủ li bì bỏ ăn
– Thay đổi thói quen ngủ
Nếu trẻ bỏ giấc ngủ ban ngày thì ban đêm trẻ thường ngủ sớm và ngủ nhiều hơn hoặc nếu trẻ ngủ với tư thế không đúng sẽ gây áp lực lên tim , phổi… sẽ dẫn đến việc khó thở, khó ngủ và hay giật mình trong giấc ngủ, nếu để lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ SIDS.
– Hoạt động quá mức so với bình thường
Nếu ban ngày trẻ chơi quá vui và hoạt động khá nhiều thì cơ thể bé sẽ rất mệt, dễ rơi vào giấc ngủ sâu và khó đánh thức, thậm chí ngủ quên cả đói qua cơn bú.
– Trẻ bị huyết áp thấp
Đây là trường hợp của các bé bẩm sinh huyết áp đã thấp, thường là do di truyền. Nó gây chóng mặt, dễ buồn ngủ và có xu hướng ngủ nhiều
– Ảnh hưởng các tác dụng phụ của quá trình điều trị y tế
Nếu trẻ phải cắt bao đầu quy sớm cũng sẽ gây xu hướng ngủ nhiều. Thuốc nhỏ mắt có chứa Apraclonidine dùng để chuẩn đoán hội chứng Horner có thể gây hôn mê sâu và khá nặng cho trẻ
Các trường nghiêm trọng cần phải cẩn trọng
- Mất nước ở trẻ
Mất nước thường xảy ra ở các trẻ bị bệnh, sốt, đường tiêu hóa yếu hoặc lượng nước mỗi ngày không đủ.
- Thiếu oxy trong quá trình hô hấp
Thiếu oxy kéo dài dễ khiến trẻ ngủ sâu hơn, ngủ li bì, khó đánh thức. Nếu kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của các bộ phận, nguy hiểm nhất là xuất huyết não, thiếu máu não, suy hô hấp; thậm chí tử vong.
Nguyên nhân: ngủ trong phòng kín, bị đè nặng bởi vận dụng hoặc chân tay của người thân, suy đường hô hấp…
- Nhiễm trùng
Có rất nhiều bệnh gây nhiễm trùng nên các cần phải chú ý nhiều hơn khi trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ để tránh tình trạng nhiễm trùng cho bé, với nhiễm trùng nhẹ trẻ có biểu hiện ngủ li bì, khó đánh thức, thường rất hay nôn sau khi bú có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn nếu không được phát hiện . Với nhiễm trùng nặng trẻ ngủ mê mang và không chịu tỉnh có thể dẫn đến hôn mê sâu hoặc bất tỉnh trong giấc ngủ, nhiễm trùng nặng 50-60% có thể dẫn đến viêm màng não…
Các biện pháp giúp trẻ tránh ngủ li bì bỏ ăn
Nếu trẻ ngủ nhiều hơn so với bình thường, bạn cần đánh thức dậy cho trẻ ăn. Quan sát thấy trẻ không có dấu hiệu đáng ngại thì hãy:
- Cho trẻ ra ngoài dạo vào ban ngày để tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên
- Giúp trẻ thư giãn và tạo những hoạt động để trẻ chú ý
- Cho trẻ ngủ đủ các giấc ngủ ngắn trong ngày để hình thành thói quen
- Không nên cho trẻ hoạt động quá mức
– Nếu trẻ có bất kì dấu hiệu nào sau đây thì các mẹ cần tập trung chữa bệnh ngay cho trẻ: sốt, chán ăn, kém ăn đột ngột và kéo dài, nôn hoặc buồn nôn liên tục, co giật thất thường.
Nói tóm lại, bé ngủ li bì bỏ ăn thì cần được đánh thức bằng cách nhẹ nhàng. Nếu trẻ vẫn không thể thức dậy một cách tỉnh táo thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được giúp đỡ.
Xem thêm :