Trẻ sơ sinh thường thấy trên da đầu có “cứt trâu”, nhất là vùng thóp đầu. Đó là cách gọi dân gian cho những mảng vẩy nâu xám xuất hiện từ khi trẻ vừa sinh ra. Có thể các bố, các mẹ sẽ lo lắng về điều này và cũng thắc mắc cứt trâu ở trẻ sơ sinh có ngứa không, có nên trị dứt điểm không. Thật ra những mảng đen này không ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng của bé đâu mẹ ạ. Hãy cùng mẹ Rô tìm hiểu kĩ xem sao nhé.[content_block id=643]
Giải mã hiện tượng cứt trâu trên đầu trẻ
Nguyên nhân nào mà trên đầu trẻ có “cứt trâu”?
Hiện tượng trẻ bị cứt trâu thì cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thực sự. Nhiều giả thuyết chỉ ra rằng các mảng bám này được hình thành là do sự bài tiết quá mức các chất nhờn của nang tuyến, gây dính bết các tế bào da chết thành từng mảng gắn chặt vào da đầu.
Ban đầu, chúng có trạng thái gần như gàu, hơi mềm, dẻo. Lâu dần cứt trâu chuyển thành màu nâu đen và cứng lại thành những mảng vảy lớn. Vùng cứt trâu bị rụng tóc và trẻ có thể sẽ hay quấy khóc.
Câu hỏi đặt ra là cứt trâu có sao không và bạn có nên trị dứt điểm cho bé?
Tùy theo trường hợp mà bạn nên cân nhắc việc có trị dứt điểm cứt trâu trên đầu cho trẻ hay không. Đây thực chất là một hiện tượng sinh lý bình thường và chú ta không cần can thiệp nhiều vào. Tuy nhiên khi chúng đóng thành từng mảng dày làm bé ngứa ngáy gãi đầu nhiều thì cần quan tâm hơn một chút. Đó có thể là dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn, bệnh lý ngoài da ở trẻ. Bố mẹ cần tìm cách xử lý thích hợp.
Cách trị dứt điểm tình trạng cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh
Đầu trẻ sơ sinh có cứt trâu nhiều sẽ khiến cho nấm Pityrosporum Ovale phát triển làm cho bé ngứa ngáy khó chịu. Khi cứt trâu quá nhiều có thể gây ra tình trạng rụng tóc, tóc thưa thớt hay thành từng đám vì chất nhờn tiết ra nhiều bít lỗ chân tóc gây rối loạn dinh dưỡng.
Nếu gặp phải tình trạng này thì chúng ta cần loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Bởi vì nếu để lâu có thể gây viêm nhiễm hoặc chàm bã nhờn cho trẻ nhà mình khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe. Các mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Trị cứt trâu hiệu quả với dầu hạnh nhân
Hãy dùng một ít bông gòn thấm vào dầu hạnh nhân, sau đó chấm lên phần da đầu bé bị cứt trâu, làm nhẹ thôi nhé. Tiếp theo, mẹ gội đầu cho bé như bình thường. Trước khi gội thì nhớ xoa nhẹ chỗ bị cứt trâu nhiều để lớp vảy bong dần ra. Sau vài lần thực hiện thì bạn sẽ thấy hiệu quả của phương pháp này.
Trị cứt trâu cho bé bằng nước chè
Trước tiên, mẹ hãy lấy trà xanh hoặc trà mạn, nấu thật đặc và thấm nước đó lên da đầu bằng bông gòn dịu nhẹ. Khi thấm hãy nhớ tránh phần thóp của bé nhé. Nếu cần, bạn cũng có thể dùng khăn, thấm nước chè và đắp lên đầu ngay chỗ bị cứt trâu.
Chất chống oxi hóa trong trà xanh sẽ giúp diệt khuẩn và nuôi dưỡng da đầu cho trẻ. Bên cạnh đó, lượng vitamin C trong đó cũng sẽ giúp làm sạch các mảng cứt trâu một các hiệu quả. Hãy kiên trì thực hiện để thấy được kết quả mong đợi nhé. Mà bạn cũng nên nhớ là trong những ngày này không nên gội đầu cho bé bằng dầu gội.
Massage da đầu bé
Bố mẹ khi tắm cho con thì dùng các ngón tay xoa bóp nhẹ nhẹ trên da đầu bé. Sau đó hãy gỡ các mảng vảy bám ra nhẹ nhàng. Đây là cách đơn giản nhất để xử lý tình trạng “cứt trâu” ở trẻ. Tuy nhiên da đầu trẻ sơ sinh còn non yếu nên tuyệt đối bạn không được dùng các vật cứng để lấy mảng bám trên đầu bé nhé.
Trị cứt trâu cho bé bằng dầu dừa
Đầu tiên, hãy bôi dầu dừa lên vùng chân tóc có mảng bám và để yên khoảng 3 – 5 phút. Tiếp đến bạn dùng bàn chải mềm để massage nhẹ nhàng trên vùng da có cứt trâu rồi gội đầu bé lại bằng dầu gội dành cho trẻ sơ sinh. Tiếp theo, mẹ chỉ cần xả sạch với nước và thấm khô đầu tóc bé bằng một chiếc khăn mềm.
Gội đầu cho bé sạch sẽ
Với cách này thì các mẹ cần sử dụng những loại dầu gội đầu dành cho trẻ sơ sinh, có độ pH thấp để bảo đảm an toàn. Cứt trâu quá nhiều thì bạn cần kiên trì thực hiện trong vài ngày để có thể thấy được kết quả. Gội đầu cho trẻ phải thật nhẹ nhàng kẻo làm ảnh hưởng đến da đầu cũng như gây ra những biến chứng về bệnh cho con nhé.
Xem thêm: Tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh có nên không
Gội đầu cho bé bằng bồ kết
Dùng khoảng 10g bồ kết, nướng chín rồi giã nhỏ bôi vào vị trí có cứt trâu trên đầu trẻ. Để khoảng 15 – 20 phút và gội đầu cho bé. Mỗi ngày làm 1 lần hoặc hai ngày 1 lần tùy theo tình trạng cứt trâu mà bé nhà bạn “sở hữu”.
Vaseline trị cứt trâu
Dùng kem Vaseline bôi lên đầu của trẻ và để khoảng 2 tiếng. Sau đó lấy tay xoa nhẹ, lớp “cứt trâu” bong ra, cứ thế khoảng 2 – 3 ngày là khỏi hẳn.
Dùng dầu Baby oil
Mỗi ngày, mẹ hãy gội đầu cho bé bằng dầu gội sơ sinh. Trước khi gội thì bôi lên đầu một ít dầu baby oil để tác dụng khoảng 2 tiếng. Sau khi gội thấy phần cứt trâu bở ra thì bạn dùng đầu lược (loại lược nhỏ xíu) cào nhẹ vào thì sẽ bong ra ngay. Sau đó dùng khăn xô lau sạch.
Nên nhớ là không được kì cọ mạnh tay hoặc dùng dụng cụ cứng, nhọn có thể gây hại, tổn thương phần da đầu đang còn non yếu của trẻ trong mọi trường hợp. Việc đó sẽ để lại hậu quả sau này, cụ thể như hiện tượng đau nửa đầu chẳng hạn,…
Trường hợp cần đưa bé đi bệnh viện
Thường thì các mảng bám gọi là cứt trâu đó sẽ không khiến bé bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe hay gây ra bệnh lý gì nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nghiêm trọng hơn và bé nên được sử dụng các loại dược phẩm chuyên khoa.
Mẹ nên đưa bé đi bệnh viện nếu mẹ nhận thấy vùng da đầu có vảy bám của bé có những hiện tượng như:
– Tình trạng đóng vảy dày và lan rộng trên da đầu, da mặt bé.
– Vùng đóng vảy bị chảy máu.
– Vùng đóng vảy có mùi lạ, khó chịu.
Nói cho các mẹ yên tâm là rất hiếm trường hợp nào mà trẻ em bị ảnh hưởng bởi hiện tượng “cứt trâu trên đầu trẻ” này. Tuy nhiên nên lưu ý một chút về những điều mình vừa chia sẻ, “cẩn tắc vô áy náy” mẹ nhé![content_block id=645]
Tin liên quan: