HomeChia Sẻ Kiến Thức

Cho trẻ ăn nho nhiều có tốt không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Nho là một loại trái cây được các mẹ tin dùng bởi lẽ hàm lượng dinh dưỡng trong nho khá cao. Ăn nho mỗi ngày không những tăng lượng vitamin cho cơ thể mà còn có nhiều tác dụng phòng các bệnh tật khác. Tuy nhiên, “cho trẻ ăn nho nhiều có tốt không?”, đây chính là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của bé.[content_block id=651]

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong quả nho

– Vitamin: Vitamin A – 92 IU, Vitamin C – 3,7 mg, Vitamin B1 (thiamine) – 0,08 mg, Vitamin B2 (riboflavin) – 0,05 mg, Niacin – 0,27 mg, Folate – 4 mg

– Khoáng chất: Kali – 176 mg, Phốt pho – 9 mg Magnesium – 5 mg, Canxi – 13 mg, Sodium – 2 mg, Sắt – 0,27 mg. Ngoài ra có chứa một lượng nhỏ khoáng chất đồng, mangan, kẽm.

Những công dụng tuyệt vời của nho

  1. Bảo vệ tim và hạn chế những bệnh tim mạch: Nho làm tăng lượng oxit nitric trong máu, giúp ngăn chặn việc hình thành cục máu đông. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong nho có thể ngăn chặn sự oxy hóa gây ra bởi cholesterol xấu LDL – loại cholesterol gây tắc mạch máu và là yếu tố chính dẫn đến nhiều căn bệnh của hệ thống tuần hoàn.
  2. Trị táo bón: Nho rất có hiệu quả trong việc phòng chống chứng táo bón, do chứa các loại axit hữu cơ, đường và cellulose. Nho làm giảm táo bón bằng cách tăng cường sức mạnh các cơ ở dạ dày và ruột non. Những chất xơ không hòa tan trong nho khi đi qua hệ tiêu hóa sẽ thúc đẩy sự hình thành và bài tiết phân.
  3. Chữa khó tiêu: Nho đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm chứng khó tiêu. Nho là giảm sức nóng và có thể chữa chứng khó tiêu cũng như làm giảm sự kích ứng ở dạ dày. Nho cũng có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề tiêu hóa khác bởi được coi là một thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa với đường ruột.
  4. Hạn chế một số bệnh như sỏi thận bởi nho có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric và giúp loại bỏ axit ra khỏi hệ tiết niệu, do vậy, làm giảm áp lực lên thận. Do nho chứa rất nhiều nước, nên sẽ kích thích đi tiểu, giúp loại trừ axit uric còn tích tụ trong cơ thể ra ngoài.
  5. Tăng cường hệ miễn dịch cho bé yêu: Nho không chỉ chứa nhiều flavonoid và các chất khoáng mà còn chứa rất nhiều vitamin. Nho có chứa lượng lớn vitamin C, K, và A, giúp tăng cường sức khỏe của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ ít bị ốm, ít bị cảm lạnh cũng như ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe hơn.
  6. Phòng chống cảm lạnh: Với hàm lượng chất xơ phong phú, giá trị dinh dưỡng cùng hàng loạt những hợp chất chống oxy hóa, thì nho có khả năng tuyệt vời trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thông qua việc sản sinh số lượng tế bào gama và delta T trong cơ thể.
  7. Thu dọn những mảng có hại trong não: Nghiên cứu đã chứng thực khả năng bảo vệ não của nho. Các nhà khoa học nhận thấy rằng nho có khả năng làm sạch các mảng gây hại và gốc tự do trong não, là nguyên nhân sản sinh nhiều mầm bệnh.
  8. Bảo vệ cơ thể bé khỏi bức xạ: Không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, mà nho còn bổ sung những hợp chất có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại những tia bức xạ trong quá trình trị liệu.

Cho trẻ ăn nho nhiều có tốt không? có tác hại gì không?

Nho đem lại nhiều lợi ích và công dụng, tuy nhiên lại tiềm ẩn những nguy hại với trẻ nhỏ.

  • Đặc tính của quả là nhỏ, tròn dễ bị trôi tuột gây hóc và có thể gây nghẹt thở nếu trẻ nuốt cả quá. Chính vì vậy mà các chuyên gia khuyên trẻ từ 8 tháng tuổi mới nên cho bé ăn nho
  • Ăn quá nhiều nho gây quá tải carbohydrate, khó chịu trong đường ruột cũng như dễ gây dị ứng.

+ Carbohydrate cần thiết trong chế độ ăn uống. Carbohydrate sẽ chuyển đổi thành glucose cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng chính để hoạt động. Carbohydrates chiếm 45-65% lượng calo tiêu thụ trong cơ thể, theo ‘Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ năm 2010’. Cụ thể là 900 đến 1.300 calo hay 225-325 gram mỗi ngày, dựa theo chế độ ăn 2.000 calo. Một chén nho chứa khoảng 27 gram carbohydrate.

+ Nếu bạn đang ăn nho một cách vô độ và không chú ý đến khẩu phần hợp lý, lượng carbohydrate trong cơ thể sẽ tăng lên một cách nhanh chóng, làm mất cân bằng dinh dưỡng. Khi lượng carbohydrate tăng cao, cơ thể bạn sẽ bị thiếu protein và chất béo

  • Ăn nhiều nho có thể gây ra bệnh đường ruột cho trẻ: Nho là loại trái cây giàu chất xơ, khoảng 1,5 gram/chén. Lượng chất xơ này không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đường ruột. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ tăng lên. Nếu không thường xuyên ăn nhiều chất xơ, bạn sẽ thấy khó chịu trong bụng khi nạp vào một lượng lớn chất xơ từ nho. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết chất xơ, lượng chất xơ ứ đọng lại khó thải ra ngoài, đó là một dấu hiệu của táo bón. Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.
  • Dị ứng: Trẻ vốn nhạy cảm trước môi trường, vì thế, dẫu không phổ biến nhưng nho có thể gây dị ứng với những trẻ quá mẫn cảm. Trẻ có thể bị nổi mề đay hoặc nổi ban đỏ trên da. Những trường hợp nặng có thể bị khó thở hoặc sốc phản vệ. Tuy nhiên, dị ứng có thể bắt nguồn từ thuốc trừ sâu, nấm men hoặc nấm mốc trên những quả nho. Vì thế, trước khi cho bé ăn, các mẹ nên rửa kĩ bằng nước muối và chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Cho bé ăn nho như thế nào là đúng?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta chỉ cho trẻ ăn nho khi trẻ được ít nhất là 8 tháng tuổi. Đồng thời, các mẹ nên sử dụng nho nghiền là tốt nhất. Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn vì vậy mẹ có thể nghiền lẫn vỏ. Khi trẻ từ 10 tháng tuổi mẹ có thể tách quả nho thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và cho bé tập ăn bốc.

Hiện nay, nho giả, nho Trung Quốc có tẩm thuốc hay được ngâm hóa chất rất nhiều. Vì vậy, khi mua nho, các mẹ nên chú ý vào nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, khi mua nho mẹ lưu ý chọn quả tươi ngon, không có vết bầm, quả không bị rụng, bám chắc vào cuống, vẫn còn phấn nho và chỉ sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày, tránh để nho thâm tím và mềm.

Các loại quả thích hợp để trộn với nho là: Bơ, quả việt quất, đào, lê, cà rốt, khoai tây ngọt, sữa chua. Hy vọng với thông tin chia sẻ về trẻ có nên ăn nho trên giúp cho các mẹ trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho bé nhà mình nhé.[content_block id=653]

2 (40%) 2 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *