HomeChăm Sóc

Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà, có tốt không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Khi trẻ bị tiêu chảy, vấn đề dinh dưỡng cho bé luôn được các bậc phụ huynh quan tâm. Và trong đó, nhiều bà mẹ thường cho con ăn trứng gà vì cho rằng trứng rất tốt cho người bệnh. Tuy nhiên cũng có người cho rằng khi bị tiêu chảy thì tuyệt đối không nên ăn trứng. Vậy như thế nào mới là câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà không, có tốt không?[content_block id=651]

Trẻ bị tiêu chảy ăn trứng gà có tốt hay không?

Trong trứng gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ. Với cách chế biến đơn giản, mẹ dễ dàng có thể cho con một món ăn ngon từ trứng như trứng rán, trứng sốt cà chua…. Trứng gà tốt là thế, tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng thích hợp cho trẻ ăn trứng.

Có nhiều người cho rằng khi trẻ bị bị tiêu chảy sẽ bị mất nhiều chất dinh dưỡng, vì thế cần phải tăng cường bồi bổ cho cơ thể bằng việc cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong đó có trứng gà. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc làm này không hề đúng đắn. Việc ăn trứng gà có thể làm cho trẻ khó tiêu,  khi trẻ bị tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm, việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn, cơ năng sinh lý nhu động ruột vượt quá mức bình thường, chức năng đồng hóa vốn có bị ảnh hưởng, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Lúc này, đường ruột của bé cần được nghỉ ngơi để bệnh mau chóng hồi phục. Nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều trứng thì sẽ làm mất đi tác dụng bồi bổ của trứng và có thể làm cho bệnh của trẻ nặng thêm. Vì thế, mẹ không nên cho trẻ ăn trứng gà khi đang bị tiêu chảy.

Chính vì vậy việc bổ sung trứng gà, vốn giàu đạm và chất béo, sẽ không có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn làm tình trạng bệnh nặng thêm. Tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy, bạn không nên cho trẻ ăn trứng gà. Có thể thay thế trứng gà bằng cách cho bé sử dụng loại men vi sinh sẽ có tác dụng rất tốt. Các vi khuẩn trong men vi sinh có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit amin, men, hocmon và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Nó cũng sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… giúp lên men và tiêu hóa thức ăn hoàn toàn.

Từ đó, các vi khuẩn có ích này có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi trùng gây bệnh.

Cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy

Cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy? Là câu hỏi được các mẹ rất quan tâm vì để làm sao để tránh cho trẻ bị sút cân và suy dinh dưỡng.

Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú.

Trẻ trên 6 tháng tuổi: ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa… và cần cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.

Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm tăng tiêu chảy.

Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa.

Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chảy nặng hơn.
Số lượng thức ăn:

Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn.

Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.

Lưu ý trong quá trình trẻ bị tiêu chảy

– Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.

– Trẻ dùng sữa bò tiêu chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có latoza như (Isomil, Olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ.

– Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường.
Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ bằng cách nào?

– Nuôi con bằng sữa mẹ là cách đơn giản mà hiệu quả nhất. Và người mẹ phải có chế độ ăn uống hợp lý, an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo đủ dưỡng chất.

– Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.

– Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.

– Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.

– Tiêm phòng sởi: trẻ mắc các bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng dẫn tới tử vong. Tiêm vắc – xin sởi có thể phòng ngừa được 25% số ca tử vong liên quan tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi.

Trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mà bà mẹ nào cũng gặp phải trong quá trình con trưởng thành nên việc trẻ nên và không nên ăn gì trong trường hợp này rất cần được quan tâm. Mình hi vọng bài viết trẻ bị tiêu chảy có được ăn trứng gà không đã giúp ích cho các mẹ đang chăm con bị tiêu chảy và phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả, an toàn.[content_block id=653]

2 (40%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *