HomeChia Sẻ Kiến Thức

Sau sinh bị táo bón có nên rặn? Phải làm sao? ăn gì? cách điều trị

Like Tweet Pin it Share Share Email

Táo bón sau sinh là tình trạng mà hầu hết tất cả các bà mẹ sau đều gặp phải, nó gây ra cảm giác khó chịu và không thoái mái. Vì vây mà có hàng loạt câu hỏi được đặt ra như sau sinh bị bón có nên rặn  không, phải làm sao, nên ăn gì để cải thiện tình trạng này tốt nhất, cách điều trị hiệu quả như thế nào? Tham khảo ngay thông tin mà Mekuro.com để được giải đáp các thắc mắc này.

Táo bón sau sinh là gì?

Táo bón sau sinh là tình trạng mà các phụ nữ sau khi vượt cạn thành công gặp phải, khi đó họ sẽ khó đi vệ sinh hơn và  triệu chứng này thường thấy trong những ngày đầu tiên hoặc tuần sau khi vừa sinh nở.

Triệu chứng táo bón sau sinh

  • Khó khăn khi đi ngoài, cảm giác rất khó chịu và đau rát
  • Cảm giác đầy bụng, đau quặng  và căng trước hậu môn
  • Sau khi xong vẫn có cảm giác vẫn còn đầy bụng và muốn đi tiếp
  • Cảm giác hậu môn sau khi đi xong khá nóng rát
  • Đi ngoài phân khô cứng và khô

Sau sinh bị táo bón có nên rặn không?

Câu trả lời về việc bị táo bón có nên rặn không còn tuỳ thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ.

Nếu tình mọi người gặp các dấu hiểu trên cho lần đi ngoài đầu tiên sau khi sinh xong thì thực sự đó là tình trạng táo bón của bạn khá nặng. Không nên cố gắng rặn dẫn đến các hậu quả không mong muốn về sau như

  • Nếu bạn vẫn có gắng  rặn thì sẽ dẫn đến tình trạng bị bệnh trĩ, bệnh này rất khó điều trị  dứt điểm trong thời gian ngắn, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của bạn
  • Nếu bị táo bón trong quá trình hồi phục sau sinh mà bạn rặn sẽ gây áp lực lên thành bụng dẫn đến bục vết mổ hoặc bục vết may tầng sinh môn, sa dạ con…rất nguy hiểm
Sau-sinh-bi-tao-bon-co-nen-ran
Sau sinh bị táo bón có nên rặn không?

Tuy nhiên, theo lời khuyên đến từ bác sĩ thì nếu tình trạng táo bón nhẹ, có thể giải quyết sau vài lần đi thì nên rặn để tránh việc khó chịu, vì bị bón lâu ngày sẽ gây tình trạng nhiễm độc hệ tiêu hoá ảnh hưởng đến tâm trạng của các mẹ sau sinh rất nhiều

>>> Xem thêm: Sau sinh có nên đánh răng không? Những sai lầm cần tránh

Nguyên nhân bị táo bón sau sinh

Sau đây là một số nguyên nhân bị táo bón sau sinh, các phụ nữ trong quá trình mang thai hay đã ha sinh em bé nên nắm rõ

  • Trong quá trình mang thai gây chèn ép vào đại tràng, làm giảm nhu động ruột gây ra táo bón
  • Sau sinh, sản phụ thường mất nhiều máu, mất nước do sản dịch nên làm đại tràng không được chăm sóc tốt
  • Phụ nữ mang thai, sau sinh thường uống bổ sung một số vitamin và vi chất như canxi, sắt, sữa dành cho bà bầu…sẽ gây táo bón
  • Nhiều bà mẹ không chú trọng bổ sung bù lại lượng nước này khiến cơ thể thiếu nước và gây ra đến táo bón
  • Phụ nữ sau sinh thường ít vận động, hay nằm một chỗ, thêm vào đó hay bị căng thẳng dẫn đến ức chế nhu động ruột và gây táo bón.
  • Có một số phụ nữ chưa hồi phục hẳn tầng sinh môn nên việc đi lại khó khăn rồi nhịn đi đại tiện dẫn đến táo bón sau sinh mổ.
  • Chế độ ăn thiếu  chất xơ của các bà mẹ sau sinh có thể dẫn cơ thể không nhuận trường và bị táo bón sau sinh
  • Sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ nên làm chậm quá trình tiêu hóa dẫn đến bị táo bón

Nên ăn gì để chữa táo bón sau sinh?

Khi đã bị tình trạng táo bón sau khi sinh các bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để phục hồi sức khỏe cũng như đủ sữa cho con bú. Các mẹ đừng quên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao ngoài các thực phẩm giàu đạm

Bởi với các bật cha mẹ chúng ta thì thường nghĩ rằng chế độ ăn cho các mẹ nên nhiều chất đạm để nhanh lại sức hay có nhiều sữa cho con. Và họ lãng quên việc nên bổ sung kèm chất xơ vì nó thường bị xem là thành phần không có giá trị dinh dưỡng. Nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện táo bón sau sinh.

Chất xơ khi ở trong ruột sẽ hút nước và trương nở, tạo khối phân, giúp thải khối phân ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó nó cũng giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn này sẽ kích thích nhu động ruột tiết ra acid lactic kéo nước vào trong ruột làm mềm phân. Nếu bổ sung chất xơ hàng ngày sẽ giúp các bà mẹ đi ngoài dễ dàng, hạn chế việc phải gắng sức rặn.

Nên ăn gì khi bị táo bón sau sinh

Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, đậu và ngũ cốc nguyên cám. Một số loại rau xanh chứa chất xơ cao phải kể đến như súp lơ, rau đay, mùng tơi, cà rốt…Ngoài rau xanh, các loại quả tươi như táo ,lê, bơ, đu đủ, chuối, khoai lang…cũng rất tốt cho phụ nữ bị táo bón sau sinh. Nên trong khẩu phần ăn mọi người nên bổ sung thêm các loại này nhé!

Mọi người nên chế biến các món ăn thành dạng lỏng, chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh việc đầy bụng, khó tiêu như vậy sẽ nhanh giảm tình trạng táo bón hơn. Đặc biệt hạn chế các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay các đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, nước có gas, nước trà đặc…

>>> Bài tham khảo: Sau sinh nên bổ sung Vitamin gì an toàn, tốt nhất

Táo bón sau sinh bao lâu thì hết

Khi gặp phải táo bón sau sinh thì chắc hẳn ai cũng muốn nhanh chóng kết thúc tình trạng này. Và câu hỏi liệu táo bón sau sinh bao lâu thì hết.

Thực chất mà nói thì việc táo bón sau sinh hầu hết tất cả các bà mẹ đều gặp phải, và táo bón sau sinh bao lâu thì hết phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp điều trị táo bón sau sinh mà các mẹ thực hiện. Tùy thuộc vào cơ địa cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày và nguyên nhân gây táo bón thời gian bị táo bón sau sinh của mỗi người là khác nhau.

Thường tình trạng táo bón sau sinh sẽ biến mất sau khoảng vài ngày đến 1 tuần nếu được điều trị đúng cách. Các mẹ nên thăm hỏi ý kiến của bác sĩ khi đã điều trị  2 tuần mà tình trạng này vẫn còn, để nhanh chóng được điều trị tránh ảnh hưởng sau này

Cách điều trị táo bón sau sinh tại nhà

Thông thường thì việc điều trị táo bón sau sinh sẽ được các bà mẹ thực hiện tại nhà qua chế độ ăn uống, tập thể dục…Sau đây là những cách điều trị táo bón sau sinh tại nhà hiệu quả, mọi người cần tham khảo

+ Thay đổi chế độ ăn uống qua việc ăn uống giàu chất xơ và vitamin là một trong những cách điều trị táo bón đơn giản mà hiệu quả. Ăn nhiều rau củ quả, các loại ngũ cốc nguyên cám, các thực phẩm chứa nhiều men vi sinh tốt, hạn chế ăn thức ăn nhanh và đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ sẽ giúp cải thiện đường ruột, giúp cho mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đẩy lùi chứng táo bón nhanh chóng

+ Nên rèn luyện thói quen uống đủ nước mỗi ngày, vì nước là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ thể lên đến 70%. Nên nếu không được cung cấp đủ, phân sẽ thiếu nước và sẽ trở nên khô cứng. Trung bình mỗi ngày nên uống khoảng 1,5-2 lít nước, ngoài nước lọc thông thường có thể bổ sung thêm cả các loại nước trái cây, sữa hay nước canh đều được.

+ Mỗi ngày suy khi sinh từ 1 đến 2 tuần đầu hay khi sức khoẻ đã hồi phục trở lại, thì nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như tập đi bộ trong vòng 30 phút hoặc vận động các động tác nhẹ nhàng.

Điều trị táo bón sau sinh bằng cách tập thể dục hàng ngày

+ Rèn luyện thói quen đi vệ sinh như

  • Quy định giờ đi vệ sinh và nên thực hiện đúng vì như vậy sẽ giúp đường ruột hoạt động ổn định trở lại.
  • Không được nhịn đi vệ sinh vì như vậy dần sẽ làm mất phản cảm giác này và lâu ngày dẫn đến táo bón nặng hơn
  • Ngồi đúng tư thế: Tư thế tốt nhất để đi đại tiện là ngồi xổm. Hiện nay đa phần các gia đình đều sử dụng các bệ ngồi bệt. Để cải thiện tư thế các mẹ có thể để thêm một chiếc ghế tầm nhỏ dưới chân sẽ cải thiện được đáng kể tư thế ngồi
  • Khi đã bị táo bón thì thông thường sẽ đi trong thời gian lâu, tuy nhiên không nên như vậy vì ngồi quá lâu sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch, lâu ngày gây ra táo bón, trĩ.

+ Sử dụng chất xơ hòa tan nhằm hút nước, trương nở tạo hệ gel nhớt làm mềm và tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng

+ Luôn giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tránh stress bằng việc nghe nhạc, nghỉ ngơi, đi bộ…

+ Hạn chế sử dụng thuốc có tác dụng phụ dễ dẫn đến việc bị táo bón

>>> Tham khảo thêm: Sau sinh nên gội đầu bằng gì vừa sạch vừa an toàn

Táo bón sau sinh có nên uống thuốc không?

Như những thông tin đã chia sẻ bên trên thì táo bón sau sinh thường xuất hiện trong một thời gian sau khi mẹ đẻ em bé và có thể tự khỏi nếu có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài có nên uống thuốc không

Theo khuyến cáo từ bác sĩ thì các mẹ cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc điều trị táo bón sau sinh như thuốc nhuận tràng, bởi thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ. Khi trẻ bú phải nguồn sữa vẫn chưa đào thải hết lượng thuốc nhuận tràng ra ngoài, con của bạn vô tình trở thành người dùng thuốc thể bị động, gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Thuốc điều trị táo bón sau sinh

Có một số loại thuốc trị táo bón cho phụ nữ sau sinh như thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc thụt hậu môn. Tuy nhiên, mọi người phải điều trị bằng thuốc làm mềm phân theo hướng dẫn của bác sĩ

+ Thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Nhưng cần lựa chọn thuốc làm mềm phân loại ít hấp thu vào trong máu như macrogol. Đây là thuốc có tác dụng làm tăng lượng nước trong ruột, thể tích nước trong ruột không được hấp thu lại và cũng không bị chuyển hóa tại ống tiêu hóa, nên không gây ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ.

+ Với thuốc thụt hậu môn thì đây là phương pháp mà đa số các bà mẹ sử dụng vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, trên thực tế thì phương pháp này chỉ giải quyết được phần ngọn của chứng táo bón mà thôi. Ngoài ra, việc thụt hậu môn thường xuyên còn dễ khiến cho hậu môn bị tổn thương, rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa và lâu dần sẽ làm mất phản xạ co thắt tự nhiên của hậu môn, ảnh hưởng rất không tốt đến trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể.

Tuy nhiên cần lưu ý các loại thuốc trị táo bón sau khi sinh nếu lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn, khiến bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc.

Nội dung bài viết trên đây chia sẻ những giải đáp liên quan đến thắc mắc sau sinh bị táo bón có nên rặn không? mà mọi người cần tham khảo. Hy vọng sau bài viết này thì mọi người có thể chuẩn bị được cho mình những kiến thức hữu ích và  cách điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bị tịnh trạng táo bón sau sinh

Bài viết liên quan:

 

 

 

 

Rate this post

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *