HomeChăm Sóc

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên bụng mẹ có tốt không? mẹ nên làm gì?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, phải đến 90% trẻ có thói quen ngủ nằm sấp, úp bụng và mặt xuống phía dưới, điều này khiến mẹ khá lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh nằm sấp trên bụng mẹ có tốt không? mẹ nên làm gì, chúng ta cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây nhé.

tre-so-sinh-nam-sap-tren-bung-me
Trẻ sơ sinh nằm sấp trên bụng mẹ có tốt không? mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên bụng mẹ có tốt không?

Rất nhiều trẻ có thói quen nằm sấp trên bụng mẹ đặc biệt là khi ngủ, khi bắt gặp trường hợp này các phụ huynh thường nhẹ nhàng thay đổi tư thế cho trẻ vì nghĩ nằm sấp sẽ khiến quá trình hô hấp của trẻ gặp nguy hiểm cũng như tim bị chèn ép. Tuy nhiên việc nằm sấp không hề khiến các bé khó chịu như người lớn chúng ta nghĩ mà ngược lại nó có rất nhiều lợi ích tuyệt vời mà bố mẹ không nghĩ đấy.

Trẻ nằm sấp trên bụng mẹ sẽ giúp cho hoạt động của phổi thuận lợi, làm cho vùng ngực của trẻ có sự dễ chịu vì giúp cải thiện dung tích phổi và thúc đẩy hoạt động của hệ hô hấp.

Mẹ biết không, việc nằm sấp còn giúp con cải thiện tầm nhìn, phát triển thị giác mạnh mẽ. Điều này cũng kích thích con vận động, nằm nghiêng, nhìn xung quanh để có thể nhìn thấy nhiều vật hơn.

Đồng thời, mẹ cũng đừng lo trẻ bị đau bụng hay đầy hơi, tức ngực khi nằm sấp. Đây là bản năng tự nhiên sinh tồn của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nằm sấp sẽ vận động nhiều hơn, chính vì vậy mà nhu động ruột cũng hoạt động tốt hơn, hệ tiêu hóa cũng được cải thiện đáng kể.

Đặc biệt, đây là tư thế quen thuộc của trẻ khi còn nằm trong bụng mẹ nên khi ngủ trẻ nằm như vậy sẽ đem lại sự an tâm, tạo cảm giác an toàn, giúp trẻ ngủ ngon hơn và hạn chế giật mình giữa giấc, tạo sự gần gũi giữa mẹ và bé.

Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Mặc dù có nhiều lợi ích là vậy, nhưng nằm sấp cũng chính là tư thế ngủ dễ gây đột tử cho trẻ, đặc biệt là những trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bởi khi ngủ với tư thế này trẻ rất khó thoải mái duỗi tay chân, vì vậy mà máu lưu thông kém và gây áp lục lên vùng bụng trẻ, dẫn đến tình trạng tức bụng, tức ngực, khó thở hoặc ứ trệ máu huyết,… nên các mẹ cần lưu ý.

Bắt đầu tập cho bé nằm sấp khi nào?

Các mẹ không cần phải đợi bé đủ tháng mới tập nằm sấp mà trong vài tuần đầu sau sinh, khi cuống rốn của bé đã rụng mẹ đã có thể tập tành cho bé nằm sấp. Nhưng các mẹ đừng ép bé quá, nếu thấy bé khó chịu thì hãy để bé được thích nghi dần. Khi tập mẹ sẽ bất ngờ khi thấy rằng cả em bé sơ sinh cũng có thể bắt đầu quay sang hai bên.

Lưu ý: Tập cho bé nằm sấp không có nghĩa là để bé sơ sinh tự ngủ trong tư thế nằm sấp, bởi nguy cơ đột tử khi ngủ có thể đe dọa đến tính mạng của bé. Khi tập cho bé nằm sấp, mẹ phải luôn đặt bé lên mặt phẳng nhẵn, không gồ ghề, không chắn gối hoặc thú bông vì chúng có thể chắn ngang tầm mắt, mũi, miệng khiến bé ngộp thở làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Những lưu ý khi cho trẻ nằm sấp

Các mẹ đừng nghĩ việc nằm sấp có ích đối với trẻ mà chủ quan. Nếu muốn trẻ nằm sấp các mẹ cũng cần chú ý những vấn đề sau:

– Nếu trẻ sơ sinh chưa rụng rốn không được nằm sấp.

– Không mặc quần áo có cúc hoặc nút thắt phía trước ngực cho trẻ vì như thế khi nằm sấp nó có thể gây tổn thương cho phần ngực và bụng của bé.

– Chăn và gối cho trẻ không nên quá mềm vì nếu mềm quá, bé nằm sẽ bị lõm xuống dễ dẫn đến nghẹt mũi, miệng, ảnh hưởng đến hô hấp và dẫn đến trường hợp đột tử chúng tôi vừa đề cập ở trên. Xung quanh trẻ cũng không nên bày quá nhiều đồ đạc, vì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

– Không nên cho trẻ nằm sấp khi vừa ăn hoặc bú no, điều này sẽ gây nên cảm giác tức bụng hoặc nôn trớ.

Đặc biệt lưu ý: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nghiêm cấm không nên nằm sấp.

Mẹ nên làm gì để giảm thiểu âu lo?

Mặc dù nằm sấp mang lại nhiều lợi ích như vậy, nhưng vẫn không giảm thiểu cảm giác lo sợ ở các bậc phụ huynh. Bạn có thể lựa chọn tập cho trẻ nằm trong tư thế tốt khác với những cách các chuyên gia y tế đã gợi ý như sau:

– Bạn có thể đặt trẻ nằm ngửa ngay từ khi trẻ thiu thiu trên tay mẹ, không nên đặt trẻ nằm nghiêng ngay từ đầu vì từ tư thế nghiêng trẻ sẽ dễ dàng lật úp xuống ngay.

– Đối với những trẻ từ 1 tuổi trở lên mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, sau đó sử dụng một tấm chăn cotton đắp cho trẻ và cố định các mép chăn vào giường khi trẻ ngủ.

– Cũng với tấm chăn cotton bạn có thể sử dụng để cuốn người bé lại từ phần hông trở xuống để giới hạn chuyển động lật của chân, trẻ sẽ khó khăn hơn trong việc lật sấp lại.

– Ngoài ra, bạn có thể đặt trẻ vào chăn, vắt mép chăn bên phải vào cánh tay trái của bé, mép còn lại vắt sang phía dưới cánh tay phải của bé, không cuốn chăn quá chặt và quá lâu.

Tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh

Tư thế ngủ nào cũng có ưu và nhược điểm riêng của nó, không có tư thế nào hoàn hảo và cũng không nên tuyệt đối tránh cái nào. Nếu như nằm sấp có nhiều mặt lợi ích cũng như hạn chế thì tư thế nằm nghiêng và ngửa cũng vậy.

Tư thế nằm nghiêng được xem là phương pháp tránh nghẹt thở và an toàn nhất cho trẻ. Nếu trẻ bị nôn, nằm nghiêng bên phải sẽ làm cho vật nôn trong khoang miệng chảy ra từ miệng, không chảy vào cổ họng, gây ho, nghẹt thở.

Ngoài ra, khi ngủ nếu trẻ có hiện tượng ngáy, bạn có thể chuyển cơ thể của trẻ nằm nghiêng sang một bên, tiếng ngáy sẽ biến mất, hô hấp cũng thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, nằm nghiêng cũng sẽ ảnh hưởng đến hình dáng tai của trẻ sau này. Thời gian dài năm nghiêng sẽ làm cho vòng tai của trẻ chịu chèn ép làm thay đổi hình dạng tai cũng như làm cho đầu trẻ dẹp một bên, tốt nhất cứ 3 – 4 tiếng bạn chuyển tư thế cho trẻ 1 lần.

Và tư thế nằm ngửa cũng được xem là tư thế ngủ khá an toàn cho trẻ sơ sinh. Bởi khi nằm tư thế này lỗ mũi của trẻ không bị vật bên ngoài che đậy nên không gây nghẹt thở.

Ngoài ra trẻ ngủ với tư thế này cũng không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày đường ruột và bàng quang.

Tuy nhiên, nếu các mẹ cho trẻ ngủ trong tư thế ngủ ngày trong thời gian dài đầu sẽ dễ bị dẹp. Đồng thời, tư thế này cũng sẽ tạo cảm giác ở trẻ không có chỗ dựa, khiến trẻ cảm thấy không an toàn.

Cho nên các bác sĩ đã khuyến cáo bố mẹ nên thường xuyên đảo tư thế cho trẻ khi nằm cũng như khi ngủ sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dẹp đầu. Còn một điều các mẹ cũng cần lưu ý sau khi cho trẻ uống sữa, nếu trẻ ngủ ngay thì không cho trẻ nằm thẳng mà hãy để trẻ nằm nghiêng bên phải.

Sau khi tham khảo những thông tin trong bài viết trẻ sơ sinh nằm sấp trên bụng mẹ có tốt không? mẹ nên làm gì?, có lẽ các mẹ đã biết nên làm gì sẽ tốt cho bé nhà mình rồi đúng không nào. Chúc mẹ chăm sóc sức khỏe và dạy con tốt nhé.

4.8 (96%) 15 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *