HomeChăm Sóc

Trẻ sốt cao về đêm, nguyên nhân và cách xử lí như thế nào?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Sốt về đêm không rõ nguyên nhân là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vào ban đêm,nếu chẳng may bé nhà bạn bị sốt thì bài viết sau đây sẽ giúp cho các mẹ nguyên nhân gây ra sốt cũng như tìm hướng khắc phục tốt nhất, phù hợp nhất cho trẻ: “ Trẻ sốt cao về đêm, nguyên nhân và cách xử lí như thế nào?”

tre-sot-cao-ve-dem
Trẻ sốt cao về đêm, nguyên nhân và cách xử lí như thế nào?

Khi nào trẻ được coi là sốt?

Theo các chuyên gia y tế, nhiệt độ ở mỗi vùng cơ thể trẻ là khác nhau. Nhiệt độ có thể chênh lệch từ 1 đến 2 độ tùy vùng, ngoài ra nhiệt độ còn thay đổi theo thời tiết như mùa đông thân nhiệt thường sẽ thấp hơn mùa hè.Do đó, mẹ có thể xem bé có sốt hay không phụ thuộc vào nhiệt độ từng vùng trên cơ thể. Nhiệt độ cơ thể của bé được xem là sốt khi:

– Nhiệt độ ở nách cao hơn 37 độ C

– Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38 độ C

– Nhiệt độ ở tai cao hơn 38 độ C

– Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8 độ C

Kiểm tra bằng tay cũng là một cách để xác định sốt ở trẻ. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách dùng tay mình sờ lên trán trẻ sau đó sờ lên trán mình để cảm nhận được độ nóng sốt ở cơ thể trẻ. Nhưng nếu có ý định đưa trẻ đến bác sĩ thì mẹ nên kiểm tra bằng nhiệt kế để có được nhiệt độ cụ thể nhất.

Nguyên nhân khiến trẻ sốt về đêm

Ở đa số trẻ em, do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu nên thường mắc các loại bệnh hơn là người lớn. Sau đây là một số nguyên nhân gây sốt thường gặp ở trẻ:

Do mặc quá nhiều quần áo

Việc mặc quá nhiều quần áo cũng là nguyên nhân gây sốt đêm ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm làm cho thân nhiệt của trẻ không ổn định kèm theo mặc quá nhiều quần áo gây nóng nực, khó chịu làm cho thân nhiệt bé tăng lên gây nóng, sốt.

Sốt do thời tiết thay đổi đột ngột

Ở trẻ em, do sức đề kháng và thể trạng của bé còn rất yếu. Khi thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi gây ra hiện tượng quấy khóc, nóng sốt.

Trẻ đang mọc răng hoặc mới tiêm phòng nên bị sốt

Mọc răng là một trong những giai đoạn đánh dấu bước phát triển ở trẻ. Khi mọc răng, nướu trẻ có thể bị sưng đỏ và nứt ra không chỉ gây đau ở trẻ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Việc này khiến cho trẻ khó chịu, biếng ăn gây quấy khóc, nóng sốt.

Bên cạnh đó, việc tiêm phòng cũng gây nên hiện tượng sốt ở trẻ .Do khi tiêm vắc xin, cơ thể đột ngột tiếp nhận một loại thuốc mới nên có hiện tượng sốc thuốc làm thân nhiêt tăng lên. Nhưng hiện tượng này chỉ xuất hiện ở một số trẻ và tùy loại thuốc được tiêm chủng.

Sốt do các bệnh lý nguy hiểm

Nếu trẻ sốt cao về đêm và thường kéo dài thì các mẹ không nên chủ quan vì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Một số dấu hiệu để nhận biết bé sốt do bị bệnh :

Sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao 39 đến 40 độ, đột ngột, liên tục trong 3 4 ngày ngoài ra còn có biểu hiện xuất huyết da hay chảy máu mũi, chảy máu răng.

Lao: Trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài, thường sốt về chiều kèm theo ho nhiều, ho ra máu, ra mồ hôi trộm.

Sốt phát ban: Trẻ thường sốt cao trong 3 đến 7 ngày, sau đó hết sốt và bắt đầu phát ban trên người.

Sốt do viêm tai: Trẻ có thể sốt cao, bứt rứt, bỏ ăn, ù tai, chảy muc tai. Nếu chưa biết nói trẻ có biểu hiện kéo tai.

Sốt do cảm cúm: Trẻ sốt 2 đến 3 ngày kèm theo đó lag những biểu hiện nghẹt mũi, đau họng, ho, chán ăn. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em.

Viêm amidan: Trẻ có thể sốt cao trên 38 độ kèm theo đó là trẻ có cảm giác khó nuốt, đau trong họng.

Đối với những trường hợp này, bố mẹ nên quan sát biểu hiện của trẻ để tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục để tránh những hậu quả không mong muốn.

Cách xử lí khi trẻ sốt về đêm

Việc trẻ quấy khóc, sốt về đêm làm cho các bậc phụ huynh thường lo lắng. Sau đây là một số cách thông dụng giúp trẻ hạ sốt tại nhà:

– Thường xuyên đo thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ, tìm cách xử lí kịp thời.

– Dùng nước ấm lau vào gáy, 2 bẹn, 2 nách, 2 gan bàn tay, 2 gan bàn chân cho bé, không được lau bằng nước lạnh vì khi bé bị sốt cơ thể đang nóng lên nếu dùng nước lạnh sẽ gây ra hiện tượng chênh lệch nhiệt độ quá mức khiến trẻ bị cảm lạnh, suy hô hấp.

– Khi bị sốt trẻ thường có cảm giác ớn lạnh, run rẩy, chân tay lạnh toát nhưng thực chất cơ thể trẻ đang nóng lên. Trong trường hợp này, tuyệt đối không được đắp chăn, đóng kín cửa vì càng làm như thế thì thân nhiệt càng tăng cao hơn.

Thay vào đó bố mẹ nên mở cửa, bật quạt thông gió để không khí lưu thông giúp thoát nhiệt cơ thể, làm cơn sốt tan biến. Ở vấn đề này thì các mẹ nên chú ý vì đa số các mẹ đều làm ngược lại gây hại cho trẻ.

– Trẻ bị sốt thường biếng ăn thậm chí có thể nôn ói vì thế bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu, uống nhiều nước hoa quả như cam, chanh… giúp tăng cường sức đề kháng.

– Đặc biệt nên cho trẻ uống nước hoặc uống oresol thường xuyên để bổ sung lượng nước hao hụt . Nếu không bổ sung đủ nước và ăn uống thiếu chất, trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng, lâu lành bệnh.

– Bên cạnh đó, mỗi gia đình có trẻ nhỏ nên trang bị cho nhà mình một tủ y tế để chứa các loại thuốc đặc dụng, đặc biệt là thuốc hạ sốt để phòng trừ những trường hợp cấp bách khi về đêm. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc hạ sốt vì bất kì loại thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ và chỉ có tác dụng tạm thời. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra chứng kháng thuốc gây hại sức khỏe cho trẻ về sau.

– Chỉ được dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ tăng lên từ 38.5 đến 39 độ C. Đặc biệt phải dùng đúng liều lượng không nên thấy trẻ sốt cao mà tự ý tăng liều lượng thuốc lên cũng như kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau vì làm như vậy không những không hạ sốt mà còn gây sốc thuốc nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

– Việc điều trị hạ sốt nhanh tại nhà chỉ áp dụng khi bé sốt dưới 3 ngày. Trong trường hợp trẻ sốt cao kèm theo co giật thường xuyên hoặc sốt trên 3 ngày thì các mẹ không nên chủ quan mà nên đưa con đến cơ sở y tế để khám và chữa trị kịp thời.

Những trường hợp nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Trẻ sốt thông thường là một biểu hiện thường xuyên xảy ra và kỳ thực các bố mẹ có thể tự giúp trẻ xử lý tại nhà. Tuy nhiên một số trường hợp nguy hiểm bất ngờ xuất hiện, bạn không thể chần chừ mà phải đưa bé đến gặp bác sĩ, chẳng hạn như:

– Trẻ sốt cao trên 40 độ C.

– Trẻ liên tục quấy khóc dù đã làm đủ mọi cách vẫn không khỏi.

– Trẻ bị phát ban ngoài da.

– Trẻ bị co giật, tím tái.

– Thường xuyên nôn ói, không ăn uống được.

– Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng.

– Đã dùng thuốc hạ sốt nhưng thân nhiệt trẻ vẫn không giảm.

– Trẻ nằm li bì, nóng sốt bất thường.

– Trẻ sốt có tiền sự bị bệnh tim.

Nếu bé nhà có những dấu hiệu trên bố mẹ không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để điều trị đúng cách.

Như vậy, bài viết trên đã phần nào giúp các mẹ tìm được nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi trẻ bị sốt về đêm. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ phải sáng suốt để tìm được hướng giải quyết tốt nhất. Không nên quá lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Rate this post

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *