HomeChia Sẻ Kiến Thức

Khi nào trẻ biết theo mẹ?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Nhiều bậc phụ huynh lần đầu làm cha, làm mẹ trong một tâm trạng bỡ ngỡ, lo lắng. mọi vấn đề của con từ đi đứng, khóc cười nói năng cũng khiến cho cha mẹ sốt sắng. Vì thế, khi chào đón đứa con của mình chào đời, họ phân vân không biết nên chăm sóc con như thế nào, khi nào trẻ bắt đầu quấy khóc, khi nào trẻ biết theo mẹ… và phải giải quyết những vấn đề này ra sao. Bài viết hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi này.[content_block id=655]

khi-nao-tre-biet-theo-me
Khi nào trẻ biết theo mẹ?

Hiện tượng trẻ biết theo mẹ

Hiện tượng trẻ biết theo mẹ không phải chỉ xảy ra ở con người mà còn xảy ra ở tất cả các loài động vật. Một con gà, con vịt khi vừa được nở ra sẽ nhận diện người đầu tiên nó nhìn thấy là mẹ mình và đi theo mẹ. Vịt con, gà con sẽ ghi nhớ những đặc trưng của mẹ, những tập quán của mẹ và làm theo.

Hiện tượng trẻ biết theo mẹ không chỉ ở gà, vịt và những loại gia cầm mà còn xảy ra ở những loài động vật có vú khác, đặc biệt là con người. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh có thể nhận ra mẹ của họ ngay sau khi sinh ra, đặc biệt là khi trẻ đã biết bú sữa mẹ và ghi nhớ mùi hương quen thuộc của sữa mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ phân biệt mẹ của mình và biết quấy khóc tìm mẹ khi đói.

Khi nào trẻ biết theo mẹ? Mẹ nên làm gì?

Việc nhận diện khuôn mặt của mẹ thực tế sẽ mất khoảng vài tuần cho đến 2 tháng tuổi. Bởi vì khi em bé chào đời, tầm nhìn của bé khá ngắn và hẹp, chỉ khoảng 8 – 12 inch (tức 18 – 25cm). Trong khi đó, em bé chỉ nằm một chỗ và chỉ nhận biết được hai màu đen trắng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh có xu hướng nhìn vào long mày, đường viền tóc hay cử động môi của bạn. Nhờ vậy, những nét cơ bản trên gương mặt mẹ được bé ghi nhớ.

Khi đã được 1 – 3 tháng tuổi, trẻ có sự thay đổi lớn về hình thể kèm theo sự phát triển của khứu giác, thính giác, thị giác, xúc giác. Lúc này, đôi mắt của trẻ mở to hơn. Bé bắt đầu có những cử chỉ như vặn vẹo đầu, cử động cơ thể. Hơn nữa, bé hoàn toàn có thể cảm nhận được hơi ấm từ bạn cũng như vẫy tay hay quờ tay vào bạn. Trong khoảng thời gian này, trẻ bắt đầu nhận ra các khuôn mặt và rất thích thú khi được chơi với người khác.

Thị giác và trí nhớ của bé sẽ tiếp tục phát triển, cho đến khi được 8 tháng tuổi. Lúc này, sự phát triển của bé về hai mặt này gần như hoàn thiện. Điều này cho phép bé có thể nhận diện được tất cả mọi người và những đồ vật xung quanh mình. Bên cạnh đó, bé cũng đã nhận biết tên và sẽ có phản ứng khi có người gọi tên bé. Thậm chí, bé sẽ quay khắp nơi cho đến khi xác định được chính xác vị trí phát ra âm thanh. Trò chơi ú òa với bé sẽ vẫn hấp dẫn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bé đã biết được rằng, khuôn mặt bạn vẫn còn sau các ngón tay. Điều đáng mừng là em bé của bạn biết đảo mắt tìm ra bố mẹ ở bất kỳ vị trí nào trong một căn phòng.

Khoảng thời gian 9 tháng tuổi, trẻ nhận thức rõ hơn về sự tồn tại của người thân xung quanh mình, “điểm tựa tinh thần” của trẻ vẫn đặt tại mẹ – người mà trẻ cảm thấy thân thiết và quan trọng nhất. Lúc này, trẻ biết gọi ba, mẹ và hớn hở khi có người gọi tên mình. Cũng trong thời điểm này, trẻ chuyển từ suy nghĩ mình và mẹ là một sang việc ý thức được rằng mẹ là một cá nhân, một người độc lập và có thể rời xa em bé bất kỳ lúc nào.

Từ khoảng thời gian từ 9 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi, sự lo lắng về việc mình có thể xa mẹ bất cứ lúc nào cứ tăng lên trong nhận thức và suy nghĩ của bé. Trong thời điểm này, trẻ thích theo mẹ, bám mẹ, liên tục giữ mẹ ở trong tầm nhìn của mình. Bé ăn cũng đòi mẹ, khóc cũng đòi mẹ, chơi cũng đòi mẹ. Gần như trong nhận thức của bé, không thấy mẹ là mẹ sẽ đi mất, vì thế, bé tìm mọi cách giữ mẹ bên mình bằng cách quấy khóc, quậy phá…

Vào giai đoạn này, nhận thức của bé trở nên lo lắng và sợ hãi. Nếu trẻ thức giấc và thấy mẹ không có ở bên hay không được mẹ ôm bế, trẻ sẽ khóc lóc, sợ hãi. Bé sẽ đảo mắt sang xung quanh và tìm kiếm. Người mẹ trong giai đoạn này rất vất vả, bởi lẽ, thậm chí người bố hoặc người bà cũng không dỗ được bé. Giai đoạn này sẽ tiếp tục kéo dài đến khi trẻ được 2 tuổi và sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi trẻ, giai đoạn này có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, để an toàn, nếu trẻ đến tuổi nhưng không theo mẹ hoặc chưa đến tuổi mà trẻ đã bắt đầu quấy khóc, đòi mẹ thì bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, rất có thể trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó về sức khỏe hay về giai đoạn phát triển. Việc chẩn đoán sớm và chính xác sẽ giúp em bé của bạn có cơ hội phát triển bình thường như mọi đứa trẻ khác.

Trên đây là phần trả lời cho câu hỏi Khi nào trẻ biết theo mẹ?”. Hi vọng những điều trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc trẻ. Bạn không cần quá nóng vội nếu trẻ nhà mình ít có biểu hiện đòi mẹ, nhưng cũng không nên quá thờ ơ khi điều này diễn ra trong thời gian dài nhé.[content_block id=657]

5 (100%) 2 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *