HomeChia Sẻ Kiến Thức

Người bị thủy đậu có nên truyền nước không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Bệnh thủy đậu hay là bệnh trái rạ, căn bệnh nhiễm trùng da do vi-rút gây ra. Bất cứ ai cũng mắc phải căn bệnh này ít nhất một lần trong đời.  Bệnh thủy đậu là một căn bệnh phổ biến và gây lây nhiễm rất nhanh chóng. Nếu không chữa trị kịp thời, căn bệnh này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy người bị thủy đậu có nên truyền nước không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này để biết cách điều trị bệnh với những phân tích dưới đây nhé!

bi-thuy-dau-co-truyen-nuoc-khong
Người bị thủy đậu có nên truyền nước không?

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Thủy đậu do loại siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra và có tính lây nhiễm rất cao. Chính vì vậy, muốn tìm được cách chữa trị bệnh nhanh chóng và kịp thời, bạn cần hiểu rõ về các dấu hiệu xảy ra sau đây chứng tỏ bạn sẽ bị bệnh

+ Bệnh nhân bị thủy đậu sẽ sốt khá cao 38 – 39oC, có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, uể oải, nôn ói, đau cơ.

+ Nổi ban ngứa.

+ Họng đỏ, có hạch sau tai cũng là dấu hiệu của bệnh thủy đậu.

+ Người bệnh còn bị ho, hắt hơi, sổ mũi.

+ Trên khắp cơ thể xuất hiện rất nhiều bóng nước dịch trong ở vùng đầu, mặt, tứ chi và thân, sau đó đục dần như mũ rồi vỡ ra.

+ Các mụn nước sẽ đóng vảy, biến mất và có thể để lại sẹo, rất khó hồi phục.

Các biến chứng của thủy đậu

Bệnh thủy đậu tưởng chừng như là một căn bệnh dễ chữa trị nhưng lại có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, chẳng hạn như:

+ Bệnh viêm não, viêm màng não, viêm gan, viêm mô tế bào.

+ Xuất huyết, nhiễm trùng nốt rạ,…

+ Nhiễm trùng da mụn nước, vi trùng xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết.

+ Có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

+ Gây ra bệnh viêm phổi rất nặng và khó trị.

+ Bệnh thủy đậu khiến người bệnh trở nên khó chịu, co giật, hôn mê.

+ Gây ra các di chứng thần kinh mang tính lâu dài như: điếc, chậm phát triển, động kinh,…

+ Phụ nữ mang thai bị thủy đậu sẽ dễ bị viêm phổi.

+ Mẹ đang mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu sẽ gây sảy thai, con sinh ra có thể bị di tật bẩm sinh như đầu nhỏ, bại não.

+ Có một vài trường hợp, một số bệnh nhân sau khi khỏi bệnh thì khoảng 20 năm sau, bệnh lại tái phát. Đó là do siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong hạch thần kinh và ẩn mình với hình thức ngủ đông, chờ điều kiện thích hợp sẽ tái phát bệnh.

Người bị thủy đậu có nên truyền nước không?

Nhiều người thắc mắc rằng người bị thủy đậu có nên truyền nước không. Khi mắc phải bệnh thủy đậu, người bệnh thường bị sốt, cảm, ho, đau đầu kèm theo chán ăn khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, mất sức đề kháng và trở nên yếu đi. Bởi vậy, người ta mới cho rằng người bị bệnh nên đi truyền nước để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp mau khỏi bệnh hơn, nhưng thật ra điều này chỉ đúng một phần nhỏ mà thôi.

Lưu ý về việc truyền nước biển của mỗi bệnh nhân bị thủy đậu là một điều cấp thiết, vì không phải bất cứ ai cảm thấy cơ thể suy nhược, mệt mỏi là có thể truyền nước biển một cách tùy ý được.

Trước khi truyền nước, mỗi bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm, kiểm tra các chỉ số trung bình của máu, lượng đường và các chất phân giải có trong cơ thể. Nếu các mức chỉ số đó dưới mức trung bình thì người bệnh mới có thể được truyền nước.

Các mức chỉ số về máu, lượng đường của đa số những người bị bệnh thủy đậu đều giảm nhẹ, không đáng kể nên họ không cần thiết phải đi truyền nước , chỉ cần cố gắng ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, làm tốt các giải pháp chữa trị bệnh thì không những không còn suy nhược cơ thể mà còn giúp cơ thể mau khỏi bệnh hơn.

Cách điều trị bệnh thủy đậu

Muốn mau chóng đẩy lùi bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh hơn, người bệnh nên xem và thực hiện tốt các giải pháp điều trị bệnh thủy đậu sau đây:

+ Người bệnh nên được cách ly với mọi người, nằm trong phòng riêng, thoáng khí để tránh bị lây nhiễm.

+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm và vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối hằng ngày.

+ Tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt.

+ Uống nhiều nước hoa quả và ăn các loại thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa.

+ Thường xuyên dùng dung dịch xanh Metylen bôi lên các nốt phỏng trên da.

+ Dùng thuốc kháng sinh nếu bị viêm da mũ.

+ Không để người bệnh ở trong phòng quá kín.

+ Cho người bệnh mặc quần áo thoáng, không quá kín, quá dày.

+ Người bị bệnh thủy đậu nhất định không được kiêng tắm, vệ sinh cá nhân sạch sẽ thì mới mau khỏi bệnh được.

+ Tuyệt đối không sử dụng các loại lá cây để đắp lên các nốt rạ trên cơ thể người bệnh.

+ Người bị thủy đậu nên tránh ăn các loại thực phẩm như thịt gà, thịt chó, hải sản, đồ cay, nóng, đồ chiên rán,… Nên ăn các loại rau tươi xanh, nước cam thảo, một số loại cháo như cháo đậu đỏ, cháo thịt heo.

Phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh thủy đậu

Bên cạnh việc điều trị bệnh cho những bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu thì việc chú ý phòng ngừa căn bệnh này cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh thủy đậu phổ biến nhất mà ai cũng cần phải biết:

+ Tiêm vắc xin đúng định kỳ để phòng ngừa bệnh thủy đậu.

+ Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh thủy đậu, nếu có thì bắt buộc phải đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm bệnh.

+ Sau khi tiếp xúc với người bệnh, cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Luôn luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ tránh các loại vi khuẩn, vi-rút gây bệnh.

Chẳng ai mong muốn bản thân mình sẽ bị bệnh, đặc biệt là căn bệnh thủy đậu này, nó cản trở, gây bất tiện cho mọi người trong mọi lĩnh vực đời sống, đã vậy, nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng hết sức nghiêm trọng. Do đó, chúng tôi khuyến cáo mọi người hãy phòng tránh tối đa loại bệnh này bằng những giải pháp chúng tôi đưa ra để tránh những biến chứng nguy hiểm không mong muốn của căn bệnh này nhé!

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *