HomeChăm Sóc

Khi nào trẻ mọc răng hàm?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Mọc răng là một trong dấu mốc phát triển quan trọng của trẻ. Mỗi chiếc răng nhú lên đánh dấu thêm một bước phát triển của trẻ và đòi hỏi người mẹ phải có kiến thức về chăm sóc trẻ trong thời kỳ mọc răng. Để giúp mẹ trang bị thêm kiến thức chăm sóc trẻ chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết khi nào trẻ mọc răng hàm?[content_block id=655]

khi-nao-tre-moc-rang-ham
Khi nào trẻ mọc răng hàm?

Thời điểm mọc răng hàm ở trẻ

Từ xa xưa ông cha ta có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”. Chính vì vậy để gìn giữ cho trẻ có một hàm răng chắc khỏe các bậc làm cha làm mẹ phải nắm bắt được các giai đoạn phát triển hàm răng của trẻ. Thông thường trẻ sơ sinh bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng.

Những chiếc răng cửa mọc trước và cho đến khi trẻ 24 tháng mới bắt đầu mọc răng hàm. Lúc này thông thường trẻ đã có khoảng 20 chiếc răng sữa, trẻ đã quen với việc ăn thô như cháo, cơm nát.

Đối với mỗi trẻ quá trình mọc răng cũng khác nhau, có trẻ mọc từng chiếc một nhưng cũng có trẻ mọc 2, 3 chiếc một. Đối với răng hàm cũng vậy, thông thường 4 chiếc răng hàm đầu tiên thường mọc trong giai đoạn trẻ từ 12 đến 16 tháng,4 chiếc răng hàm còn lại mọc trong giai đoạn từ 22 đến 32 tháng. Thời điểm này có thể khác nhau tùy thể trạng phát triển của trẻ nên cha mẹ không nên lo lắng khi thấy trẻ mọc chậm hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Dấu hiệu khi trẻ mọc răng hàm

Cũng như những loại răng khác, khi trẻ bắt đầu mọc răng hàm có những dấu hiệu như sau:

– Trẻ thường chảy dãi nhiều trước khi răng bắt đầu nhú lên. Một số trẻ có biểu hiện sốt hoặc đi tướt. Bên cạnh đó một số trẻ có biểu hiện ho do lượng nước dãi tiết nhiều gây nên.

– Trẻ biếng ăn hơn thường ngày, thường hay quấy khóc.

– Lợi sưng to, đỏ xung quanh khu vực răng sắp nhú lên.

– Cằm của trẻ xuất hiện mẩn đỏ nguyên nhân do nước dãi chảy làm mẩn ngứa, viêm nhiễm ngay tại những vùng da tiếp xúc.

– Trẻ thường rất hay cắn do ngứa lợi, sưng đau nên trẻ thường cắn những thứ xung quanh như đồ chơi, quần áo, mút tay và có thể cắn cả ti mẹ.

Chăm sóc trẻ trong thời điểm mọc răng hàm

Chế độ dinh dưỡng:

Thời kỳ mọc răng, nhất là răng hàm trẻ rất biếng ăn vì vậy cha mẹ phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ ăn đồ mềm có nhiều nước tuy nhiên phải đảm bảo chất dinh dưỡng.

Thời điểm này bé cảm thấy chán ăn vì vậy cha mẹ nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.Có thể cho trẻ bú nhiều hoặc uống nhiều sữa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Không nên cho trẻ ăn những loại hoa quả chua vì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng chậm lại.

Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm canxi, vitamin D3 từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thức ăn (tôm, cua,cá); sữa và các sản phẩm từ sữa như fomai, sữa chua, váng sữa.., hoặc bổ sung bằng thuốc tuy nhiên phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng, không được cho trẻ dùng thuốc tùy tiện.

Vệ sinh cho trẻ thời kỳ mọc răng hàm:

Trong thời kì bé mọc răng ngoài chế độ dinh dưỡng cân đối cha mẹ cần có chế độ chăm sóc phù hợp.

Đồ ăn thức uống cho trẻ đảm bảo hợp vệ sinh, không quá nóng cũng không quá lạnh.

Thời kỳ này trẻ thường chảy dãi rất nhiều vì vậy cha mẹ nên sử dụng khăn xô mềm mỏng, chấm và lau dãi cho trẻ. Nên thay khăn thường xuyên để đảm bảo vệ sinh tránh gây viêm nhiễm những vùng da non nớt của trẻ.

Nếu trẻ bị sốt, đi tướt trong thời kỳ mọc răng hàm nên cho trẻ uống bù nước, hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi mọc răng lợi của bé thường sưng tấy và đau, để giúp trẻ giảm nhẹ cơn đau, cha mẹ có thể rửa tay sạch sẽ chà vào lợi để mát xa cho trẻ và thường xuyên kiểm tra mức độ sưng tấy của trẻ.

Thời điểm mọc răng trẻ thường cảm thấy ngứa lợi nên rất hay cắn, vì vậy hãy cho trẻ sử dụng những nướu sạch sẽ, hoặc thay bằng những miếng hoa quả mềm để trẻ có thể vừa cắn mà vẫn cảm nhận được vị ngọt từ hoa quả và quên đi cơn đau do mọc răng.

Khi trẻ mọc răng hàm cũng là lúc hàm răng của trẻ khá hoàn thiện. Trẻ đã ăn uống khá đa dạng, vì vậy cha mẹ cần phải lưu ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sử dụng gạc, khăn xô thấm với nước ấm hoặc nước muối pha loãng, cha mẹ có thể mua loại pha sẵn tại các hiệu thuốc để vệ sinh cho trẻ ngày 2-3 lần vào buổi sáng, tối. >>

Cho trẻ uống nước ấm sau khi ăn vừa giúp làm sạch miệng vừa giúp trẻ bổ sung lượng nước khi mệt mỏi, quấy khóc.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp cha mẹ có thể nhận biết sớm về thời điểm mọc răng hàm của trẻ. Đồng thời biết cách chăm sóc trẻ cho đúng cách giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe. Hãy thường xuyên theo dõi các thông tin chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dạy, chăm sóc trẻ để có thể làm tốt mọi việc trong khi cùng bé lớn lên bạn nhé. Bạn cũng có thể xem thêm cách chăm sóc  răng miệng cho trẻ 1 tuổi tại >> http://tybachthao.com.vn/cach-ve-sinh-rang-mieng-cho-be-1-tuoi/ [content_block id=657]

5 (100%) 2 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *