HomeChăm Sóc

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình có sao không, phải làm gì?

Like Tweet Pin it Share Share Email

“Chào Mẹ Ku Rô và các mẹ, con trai của tôi đã được một tuổi, cân nặng và chiều cao của cháu là 10kg – 75 cm. Cháu vẫn ăn bột và bú sữa mẹ đều đặn, phát triển bình thường. Tuy nhiên khoảng 1 tuần nay cháu ngủ ít, thường hay giật mình và khóc, ban đêm cũng như ban ngày, khiến vợ chồng tôi lo lắng. Tôi mới lần đầu làm mẹ nên không biết nhiều, mong được tư vấn: trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình có sao không, phải làm gì? Tôi xin cảm ơn ạ.”

(Phanthikim19…@yahoo.com)

Thông tin liên quan :

Mẹ Ku Rô: Xin chào bạn. Việc trẻ sơ sinh bị giật mình lúc ngủ, ngủ không ngon là chủ đề không còn xa lạ gì với những người làm mẹ như chúng ta. Với những bố mẹ lần có con lần đầu thì cảm giác sẽ lo lắng nhiều hơn. Mời bạn tham khảo những thông tin bên dưới để hiểu thêm về vấn đề này cũng như các khắc phục.

 

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay giật mình có sao không?

Chúng ta cũng biết, trong vòng 1 năm đầu, trẻ sơ sinh dành hầu hết thời gian của mình cho việc ngủ, trẻ chỉ thức để bú sữa và chơi đùa với bố mẹ để lại tiếp tục…ngủ.

Tuy nhiên có những trường hợp trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình, đôi khi kèm theo những triệu chứng như đỏ mặt, gồng mình, cựa quậy, vặn mình, khóc,… khiến các phụ huynh lo lắng.

Việc trẻ ngủ không sâu, hay giật mình tỉnh dậy giữa chừng kéo dài sẽ dẫn đến những tác hại như sau:

  • Làm chậm khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ: Bởi vì các hóc môn tăng trưởng chiều cao được tiết ra lúc bé ngủ sâu và ngon giấc nên nếu bé hay bị thức giấc thì đồng nghĩa với việc chiều cao bị chậm phát triển, bé dễ bị còi cọc, lâu lớn.
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ: Khi giấc ngủ không sâu, trẻ không ngủ đủ số giờ cần thiết để phát triển thì trí não cũng như hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ ngủ đủ giấc thường thì thông minh hơn.
  • Dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật: Đối với con người nói chung thì thiếu ngủ sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, đau tim và đột quỵ. Riêng trẻ sơ sinh thì việc này tác động tiêu cực đến chức năng cảm xúc và khả năng tư duy.

Trẻ không ngủ được không chỉ có hại cho trẻ mà chính bố mẹ cũng khổ lây vì phải tìm cách dỗ dành hoặc bị làm phiền bởi tiếng khóc, sự quấy phá của con cũng như tâm lý lo lắng không yên.

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay giật mình

Bạn thân mến, theo như những thông tin về chiều cao và cân nặng như trên thì bé nhà bạn đang phát triển rất bình thường so với trẻ 12 tháng tuổi. Vấn đề bé bị giật mình lúc ngủ cũng chỉ mới diễn ra khoảng 1 tuần nên chúng ta có thể tìm hiểu khá dễ. Tôi nghĩ rằng có thể do một trong những nguyên nhân sau:

  • Chỗ ngủ của trẻ có thể không đảm bảo về nhiệt độ (nhiệt độ thích hợp là khoảng 80-90 độ), ánh sáng (quá chói hoặc quá ẩm tối), sự yên tĩnh hoặc vệ sinh không đảm bảo (có thể bụi bẩn làm trẻ bị khó chịu).
  • Trẻ chưa quen với việc tự ngủ do trước đó toàn được bố mẹ ẵm đứng để ngủ hoặc được ôm kĩ lúc nằm ngủ. Nếu là nguyên nhân này thì bạn cứ yên tâm, bé sẽ được tập cho quen dần dần và sẽ ngủ ngon.
  • Không cân bằng giữa thời gian ngủ ban ngày và ban đêm. Nếu ban ngày bạn cho trẻ ngủ quá nhiều thì ban đêm các con lại không cảm thấy buồn ngủ, vì thế ngủ không sâu giấc. Với trẻ 12 tháng tuổi thì số giờ ngủ cần thiết ban ngày là khoảng 2 tiếng và ban đêm khoảng 11 tiếng.
  • Cơ thể của trẻ bị thiếu vitamin D và một số khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển. Điều này khiến sức đề kháng của bé bị yếu kém, cơ thể dễ bị các loại vi rút, vi khuẩn hại tấn công gây bệnh và giấc ngủ cũng không được trọn vẹn.

Biết được những nguyên nhân làm cho trẻ mất ngủ cũng giúp các mẹ có cách hợp lý để cải thiện giấc ngủ cho con mình tùy theo mỗi trường hợp.

Một số mẹo hay để trẻ sơ sinh không còn giật mình khi ngủ và ngủ sâu giấc

Bạn có thể quấn khăn cho bé lúc ngủ hoặc đặt 2 chiếc gối to ở 2 bên sườn để bé có cảm giác mẹ đang nằm bên cạnh, như thế sẽ không giật mình lúc ngủ.

Bạn xem bài viết  Cho trẻ nằm quạt hướng nào đúng cách

Nếu trẻ quá khó ngủ, bạn nên ôm trẻ một lát trước khi đặt xuống gối, cũng có thể nằm bên cạnh hát ru cho đến khi trẻ thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng rời ra, thay vào đó là một chiếc gối ôm hoặc con thú nhồi bông yêu thích của trẻ.

Nên tìm hiểu xem trẻ có đang bị cảm hay bệnh gì không, tốt nhất là đưa trẻ đi khám ở cơ sở nhi khoa nếu thấy tình trạng này kéo dài để phòng những tác hại quá nghiêm trọng.

Bố mẹ nên thường xuyên chơi đùa với trẻ và khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng bằng các trò chơi hoặc rủ trẻ cùng làm gì đó thật thú vị. Lúc này trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh cơ bắp cũng như tiêu hao năng lượng vừa phải, đi vào giấc ngủ sẽ ngon giấc hơn và ít bị giật mình.

Nếu trẻ nhà mình được kết luận là thiếu canxi, vitamin D hay dưỡng chất nào khác, thì bố mẹ cần nhanh chóng bổ sung cho con đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của con và đem lại những giấc ngủ sâu.

Ngoài ra, nơi trẻ ngủ phải được vệ sinh sạch sẽ, không có tiếng ồn, nhiệt độ không quá cao hoặc thấp, không có ánh sáng chói lóa hoặc quá ẩm tối, và điều quan trọng là bố mẹ không đánh thức lúc trẻ đang ngủ say. Bạn nên xem bài viết trẻ ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất

Hi vọng những thông tin trên trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình có thể giúp bạn yên tâm hơn và biết cách giúp bé con lấy lại giấc ngủ ngon để phát triển tốt về thể chất và trí não. Chúc bạn nuôi con khỏe.

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *