Cho trẻ ăn đêm là việc thường xảy ra, vì các mẹ cho rằng đó là cách bổ sung năng lượng, tăng cường dưỡng chất để trẻ đi ngủ một đêm dài mà không sợ đói bụng, khó chịu quấy khóc. Thật ra có nên cho trẻ ăn đêm, có tốt không? Ăn đêm được hiểu là bữa phụ sau khi đã ăn đủ bữa tối chính của trẻ. Có mẹ nghĩ là cho trẻ ăn càng no càng tốt mà không biết rằng việc cho trẻ ăn đêm cũng cần làm đúng cách để không gây hại.[content_block id=651]
Lợi bất cập hại
Nếu trẻ bú đêm nhiều lần, giấc ngủ không sâu, dẫn đến khả năng hấp thụ cũng kém hơn, nhiều trường hợp có thể dẫn đến biếng ăn vào ban ngày, không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết rất nhiều bà mẹ có tâm lý ép con ăn thật nhiều về đêm để cho nhanh lớn. Người khác thì cho rằng nếu cho trẻ ăn sữa trong khi ngủ sẽ giúp bé đạt được chiều cao tốt nhất nên đang đêm cũng đánh thức trẻ dậy cho trẻ bú bình. Người lại ép con ăn bột thật no trước giờ đi ngủ để bé ngủ ngon giấc, không thức dậy bú đêm và… đái dầm. Trên thực tế, những quan niệm này đều dẫn đến những tổn hại lâu dài hơn là lợi ích.
Do ăn quá no, sát giờ đi ngủ (sữa, bột, cơm, hoa quả…), thức ăn không kịp tiêu hoá cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ gây ứ, trướng dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản. Tình trạng dịch vị ở dạ dày trào lên thực quản thường xuyên, lâu ngày có thể gây viêm thực quản dẫn đến ho.
Hiện tượng này gặp ở cả người lớn nhưng rõ nhất là ở trẻ em. Những trẻ bị thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản thường bị ho về đêm, thậm chí cả ban ngày khi nằm nghỉ, chơi, ngủ (còn gọi là chứng ho ngang – ho khi ngủ, nghỉ, trong tư thế nằm ngang). Thậm chí có cháu còn bị trào ngược lên tận mũi gây viêm mũi kéo dài, rất khó chịu và nguy hiểm cho trẻ.
“Ở người lớn, hiện tượng này có thể dễ nhận biết hơn khi họ thấy thức ăn “ợ” lên, hoặc có cảm giác nóng rát ở ngực rồi lại hết. Tuy nhiên, ít người nghĩ triệu chứng này là nguy hiểm mà thường bỏ qua, coi đó là bình thường. Ở trẻ, càng khó nhận biết hơn vì nhiều trẻ khi “ợ” cha mẹ lại cho rằng trẻ ợ hơi”, BS Dũng nói.
Cùng xem thêm thông tin về triệu chứng nóng rát thực quản: http://tybachthao.com.vn/nong-rat-thuc-quan/
Nên để trẻ ăn theo nhu cầu
Hãy nên để trẻ ăn uống theo nhu cầu. Đừng cố gắng ép trẻ ăn khi trẻ không muốn. Tình trạng lười ăn của trẻ cần phải tìm ra nguyên nhân thực sự mới có cách giải quyết. Còn nếu cứ ép trẻ ăn trong tâm trạng không thoải mái có thể khiến trẻ ức chế, khó hấp thu được thức ăn.
Đặc biệt là buổi tối, để khắc phục tình trạng ho ngang rất đơn giản, chỉ cần không cho trẻ ăn, uống sát giờ đi ngủ. Sau khi cho con ăn hay uống, cha mẹ nên để trẻ thức, hoạt động ít nhất 2 giờ để thức ăn kịp tiêu hoá hết trong dạ dày. Trường hợp cho các cháu ăn trứng, thịt, các đồ uống như sữa, nước ngọt, cần có thời gian lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược gây ho không đáng có cho trẻ. Xem chi tiết trào ngược dạ dày tại http://tybachthao.com.vn/benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-la-gi/
Không chỉ có nguy cơ khiến trẻ bị ho ngang mà trẻ còn đầy bụng, ậm ạch khó chịu khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
“Như một bản năng tự nhiên, khi trẻ đói tức khắc sẽ đòi bú mẹ. Khi đó, bé có thể vừa ngủ vừa bú cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Còn trong trường hợp vì lý do nào đó cho bé ăn sữa ngoài, vẫn có thể cho trẻ ăn trong đêm khi trẻ có nhu cầu, còn không nên ép trẻ”.
Vậy làm cách nào để hạn chế việc thức đêm, bú đêm của trẻ?
Chương trình sữa mẹ nói rằng, sau khi sinh trẻ được bú mẹ càng sớm càng tốt và bú theo nhu cầu từng đứa trẻ, thời gian từ 6 tháng đến 2 năm. 4 – 6 tháng sau khi sinh, trẻ cần phải ăn dặm thêm vì lượng sữa mẹ đã giảm hẳn về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, mẹ cần phải cho trẻ ăn dặm hợp lý: Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi sau sinh, trẻ có thể ăn 1 – 2 bữa bột ngọt (ăn bột ngọt vì thận chưa thải được muối). Từ 6 tháng trở ra, trẻ có thể ăn được hai bữa bột mặn một ngày kèm theo một bữa hoa quả.
Nếu trẻ có thói quen bú đêm thì có thể cho trẻ ngậm ti giả. Nếu không có bệnh lý gì đặc biệt, cần thiết bác sỹ sẽ cho chút an thần nhẹ trong vòng 5 – 7 ngày. Như vậy sẽ điều chỉnh được nhịp sinh học của trẻ giúp trẻ quen dần với việc ngủ đêm. Tham khảo big size https://quanaobigsize.net/dam-big-size.html
Cha mẹ nên chú ý giữ yên tĩnh ban đêm, tắt đèn cho đứa trẻ biết đêm khác ban ngày. Trẻ sau 6 tháng tuổi chỉ nên ngủ 2 – 3 giấc ngắn ban ngày, như vậy buổi đêm trẻ sẽ dễ ngủ hơn.
Chế độ chăm sóc và cho bé ăn hợp lý
Trước khi cháu đi ngủ chị hãy tập cho con thói quen uống 1 cốc sữa rồi vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ. Thói quen ăn đêm kéo dài không tốt cho sức khỏe răng miệng của bé.
Thực tế, trẻ từ 6 tháng trở lên về sinh lý không còn cần thiết phải cho bú về đêm. Nên cho bé ngủ sớm, từ 20 giờ đến 6 giờ sáng. Với các mẹ có con từ 6 tháng tuổi trở lên nếu bé vẫn còn đòi bú đêm thì cần tập cho bé cai dần, nếu không bé sẽ còn thức đêm đòi bú khá lâu. Ban đầu cần rèn cho bé phân biệt được ban ngày và ban đêm nếu bé ngủ ban ngày hãy bật điện sáng cả phòng cho bé. Còn ban đêm hãy tắt điện hoặc chỉ để ánh sáng mờ, giữ yên tĩnh cho căn phòng và không chơi cũng như trò chuyện với bé để bé có giấc ngủ say. Khi ngủ say bé sẽ giảm bú đêm dần.
Ban ngày mẹ hãy cho bé chơi, đùa với bé, phơi nắng khoảng 30 phút/ngày. Về chế độ dinh dưỡng của bé cần lưu ý về chất lượng và nên thường xuyên đổi bữa (thay đổi loại thực phẩm) cho bé. Ngoài ra, cần cho bé ăn thêm sữa chua, trái cây như đu đủ, chuối, cam.
Uống sữa đêm, nên cho bé uống trước 21 giờ và sau 5 giờ sáng. Vì khi ngủ vào ban đêm, hệ tiêu hóa cần được nghỉ. Hơn thế, bản thân quá trình tiêu hóa hấp thu về đêm cũng diễn ra rất chậm. Nếu trẻ bú đêm nhiều lần, giấc ngủ sẽ không sâu, dẫn đến khả năng hấp thụ cũng kém hơn, nhiều trường hợp có thể dẫn đến biếng ăn vào ban ngày, không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Những kinh nghiệm trên mình đúc kết từ quá trình chăm ku Rô và học hỏi các nguồn tin chính thống, hi vọng có thể cùng chị em phát huy tốt nhất việc nuôi trẻ khỏe mạnh hiệu quả.[content_block id=653]