HomeChăm Sóc

Trẻ sốt nhưng không ra mồ hôi thì có nguy hiểm không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Trẻ sốt nhưng không ra mồ hôi mặc dù đã uống thuốc hạ sốt cũng là một tình trạng hơi “căng”, khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Thông thường khi được cho uống thuốc, cơn sốt của trẻ sẽ thuyên giảm dần. Nhưng trường hợp này xảy ra làm các bậc phụ huynh hoang mang. Liệu như vậy thì có nguy hiểm không? Hãy cùng mẹ Rô giải đáp vấn đề này để biết cách chăm con đúng khoa học nhé.

tre-sot-khong-ra-mo-hoi
Trẻ sốt nhưng không ra mồ hôi thì có nguy hiểm không?

Triệu chứng trẻ sốt nhưng không ra mồ hôi, có nguy hiểm không?

Như nhiều người đã biết, khi thân nhiệt trẻ bị sốt tăng lên thì thường bé sẽ bị toát mồ hôi trộm. Đặc biệt, lúc bố mẹ cho uống thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm, đồng thời trẻ khỏe lên dần dần. Nếu không ra mồ hôi nghĩa là bé không hạ sốt được và điều này còn tiềm ẩn một số vấn đề nguy hiểm khác.

Tình trạng trẻ sốt nhưng không ra mồ hôi có thể còn kèm theo một số triệu chứng khác như trẻ đi tiểu nhiều lần, nhiệt độ cơ thể không ổn định. Đôi khi trẻ sốt cũng có dấu hiệu tiêu chảy, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng nhiều hơn lúc thường.

Nguyên nhân của các biểu hiện này có thể do hệ miễn dịc, sức đề kháng của bé đang trong thời kỳ suy giảm. Bé có thể ốm đau liên tục, rất dễ nhiễm bệnh do vi rút nói chung. Những triệu chứng như ho, chảy nước mũi, nhảy mũi,… cũng xuất hiện phổ biến.

Cũng có ý kiến cho rằng sốt dai dẳng, không chịu ra mồ hôi có thể do các vấn đề về nội tiết. Rối loạn nội tiết khiến các cân bằng cơ thể bị phá vỡ, sinh ra nhiều tình trạng khó hiểu mà không chỉ xảy ra ở phụ nữ hay người trưởng thành.

Ngoài ra, viêm tai giữa hoặc viêm họng cũng có thể là nguồn cơn của tình trạng sốt không ra mồ hôi ở trẻ. Tốt nhất bố mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Hoặc cũng có thể do bạn chưa cho trẻ dùng thuốc hạ sốt đủ, đúng liều. Hãy kiểm tra và nhớ thật kĩ để tránh nhầm lẫn mà gây hại cho sức khỏe của trẻ nhé.

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sốt không ra mồ hôi?

Ngày trước nhiều bố mẹ hay cho trẻ dán miếng hạ sốt hay chườm đá lạnh để thân nhiệt bé hạ bớt. Nhưng cách này không được khuyến cáo bởi các chuyên gia. Bởi vì chườm lạnh thường chỉ nên dùng trong trường hợp bé bị say nắng, say nóng. Bên cạnh đó, miếng hạ sốt không đem lại hiệu quả mà lại có thể gây biến chứng như trẻ bị khó thở, co giật, người tím tái,… rất nguy hiểm.

Theo kinh nghiệm của mình, các mẹ hãy thử làm theo các bước sau:

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đủ liều lượng, theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường bé được chỉ định dùng paracetamol uống hoặc viên Efferagal đút hậu môn.

– Lau nước ấm cho trẻ, không nên dùng nước đá lạnh hay chườm đá vì nếu lỡ bé sốt do nhiễm khuẩn hay viêm phổi thì cách này phản tác dụng ngay.

– Mở cửa cho thoáng gió và không khí, nhưng tránh những luồn gió mạnh có thể làm trẻ bị ho, cơn sốt nặng hơn.

– Không mặc đồ quá nóng, không đắp chăn kín cả người cho trẻ. Nhiều bố mẹ nhầm lẫn, cho trẻ ở nơi quá kín đáo, dẫn đến thân nhiệt càng tăng.

– Cho trẻ uống thật nhiều nước để làm mát cơ thể.

– Tắt điều hòa trong phòng và chỉ bật quạt máy với mức độ nhẹ hoặc vừa phải để làm thông thoáng không gian nghỉ ngơi, vui chơi của trẻ.

Nếu trẻ bị sốt vi rút, chẳng hạn như sốt do viêm họng thì thường cơ thể rất ít có phản ứng với thuốc efferagan. Vì thế cơn sốt sẽ còn quay lại làm phiền sau vài ngày điều trị bằng thuốc. Lúc này, nếu uống thuốc và cả chườm khăn ấm mà vẫn không hạ sốt thì trẻ cần được nhập viện để các bác sĩ tiện theo dõi và bố mẹ sẽ yên tâm hơn. Đặc điểm dễ nhận ra là thân nhiệt bé lên đến 39 – 41 độ C.

Một vài mẹo dân gian khác bố mẹ nên bỏ túi

Nhiều trường hợp mạch ở cổ tay bé phù lên, nổi nhanh và nhiều trong thời gian bị sốt. Lúc này, bố mẹ hãy bình tĩnh thực hiện một vài mẹo để cải thiện tình hình như:

Đánh gió

Có thể bạn chưa biết, dùng chanh để đánh gió là phương pháp giải cảm, hạ sốt rất hữu hiệu. Mẹ hãy lấy quả chanh cắt đôi, chà cho trẻ ở hai bên ngực, dọc theo xương sườn, hai bên bụng. Đây là cách để điều hòa cân bằng thần kinh trung ương, làm mạnh mẽ lại các hoạt động của đám rối thần kinh.

Hạ sốt bằng các thực phẩm quen thuộc

Dùng một nắm lá ngải cứu khô sắc với một bát nước cho đến khi nước rút còn nửa bát thì cho trẻ uống, sẽ khiến trẻ ra mồ hôi và hạ sốt.

Lá tía tô và bồ công anh sắc với vài lát gừng, cho trẻ uống ngày hai lần để hạ sốt.

Lá diếp cá và rau má rửa sạch, giã nhuyễn, hòa vào nước sôi, lọc lấy nước cho trẻ uống. Có thể khuấy thêm đường phèn cho ngọt.

Chưng cách thủy hỗn hợp gồm củ cải thái lát và mật ong, cho trẻ uống ngày 2 lần sẽ hạ sốt.

Day bấm huyệt

Trẻ sốt nhưng không ra mồ hôi bạn có thể hạ nhiệt bằng cách bấm vào huyệt giữa mắt cá chân và cơ gấp dài ngón cái. Bên cạnh đó hãy day day nhẹ ở huyệt hợp cốc, nằm ở khe giữa điểm nối của ngón tay cái và ngón trỏ. Thuật day bấm huyệt rất hiệu quả nếu bạn áp dụng đúng cách. Nếu cần thiết thì hãy tìm hiểu kĩ thêm một chút, rất hay.

Một số phụ huynh còn nhầm lẫn, hãy chú ý điều này

Nhiều bố mẹ muốn cho con ra mồ hôi nhiều để mau hạ sốt nên đã vội vàng đắp chăn, mặc đồ kín cả người cho trẻ. Bạn sẽ không nhận được kết quả như ý, mà ngược lại trẻ càng khó chịu, nhiệt độ cơ thể tăng thêm và còn có thể gay ra co giật.

Lại có người cho rằng trẻ sốt thì tuyệt đối không được tắm. Thực tế, tắm nhanh với nước ấm là phương pháp giảm nhiệt rất hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Hoặc có thể dùng nước ấm, nhúng khăn mềm và lau người để làm sạch cho trẻ. Nhưng nhiệt độ của nước cần thấp hơn một chút so với thân nhiệt của trẻ.

Một số phụ huynh không dám cho con uống thuốc hạ sốt mặc dù trẻ đã sốt rất cao, vì họ muốn trăm phần trăm phải chờ đến ý kiến bác sĩ. Thật ra nhà có con nhỏ thì chúng ta phải sẵn sàng chiếc nhiệt kế và thuốc hạ sốt. Khi thân nhiệt bé vượt quá 38,5 độ C thì phải cho uống thuốc giảm sốt luôn. Nếu để kéo dài e rằng có thể gặp biến chứng nghiêm trọng.

Rate this post

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *