HomeChia Sẻ Kiến Thức

Trẻ Đi tướt do mọc răng bao lâu thì khỏi?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Trẻ đi tướt có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh lý về đường ruột, do thức  ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc không hợp với cơ địa của trẻ, do giai đoạn lẫy của trẻ,… Mọc răng cũng là một thời điểm phổ biến với biểu hiện đi tướt ở trẻ. Các mẹ cần nắm rõ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi để tiện cho việc theo dõi tình hình, chăm sóc trẻ và xử lý kịp thời nếu thấy dấu hiệu bất thường.[content_block id=647]

Dấu hiệu trẻ đi tướt do mọc răng

Nhiều mẹ có thể  nhầm lẫn hoặc không phân biệt được đâu là hiện tượng đi tướt do mọc răng và đi tướt do các nguyên nhân khác. Vì thế mình sẽ phân tích một chút về vấn đề này.

Trong quá trình trẻ mọc răng đợt đầu tiên, một loại enzym được phóng thích kết hợp với nước bọt nhiều hơn bình thường khi trẻ nuốt vào và gây ra hiện tượng đi tướt.

Trẻ thường tướt mọc răng vào thời gian mọc chiếc răng đầu tiên. Tùy theo trẻ mà có thể xuất hiện tình trạng này vào khoảng tháng thứ 5 đến tháng thứ 8, hoặc sớm hay trễ hơn, không nhất định.

Tướt mọc răng được xác định với những biểu hiện như:

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần, mỗi lần cách nhau không lâu
  • Phân thường lỏng, có mùi chua chua, màu
  • Thói quen đi vệ sinh của trẻ bị đảo lộn bất thường

Ngoài việc đi tướt thì trẻ còn có những triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc (có thể do trẻ bị đau bụng đi ngoài), một số trẻ còn chảy nước dãi, kéo tai, dùng tay chà vào má, bị ho, thường xuyên nhai cắn (do nướu của trẻ bị ngứa vì răng nhú lên), hay cáu gắt, sợ bú, ngủ không ngon, bị sốt,…

Đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Thông thường, thời gian đi tướt do mọc răng của trẻ kéo dài không giống nhau, có thể lâu hoặc nhanh tùy vào cơ thể và sự phân giải enzym đặc biệt trong quá trình trẻ mọc răng.

Đa số các bé chỉ đi tướt khoảng 2 đến 3 ngày cùng với các biểu hiện khác như đã kể trên khi mọc răng, nếu kéo dài quá bất thường thì bố  mẹ nên chú ý đến những nguyên nhân khác có thể gây nên đi tướt ở trẻ chứ không phải do mọc răng, và điều tị kịp thời cho bé.

Sau khi răng nhú lên hẳn khỏi chân nướu thì các triệu chứng khó chịu của trẻ cũng biến mất, trẻ sẽ ăn, bú và vui chơi lại như thường, bố mẹ không cần lo lắng.

Ngoài ra, trong thời gian mọc răng và xuất hiện những dấu hiệu sốt, quấy khóc,… thì trẻ vẫn phát triển bình thường, không mệt li bì, mất nước nghiêm trọng.

Khi nào đi tướt mọc răng là điều đáng lo ngại?

Các mẹ chú ý nhé, vì hiện tượng đi tướt, tiêu chảy lúc bé mọc răng cũng khá tương đồng với các triệu chứng bệnh lý về đường ruột, nên phải cẩn thận kẻo bị chủ quan mà làm trẻ bị ngày càng nặng.

Đôi khi trẻ tới tuổi mọc răng và xảy ra tiêu chảy cùng với mệt mỏi, quấy khóc, sốt cao, các bố mẹ lại cho rằng bé nhà mình sắp mọc răng sữa nên vậy, nhưng kết quả thì đó lại là lúc trẻ bị bệnh, cơ thể nhiễm vi rút hoặc các vấn đề về sức khỏe.

Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng, nếu tình trạng đi tướt diễn ra dài ngày, khoảng trên 3 ngày, mà răng vẫn chưa thấy nhú lên  chút nào, thì hãy đưa trẻ đi khám để kiểm tra xem con có bị bệnh gì không, vì lúc đó các dấu hiệu kia không đơn thuần là đi tướt mọc răng ở trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ đi tướt quá liên tục trong nhiều ngày, khiến cơ thể mệt lả đi, không còn hoạt bát như ngày thường, không chịu bú, không ngủ suốt nhiều đêm vì khó chịu, có dấu hiệu mất nước như khô da, khô môi, vàng mắt,… thì bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được giúp đỡ nhé.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị đi tướt mọc răng

Vẫn biết  đi tướt mọc răng chỉ là một trong những hiện tượng sinh trưởng bình thường của tất cả các bé trong quá trình lớn lên, hoàn thiện cơ thể, nhưng chúng lại khiến bố mẹ lo sốt vó, nhất là những người mới lần đầu được làm cha, làm mẹ.

Trong trường hợp bình thường thì bố mẹ có thể giúp bé những việc nhỏ sau để giảm bớt lo lắng:

  • Cho bé uống nước nhiều, bú nhiều hơn bình thường, nếu bé biếng bú thì vẫn kiên trì dỗ dành.
  • Bày trò vui, trò chuyện với trẻ để có tâm trạng tốt, quên đi đau đớn và khó chịu trong nướu.
  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết bằng cách mẹ ăn nhiều những thứ được bác sĩ chỉ định để lấy sữa.
  • Nếu trẻ quấy khóc, hãy chịu khó dỗ dành, không cáu gắt, nạt nộ khiến trẻ bị căng thẳng tâm lý.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ thật đảm bảo, đặc biệt là “tiêu diệt” mùi khó chịu do trẻ đi tướt gây ra.
  • Để ý thường xuyên để biết trẻ tướt lúc nào mà kịp thời xử lý để trẻ không bứt rứt khó chịu.

Bố mẹ có sốt ruột hay lo lắng thì cũng đừng can thiệp quá nhiều vào quá trình này của bé trừ khi thấy những biểu hiện bất thường như:

– Trẻ đi tướt suốt ngày, cứ một chốc lại đi, việc này kéo dài trên 3 ngày.

– Nhiều đêm liền bé quấy khóc, không chịu ngủ, nằm vặn mình, đạp tay chân.

– Bé khóc liên tục và nảy nảy người khó chịu, không nằm yên kể cả trên tay bố mẹ.

– Xuất hiện những biểu hiện lạ trên da như phát ban, đỏ, sưng, nổi mề đay, ngứa ngáy.

– Trẻ bị mất nước nghiêm trọng với các triệu chứng như khô môi, cổ họng khô khóc, tiếng khóc khàn.

– Trẻ mệt rã rời, không còn sức lực, nằm li bì không muốn thức dậy vui chơi và bú sữa.

Trẻ đi tướt do mọc răng có nên uống thuốc gì không ?

Theo lời khuyên của bác sĩ thì Tùy theo cơ địa của mỗi bé, khi mọc răng bé có thể bị sốt nhẹ, chảy nhiều nước bọt hoặc đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, bé bứt rứt và hay quấy khóc hơn…

Có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hóa như Enterogermina 500ml hoặc gói muối được pha sẵn có bán ở các quầy thuốc tây.

Bài thuốc đông y chữa trẻ đi tướt

Các ông bà mẹ nên cân nhắc việc đưa bất kỳ loại thuốc gì vào cơ thể trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số bài thuốc đông y các bậc phụ huynh có kiến thức đông y nên tham khảo nhé :

  • Dinh hương : 10 nụ, trân bì : 4g cho vào ấm đun sôi chắt lấy nước cho trẻ uống khi còn ấm ấm, dùng vài ba lần cho đến khi hết bệnh.
  • Đốt ổ tò vò để nguội , vỏ giữa cây trẻ cạo hết lớp xanh bên ngoài 10g , gừng tươi 2 lát sắc lấy nước cho trẻ uống ngày 3-4 lần.
  • Nếu trẻ đi ngoài tướt phân xanh miệng nước dãi, đầu ngón tay chân lạnh thì dùng gừng tươi 30g, nướng cháy sém vỏ ngoài giã nát cho vào khúc mía nướng trên ngọn lửa tầm 20-30 phút, lất ra vắt nước cho uống sẽ khỏi.
  • Lá đinh hương 1 nụ , hấp vào nồi cơm sắp cạn , sau đó chờ cơm chín tầm 15 phút lấy ra, nghiền ra cho vào nước sôi để nguội vừa ấm là uống được.

Mình cũng từng khá lo lắng trong đợt ku Rô mọc răng đi tướt . Công nhận là có đủ các biểu hiện như trên các mẹ ạ, và ban đầu mình không biết làm thế nào. Vì thế, mình rất đồng cảm với những băn khoăn của các bố mẹ. Hãy yên tâm với đốt phát triển bình thường này và theo dõi để chăm con yêu thật tốt nhé.[content_block id=649]

4 (80%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *