HomeChia Sẻ Kiến Thức

Có Cho trẻ ăn gan gà lợn nhiều có tốt không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Theo nhiều kết quả nghiên cứu uy tín thì gan động vật rất giàu vitamin, protein và chất sắt. Nhiều nước còn sử dụng gan động vật làm thức ăn hàng ngày. Loại được dùng phổ biến nhất là gan lợn, gan gà và gan vịt. Nhưng vì không phải cái gì nhiều quá cũng tốt. Cho nên các bà mẹ có con nhỏ đặt ra một thắc mắc là có cho trẻ ăn gan gà lợn nhiều, có tốt không? [content_block id=651]

Gan gà

Cũng giống như các loại gan động vật khác như gan vịt, gan heo… gan gà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, gan gà còn chứa nhiều vitamin A một thành phần quan trọng giúp đôi mắt khỏe mạnh và phòng bệnh cận thị cho trẻ.

  1. Gan gà chứa hàm lượng chất sắt và kẽm cao

Gan gà được biết đến là một loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A nhiều hơn so với các loại gan động vật khác. Ngoài ra, trong gan gà còn chứa nhiều chất sắt, kẽm, selen và các khoáng chất cần thiết khác cho nhu cầu phát triển của cơ thể. Gan gà nhỏ, có mùi vị ngọt thơm khi chế biến nên được dùng để chiên, xào hay kho. Những món ăn được chế biến từ gan gà không chỉ ngon mà còn rất tốt cho não bộ và tăng cường thể lực cho bạn.

  1. Là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và Vitamin

Gan gà rất giàu protein, canxi, phốt-pho, kẽm, vitamin A, B và một lượng lớn chất sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Không những thế, hàm lượng vitamin A có trong gan gà vượt hơn hẳn so với các loại thức ăn từ sữa, trứng, thịt, cá hay các loại thực phẩm khác. Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt, duy trì thị lực bình thường, phòng chống khô mắt, mỏi mắt… bạn nên bổ sung thường xuyên gan gà vào thực đơn của trẻ.

  1. Gan gà giàu vitamin B2

Ăn gan gà thường xuyên cũng bổ sung vitamin B2, coenzyme –  thành phần quan trọng tham gia vào quá trình khử độc bên trong cơ thể. Các coenzyme khi đi vào cơ thể sẽ tham gia phản ứng để hoàn thành việc khử các enzyme chứa thành phần độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó, trong gan gà có chứa vitamin C và nguyên tố vi lượng selen, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa sự sản sinh của tế bào ung thư.

  1. Gan gà bổ sung vitamin B1

Vitamin B1 còn gọi là thiamine, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Vitamin B1 còn có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa. Ngoài ra, vitamin B1 còn giúp hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau.

Lưu ý khi cho trẻ ăn gan gà

Nếu muốn cho bé ăn gan gà, bạn phải đảm bảo rằng đó là những lá gan của gà được chăn nuôi bằng phương thức hữu cơ. Những loại gan gà khác ẩn chứa nguy cơ độc hại bởi những chất kích thích không hề tốt cho sức khỏe của trẻ.

Vitamin B12 có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, thúc đẩy tâm trạng và năng lượng, làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, gan gà có lượng vitamin A thấp hơn so với gan vịt.

Như vậy thì bạn đã biết gan gà rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên ăn quá nhiều món này cũng không phải là cách tốt và không được khuyến khích.

Để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa thật sạch loại thực phẩm này, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn. Không nên vì muốn ăn gan mềm mà chỉ xào chín tái vì cách nấu này không diệt được vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng trong gan.

Gan lợn

Trong gan lợn có chứa nhiều hàm lượng vitamin A, B, D và acid folic, rất tốt cho sức khỏe và bổ sung những dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển. Đặc biệt, lượng vitamin A có trong gan lợn rất cao, có khả năng cải thiện thị lực và phòng ngừa một số vấn đề về mắt.

Salen và vitamin C giúp tăng cường sự miễn dịch, chống oxy hóa, ức chế các tế bào ung thư, chống lão hóa,… cho cơ thể rất tốt. Không chỉ vậy, chất sắt trong gan lợn cũng vô cùng quan trọng. Nó có tác dụng phòng ngừa bệnh thiếu máu. Bởi vậy gan lợn được dùng nhiều cho những người bị suy nhược hay vừa ốm dậy cần lấy lại sức.

Tuy nhiên, bố mẹ cần hiểu rằng gan là mổ bộ phận có nhiệm vụ đào thải độc tố, do vậy bản thân nó thường ẩn chứa nguy cơ mang chất độc vào chúng ta. Vì thế nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. Nếu có cho trẻ ăn thì cũng phải cẩn thận lựa chọn loại gan sạch, đảm bảo an toàn.

Vì vậy, các chuyên gia y tế không khuyến khích bạn ăn món gan động vật nhiều. Đặc biệt những người mắc bệnh có liên quan đến mỡ máu, cao huyết áp, gout,… Đối với các em bé thì điều này lại càng quan trọng vì sức miễn dịch còn kém so với người lớn.

Tóm lại, ăn gan động vật, cụ thể là gan lợn thì tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thường thì các chuyên gia y tế khuyến cáo những người thiếu máu, người trẻ tuổi, thai phụ nên ăn gan nhưng cần hạn chế số lượng và tần suất. Ăn vừa phải và chọn những phần gan an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe nhé.

Trong lúc chọn mua, bạn nên ấn vào miếng gan để kiểm tra. Nếu còn thấy đàn hồi tốt thì chọn, ngược lại không mua những loại có màu vàng hoặc tím sẫm kèm theo mùi hôi. Đặc biệt là cần biết nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm, để không bị ăn phải gan bệnh.

Lưu ý khi chế biến gan gà lợn cho trẻ

  1. Nên ngâm gan trước khi ăn

Đối với nhiều thực phẩm, chúng ta cần ngâm muối và rửa sạch trước khi chế biến, và gan cũng vậy. Có thể ngâm trong khoảng 10 đến 30 phút để các chất độc trong gan được phân hủy phần nào. Những bệnh lý nguy hiểm như ung thư máu hoặc gan, thận có thể tiềm ẩn cùng với những thành phần độc hại chưa được làm sạch trước khi nấu chín. Cẩn thận vẫn hơn mẹ nhé.

  1. Phải chế biến cho chín kĩ

Như bạn đã biết, trong gan có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hay ký sinh trùng. Vì thế lúc chế biến cần nhất là cẩn thận và tỉ mỉ, làm cho thật kĩ và chín hoàn toàn thì mới yên tâm cho bé ăn được. Nếu làm không tới thì hậu quả  là không tiêu diệt hết những mầm mống gây bệnh này.

  1. Không cho trẻ ăn gan lợn chung với thực phẩm giàu vitamin C

Hàm lượng đồng trong gan lợn nếu gặp phải vitamin C cùng dung nạp thì sẽ khiến món ăn mất hết giá trị dinh dưỡng. Bởi vậy nếu muốn cho bé thưởng thức món ăn có gan lợn thì bố mẹ chú ý tránh kết hợp cùng lúc các món có  chứa vitamin C nhé. Chẳng hạn như giá đỗ xào với gan, không nên làm món này cho bé ăn.

Các đối tượng được khuyến cáo không nên dùng gan gà, gan lợn bao gồm những người cao tuổi, béo phì, người bệnh tăng mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh gút, các vấn đề về thận, suy tim.

Mặc dù gan lợn, gan gà rất tốt cho trẻ nhưng không phải ăn nhiều là tốt, hãy ăn vừa phải là tốt nhất. Hi vọng rằng bài viết trẻ ăn gan lợn có tốt không hữu ích đối với các mẹ đang chăm bé và cả việc áp dụng cho chế độ ăn của người lớn nói chung.[content_block id=653]

Rate this post

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *