Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi, xảy ra khi thời tiết chuyển biến thất thường tạo điều kiện cho virus phát triển nhanh chóng. Ở trẻ em, do có sức đề kháng yếu hơn người lớn nên dễ mắc bệnh hơn. Việc trẻ quấy khóc khi bị sốt làm cho các bậc phụ huynh lo lắng, tìm mọi cách để con mau hết bệnh và điều đầu tiên họ nghĩ đến là truyền nước . Thực tế thì trẻ bị sốt virus có nên truyền nước hay không? Chúng ta sẽ biết câu trả lời ngay sau đây.
Sốt virus (sốt siêu vi) là gì?
Sốt virus là loại bệnh do virus gây bệnh gây ra. Sốt virus có thể lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa, hô hấp. Phần lớn sốt virus không nguy hiểm, bệnh sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc và duy trì chế độ ăn uống hợp lí. Tùy thuộc vào tình trạng sốt cao hay sốt nhẹ mà thời gian lành bệnh cũng khác nhau, thông thường từ 5 – 7 ngày điều trị.
Dấu hiệu nhận biết sốt virus ở trẻ
Khác với sốt xuất huyết là sốt liên tục trong 3 – 4 ngày liền nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong thì sốt siêu vi thường xảy ra theo từng cơn ở nhiệt độ rất cao có lúc lên đến 40 – 41 độ C nhưng thường không nguy hiểm nhiều.Tuy nhiên, bạn vẫn nên theo dõi bé để phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lí.
Khi bị sốt trẻ có hiện tượng quấy khóc, chảy nước mũi, hắt hơi , ho, lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, viêm long đường hô hấp, nổi hạch… Tùy thuộc vào loại virus trẻ bị nhiễm mà có các biểu hiện khác nhau và có cách xử lí tương ứng .
Trẻ bị sốt virus có nên truyền nước không?
Điều sai lầm lớn nhất ở các bậc phụ huynh khi thấy con sốt là tự ý truyền nước cho con với suy nghĩ sẽ giúp con mau khỏe mạnh. Nhưng ít ai tìm hiểu đến nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Tùy thuộc vào từng loại sốt mà có nên truyền nước hay không.
Các chuyên gia cho biết, khi trẻ bị sốt virus thì tuyệt đối không được tự ý truyền nước. Vì truyền nước trong thời điểm này không những không giúp trẻ hạ sốt mà còn dẫn đến tình trạng sốt dịch truyền, tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho bé. Nếu có trường hợp truyền nước mà giúp trẻ hạ sốt thì đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên vì trên thực tế chưa có nghiên cứu nào cho thấy truyền nước giúp hạ sốt cả.
Chỉ được truyền nước khi bệnh có biến chứng như bé bị nôn nhiều, đi ngoài liên tục gây mất nước hoặc những trường hợp cần thiết mà bác sĩ chỉ định truyền.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, nếu trẻ bị sốt virus mà vẫn ăn uống bình thường thì nên bồi phục cho bé qua đường ăn uống. Bằng cách cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu như cháo, súp… và chia ra làm nhiều bữa nhỏ không nên cho bé ăn quá no. Bên cạnh đó, cho trẻ uống nhiều nước, nước chanh, nước cam… để bổ sung lượng vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Có thể cho bé uống thêm oresol để bổ sung thêm lượng nước hao hụt nữa mẹ nhé.
Cách phòng ngừa sốt virus ở trẻ
Nếu mẹ biết cách chăm sóc cộng với thể trạng của bé tốt, sức đề kháng ổn định thì sẽ góp phần ngăn ngừa tình trạng sốt virus. Các bố mẹ nên lưu ý vài điều như sau:
– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Dạy trẻ cách che miệng khi hắt hơi, ngáp, ho.
– Hạn chế cho trẻ đến những nơi có dịch, trường hợp cấp bách phải trang bị khẩu trang y tế cho bé.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên lau bụi trên rèm cửa, cửa kính.
– Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ.
– Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng vài lần mỗi ngày để ngăn chặn các loại virus xâm nhập vào cơ thể.
– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm lượng vitamin từ hoa quả tươi giúp tăng sức đề kháng cho bé.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà
Nếu chẳng may bé nhà bị sốt, các bậc phụ huynh cũng nên bình tĩnh để chăm sóc cho bé một cách tốt nhất. Nên chú ý một số vấn đề sau:
– Trẻ bị sốt, hệ tiêu hóa không khỏe như bình thường nên cho bé ăn những thức ăn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, dễ tiêu. Hạn chế đồ cay nóng, tuyệt đối không được ăn trứng gà.
– Đối với trẻ dưới 6 tháng nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ.Còn những bé lớn hơn nên cho bé uống nhiều nước lọc để đào thải độc tố ra ngoài đồng thời bổ sung lượng nước bị hao hụt.
– Vệ sinh thân thể cho bé bằng nước ấm.
– Không được tùy tiện cho bé uống thuốc kháng sinh.
– Không nên cho trẻ đến trường cho đến khi lành bệnh hẵn để tránh trường hợp lây lang cho những bé khác.
– Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, nếu nhiệt độ tăng quá cao nên kịp thời đưa trẻ đến cơ xở y tế để hạn chế những biến chứng đáng tiếc về sau.
Như vậy, việc truyền nước cho trẻ khi bị sốt là điều hoàn toàn sai lầm. Nó không những không giúp trẻ hạ sốt mà còn gây ra những hậu quả nguy hiểm. Điều cần thiết khi trẻ bị sốt là các bậc phụ huynh nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để có biện pháp xử lí kịp thời.
Bên cạnh đó, cần cho bé ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để bổ sung lượng vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho bé. Đặc biệt, trẻ cần đến bác sĩ kịp thời để ngăn chặn tình trạng diễn biến khó kiểm soát.