HomeChăm Sóc

Chia sẻ kinh nghiệm bé mọc răng lười bú cách xử lý nên học ngay

Like Tweet Pin it Share Share Email

Qua thời gian mọc răng của Rô mình mới thấy nhẹ nhõm người hơn các mẹ ạ. Thời kỳ mọc răng Rô lười ăn lười bú khiến mình đau đầu với nỗi lo con không cung cấp đầy đủ chất dẫn đến sụt cân. Tìm hiểu qua các blog, khi ẳm con đi bác sĩ cũng được tư vấn và thêm kinh nghiệm của ông bà nội ngoại đã chỉ bày, hôm nay mình chia sẽ kinh nghiệm bé mọc răng lười bú cách xử lý nên học ngay sẽ giúp các mẹ bớt đau đầu khi con mọc răng nhé.

chia-se-kinh-nghiem-bé-moc-rnag-luoi-bu-cach-xu-ly-nen-hoc-ngay
chia sẽ kinh nghiệm bé mọc răng lười bú cách xử lý nên học ngay

Triệu chứng khi bé mọc răng khiến trẻ biếng ăn

Ku Rô nhà mình bắt đầu mọc răng lúc hơn 10 tháng tuổi nên lúc đó Rô đã ăn dặm hơn 4 tháng lận. Thời điểm mọc răng của Rô mình mệt mỏi lắm các mẹ ơi. Con thì không chịu ăn, không chịu bú mà thêm sốt, tiêu chảy (lúc đó ông bà nội ngoại nói Rô tước mọc răng) còn ông chồng mình thì kêu sao em không cho con ăn không cho bú để con beo rồi. Ôi nhớ lại mà mình thấy giai đoạn đó như thời kỳ khủng hoảng của mình vậy.

Thời kỳ mọc răng của Rô cũng giống như các trẻ khác. Sau đây là một số triệu chứng khó chịu khi Rô cũng như các bé khác mọc răng dẫn đến biếng ăn

  • Lợi (nướu) sưng, đỏ: Bố mẹ có thể quan sát trực tiếp được bằng mắt thường triệu chứng này của trẻ. Đây là hiện tượng bình thường vì để răng có thể nhô ra ngoài được các bé thường bị sưng nướu, có bé còn bị viêm, tấy đỏ hoặc thậm chí bị loét.
  • Trẻ thường chảy dãi nhiều hơn: Khi trẻ mọc răng, tuyến nước bọt tiết nhiều nước dãi hơn để làm mát và làm dịu nướu đang bị sưng của trẻ.
  • Cằm, quanh miệng có thể nổi ban, bé có thể sốt, tiêu chảy, rôm sảy, ho, sổ mũi…
  • Trẻ hay đưa tay lên miệng, nhất là chỗ phần lợi sưng.
  • Một số dấu hiệu không điển hình: Trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ, dễ bị kích động, bứt rứt khó chịu…

Tất cả những triệu chứng khó chịu trên đều có thể làm trẻ trở nên biếng ăn hơn và sẽ càng tồi tệ hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. Ku Rô cũng biếng ăn thời kỳ mọc răng do vậy đó các mẹ à. Nếu bé nhà mình có các triệu chứng đó thì bé đã bước vào giai đoạn mọc răng thì các mẹ ơi hãy chuẩn bị tinh thần chiến đấu cùng con yêu của mình nhé.

Cách xử lý khi bé mọc răng lười bú

Khi Rô biếng ăn vì mọc răng thì anh chồng mình còn bảo do mẹ nấu ăn dỡ quá con không chịu ăn. Nói thật, lúc đó mình ấm ức lăm mà cũng đành im lặng để bớt căng thẳng hơn mà chiến đấu với con. Mình tìm hiểu các món ăn ngon lạ miệng, món ăn Rô hay thích để con ăn. Đến nỗi bú Rô cũng lười nên mình phải vừa ẳm vừa hát vừa ru cho Rô quên đau mà bú sữa.

Không những Rô mà các bé khác cũng vậy, trong giai đoạn mọc răng tính khí thường thay đổi bất thường, cáu giận,. Khi đó các mẹ cần kiên nhẫn “làm bạn” với trẻ nhé, phải dành nhiều thời gian hơn cho con, có thể trò chuyện hoặc chơi cùng con để trẻ quên đi việc đau răng. Đúng. Mình đã làm được đấy các mẹ ạ. Mình hò hét, mình chơi cũng con trò con thích đó là bò trốn tìm. Rô quên đau mà đùa giỡn chơi với mình đấy.

Khi mọc răng, đứa trẻ  nào cũng bị ngứa lợi. Mẹ có thể dùng tay massage nướu nhẹ nhàng giúp bé giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu. Nhưng các mẹ lưu ý nhé, hãy rửa tay sạch sẽ trước khi massage tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé. Cái này mình có tìm hiểu nhưng với Rô mình không thể làm được các mẹ ạ. Vì Rô sợ rơ lưỡi nên thấy tay mẹ đưa vào thì khóc ré lên nên mình biết mà đành chịu cách này. Các mẹ có thể tìm hiểu cách rơ lưỡi an toàn cho cho con trẻ tại website: http://tybachthao.com.vn/ro-luoi-cho-tre-so-sinh-bang-gi/ nhé

Ngứa lợi khi mọc răng nên bé thường có thói quen cắn những đồ chơi hay bất cứ đồ vật gì xung quanh mà bé cầm được. Lúc đó mình được chị hàng xóm mách nên đưa trái cây gì mềm mềm cho  Rô cắn, mình lấy chuối, kiwi đưa Rô thì thấy hay lắm các mẹ à. Rô cắn rồi ăn luôn mà còn kích thích  lợi, giúp răng mọc dễ dàng hơn. Cách này cũng hay, các mẹ cứ thử đi nhé.

Các mẹ chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày nữa nhé, đặc biệt là sau khi bú hoặc sau ăn. Mẹ có thể dùng miếng gạc hoặc khăn mềm và nước sạch, quấn quanh ngón tay rồi lau nhẹ nhàng vùng khoang miệng cho bé để tránh viêm, nhiễm khuẩn. Nên cho trẻ uống nước lọc ấm sau khi bú và ăn xong.

Tuyệt đối không nên để bé ngậm bình sữa, núm vú cao su khi ngủ để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng khoang miệng. Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều mẹ mắc phải. May cho mình là khi đó có lần đưa Rô đi khám bác sĩ, thấy có chị đó cho bé ngậm núm vú cao su thì bị bác sĩ la và giải thích dùng không tốt chứ không mình cũng định mua cho Rô ngậm khi ngứa nướu rồi. Hên thật. hihi.

Giai đoạn mọc răng đau lợi nướu trẻ thường không chịu ăn, ăn ít hơn so với bình thường. Khi đó Rô nhà mình cũng làm mình đau đầu, mình ép Rô bằng được bằng cách chỉ vu vơ đủ thứ, có lúc dọa nạt nhưng đều vô ích các mẹ ơi. Mình phải hạ giận mà kiên trì với con đó các mẹ. Vậy bé của các mẹ có như vậy thì các mẹ lưu ý tuyệt đối không ép trẻ ăn bằng cách dọa nạt, mắng mỏ nhé.

Một vấn đề đặt biệt khi chăm bé mọc răng là chế độ dinh dưỡng của bé đó các mẹ, nên đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Đặc biệt nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm có hàm lượng canxi cao, vì trong giai đoạn mọc răng cơ thể trẻ cần rất nhiều canxi. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như cá, tôm, trứng, sữa, phomai, đậu,…

Nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả, uống thêm sữa, nước ép trái cây để bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.
Nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, không dính, nấu loãng như cháo, canh, súp để bé bớt phải nhai và dễ nuốt.

Khi bé mọc răng các mẹ nên tìm hiểu các món ăn lạ miệng, món bé thích mà phải bổ dưỡng cho bé ăn nhé. Món ăn lạ giúp bé thích thú hơn mà ăn nhiều hơn các món cũ. Với Rô mình cũng làm như vậy đó. Mình lên tìm các món ăn lạ mà Rô chưa ăn, nấu ra Rô thích lắm, dù đau lợi nhưng không phụ công mẹ nấu đâu các mẹ. Rô càng ăn ngon miệng thì càng làm cho mẹ vui mà tìm hiểu được nhiều món ăn ngon cho Rô.

Thế những trong giai đoạn mọc răng mình cũng phải chia nhỏ các bữa chính ra. Vì cho một lần Rô không ăn hết được mà phải đảm bảo Rô không bị sụt cân do không ăn không chịu bú. Các mẹ cũng nên làm như vậy nhé. Hãy kiên trì với với con chứ không nên ép con các mẹ nhé.

Quá trình mọc răng trẻ nào cũng bị sốt nên mất nước, các mẹ nên cho uống nước trong hoặc nước hao quả để bù lại lượng nước đã mất đi. Nhưng nếu sốt trên 38,5°C và đau nhiều, bốmẹ nên cho trẻ đi khám và hỏi ý kiến tư vấn của các bác sĩ để cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau đúng cách. Lưa ý, các mẹ tuyệt đối không tự  ý cho trẻ dùng thuốc hoặc để trẻ sốt quá cao vì mọc răng.

Kinh nghiệm trẻ mọc răng không đau không sốt

Đúng là hay thật các mẹ ơi. Khi còn mang Rô trong bụng minh cũng được các chị đồng nghiệp chia sẽ mà mình vẫn hơi ngờ ngợ. Đến khi Rô được đúng 3 tháng 10 tuổi thì bà nội cũng bảo làm như vậy. Thế là làm thử. Thấy cũng hay hay. Như thế Rô cũng bớt đau mà cũng ít sốt hơn so với bé bên nhà đấy các mẹ ạ.

Dùng lá hẹ

Khi chọn lá hẹ, các mẹ nên chọn những lá còn tươi và không bị dập nát. Khi sử dụng, các mẹ nên dùng theo quy luật kinh nghiệm của dân gian là đối với bé trai thì dùng 7 lá còn bé gái thì dùng 9 lá. Cách làm ra nước cốt lá hẹ thì qua 3 bước như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, các mẹ nên cẩn thận không nên làm nhàu nát lá hẹ, sau đó để ráo nước.
  • Bước 2: Giã hoặc xay nhuyễn lá hẹ và vắt lấy nước cốt bỏ, dùng một chiếc chén nhỏ, sạch để đựng.
  • Bước 3: Các mẹ sau khi cho bé ăn vệ sinh sạch sẽ miệng bé bằng gạc sạch, sau đó lấy lá hẹ massage phần lợi, nướu răng cho bé.

Khi dùng phương pháp này, các bé sẽ có cảm giác cay nên thường la khóc, tuy nhiên phương pháp này chắc chắn an toàn và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ. Rô nhà mình cũng dùng cách này đây.

Dùng đậu xanh

Với đặ trưng là có khả năng làm mát, giải độc, giảm nhiệt và kháng khuẩn nên đậu xanh cũng là một trong những vị thảo dược được các mẹ ưu tiên sử dụng trong trường hợp muốn hạ sốt cho bé khi mọc răng. Và đậu xanh cũng là loại hạt mà các chuyên gia vẫn đánh giá là loại thực phẩm an toàn và tốt cho hệ miễn dịch của bé và cả người lớn.

Lúc bé mọc răng bị sốt, các mẹ nên lấy một ít hạt đậu xanh sạch, khoảng 1 nắm tay sau đó xay cho vỡ đôi và đun sôi với 1 lít nước trong vòng 15-20 phút. Nước đậu xanh đã nấu để cho nguội, sau đó các mẹ lấy nước đó massage nhẹ nhàng vào phần nướu và lợi của bé, chắc chắn sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho bé sau khi sử dụng. Cách này cũng khá hay đó các mẹ ơi.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà mình đã trải qua và tìm hiểu, hi vọng với chia sẽ kinh nghiệm bé mọc răng lười bú cách xử lý nên học ngay sẽ giúp các mẹ trẻ như mình chăm sóc bé tốt hơn trong giai đoạn mọc răng. Chúc các mẹ thành công.

4.3 (85%) 4 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *