HomeNuôi Dạy

Khi nào trẻ sơ sinh có nước mắt?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Một hiện tượng sinh lý khá phổ biến khi trẻ vừa chào đời là khóc rất to nhưng thường khi em bé khóc thì không có giọt nước mắt nào. Vậy khi nào trẻ sơ sinh có nước mắt? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

khi-nao-tre-so-sinh-co-nuoc-mat
Khi nào trẻ sơ sinh có nước mắt?

Tại sao trẻ khóc không có nước mắt?

Vừa vọt lòng mẹ, âm thanh đầu tiên và kỳ diệu nhất chính là tiếng khóc của bé. Các mẹ vỗ về âu yếm, “ da kề da” bé có thể ngoan ngay nhưng nếu chưa có sữa kịp thì bé vẫn khóc. Điều ngạc nhiên ở đây là dù khó rất nhiều nhưng lại không hề có nước mắt. Và hiện tượng có thể duy trì kéo dài đến 2 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh thường xuyên có hiện tượng khóc sau sinh như: đói khóc, gắt ngủ khóc hay khó chịu khóc,… Các bà mẹ thường xuyên phải đối diện với những cơn khóc có khi dai dẳng từ 15 – 20 phút và quan sát kỹ sẽ không hề thấy có nước mắt chảy ra. Điều này có thể là do tuyến nước của trẻ mới sinh chưa thực sự phát triển đầy đủ ngay khi chào đời.

Khi nào trẻ sơ sinh có nước mắt?

Đôi khi mắt trẻ ẩm ướt là do tuyến nước mắt chỉ đủ khả năng làm cho mắt có chút hiện tượng rơm rớm. Điều này có thể duy trì suốt 2 tháng đầu đời sau khi sinh. Theo các chuyên gia, lý do khi mới chào đời thì tuyến nước mắt của trẻ sơ sinh chỉ sản xuất một số lượng nhỏ đủ để giúp bôi trơn và bảo vệ đôi mắt của trẻ.

Do đó, bé sẽ không có nước mắt dư thừa để có thể tạo thành những giọt nước mắt trào ra mỗi khi bé khóc. Quá trình khóc hờ hay còn được gọi là “ nước mắt cá sấu” sẽ diễn ra trong 3 tới 12 tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh.

Nước mắt của trẻ được sản xuất đầy đủ và hoàn thiện nhất khi ở độ tuổi thừ 1 – 2  tháng tuổi. Cùng với sự phát triển của tuyến nước mắt này thì sự sản xuất nước mắt ở mắt của bé cũng gia tăng. Nếu bạn cho bé chơi ở gian bếp khi chế biến món ăn có hành tây thì cũng sẽ làm trẻ nước mắt như người lớn. Môi trường xung quanh đôi khi có tác động rất lớn tới đôi mắt của bé yêu.

Chảy nước mắt nhưng không khóc

Một trong những lý do khiến hệ thống lệ đạo bị tắc là dù bé đang chơi nhưng vẫn chảy nước mắt, mắt có ghèn hay chất nhầy… Bệnh lý này khá phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi trẻ bị tắc tuyến lệ thì nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ có hiện tượng trào ra ngoài. Trẻ thường có hiện tượng chảy nước ở một hoặc hai mắt và chảy thường xuyên hoặc từng lúc, kèm theo ghèn.

Nếu quá trình tắc tuyến lệ kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ thì có thể gây ra nhiễm trùng tại đường lệ gây viêm túi lệ và có nhầy mủ, nhất là khi bạn ấn vào vùng góc trong mắt. Các bà mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngày để xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác xảy ra ở mắt của trẻ như Glocom bẩm sinh hay viêm trong mắt.

Chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tắc tuyến lệ ở trẻ hay còn gọi là hiện tượn tuyến lệ bị chặn lại khi hệ thống thoát nước ở vùng mắt của bé bị chặn. Từ đó khiến những giọt nước mắt được tạo ra mà không thể thoát ra ngoài và khiến cho đôi mắt của bé trở nên ngập nước. Hiện tượng này sẽ dễ dàng  phát hiện hơn khi tuyến lệ của bé phát triển, khoảng sau 5 tuần tuổi.

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ

Theo thống kê thì khoảng 6% trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng bị tắc tuyến lệ ở thời điểm sau sinh. Nguyên nhân là do các tế bào ở biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống mũi – lệ (ống lệ tỵ) khi đi xuống mũi.

Ngoài ta hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh còn do tuyến lệ ở trẻ bị viêm nhiễm và làm cho nước mắt không lưu thông từ mắt xuống mũi, do đó những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài khiến cho đôi mắt của bé bị ngập nước.

Cách xử lý

Hiện nay có hơn 90% trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ có thể tự khỏi khi trẻ ở độ tuổi từ 1 – 2 tuổi. Các mẹ chỉ cần biết cách làm vệ sinh cho mắt bé thì “mọi chuyện sẽ ổn”.

Cách thực hiện: Các mẹ dùng ngón tay cái và trỏ day sống mũi của trẻ gần mắt sẽ giúp làm thông tuyến lệ. Đây là phương pháp đơn giản và khá hiệu quả nên được áp dụng trị liệu lâu dài và thường xuyên. Có thể trẻ sẽ hết trong vòng 1 đến 2 tuần hoặc có trẻ sẽ kéo dài 5, 6 tháng.

Cũng lưu ý là khi day mắt cho bé thì cha mẹ cần kiên nhẫn vì không phải bất cứ bé nào cũng sẽ hết ngay sau. Nếu sau vài tuần mà vẫn không thuyên giảm triệu chứng hoặc có tình trạng trở nên nặng hơn thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám.

Hi vọng những chia sẻ trên đã giải đáp một phần nào đó thắc mắc của các mẹ về câu hỏi khi nào thì trẻ sơ sinh có nước mắt. Chúc các mẹ chăm sóc trẻ tốt và có những kỉ niệm thật vui trong quá trình cùng con yêu phát triển nhé.

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *