HomeChăm Sóc

Có nên cho trẻ nằm gối không? Mẹ nên xem ngay kẻo hối hận

Like Tweet Pin it Share Share Email

Vì khung xương của bé sơ sinh chưa được phát triển hoàn thiện nên nhiều mẹ trẻ đang lo lắng có nên cho trẻ nằm gối không. Điều băn khoăn này của bạn hoàn toàn hợp lý, bởi các bé cần được bảo vệ tốt nhất ngay từ đầu để đảm bảo lớn lên khỏe mạnh. Nhưng không ít người chưa vội tìm hiểu đã tùy tiện cho trẻ nằm gối và sau này phải hối hận. Hãy cùng mẹ Rô bàn về vấn đề này một chút nhé.

co-nen-cho-tre-nam-goi-khong
Có nên cho trẻ nằm gối không?

Có nên cho trẻ nằm gối không?

Nếu nhiều người lớn muốn ngủ ngon được phải có chiếc gối bên dưới đầu, cổ, thì các em bé lại dễ dàng đánh một giấc chỉ với một lớp khăn êm được mẹ lót cho. Đó là điều tự nhiên, nhưng cũng thật may mắn. Bởi vì giải sử trẻ cần phải có gối mới chịu ngủ thì không hay chút nào. Vậy mà nhiều mẹ vẫn hồn nhiên cho con nằm gối, có khi chỉ vì “thấy nó xinh không chịu nổi nên phải mua về”.

Không như một số mẹ nghĩ – rằng nằm gối trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn – mà cho trẻ ngủ gối sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe của con. Theo các chuyên gia thì trẻ vừa sinh ra đến khi được 12 tháng tuổi không nên nằm gối, trẻ dưới 24 tháng tuổi thì nên hạn chế việc này. Nếu trẻ sau 2 tuổi mà bố mẹ muốn cho con mình ngủ trên gối thì cũng phải lựa chọn gối thật mềm, êm và thấp để bảo vệ con.

Nếu trẻ sơ sinh thì tuyệt đối là không nên cho bé nằm gối các mẹ nhé. Lý do vì sao? Hãy theo dõi để hiểu thêm ở phần dưới đây.

Cho trẻ sơ sinh nằm gối, hậu quả khôn lường

1. Không tốt cho xương khớp của trẻ

Như chúng ta đã biết, hệ thống xương khớp của trẻ sơ sinh nói chung và phần xương cổ nói chung vẫn còn rất yếu. Quan trọng hơn, cấu trúc xương của bé là một đường thẳng nên khi còn nhỏ lưng và đầu phải được đặt trên một mặt phẳng.Vì thế để bé nằm gối là một việc làm phản khoa học.

Nếu nằm gối, xương cổ của bé dễ bị quẹo sang một bên, làm xương sống bị biến dạng và gây mỏi cổ. Các bệnh lý về cột sống cũng từ đây là sản sinh đó các mẹ ạ. Ở giai đoạn từ khi sinh ra cho đến 12 tháng tuổi, xương cổ chưa thể chống đỡ được trọng lượng của đầu. Vậy nên khi gối đầu trên một vật làm đầu cao hơn lưng thì trọng lượng sẽ dồn áp lực lên cột sống cổ yếu ớt của bé.

Ở người trưởng thành, cột sống có đốt cong tự nhiên và đốt sống cổ cũng cứng cáp nên chiếc gối giúp bảo vệ cột sống và làm cho dễ ngủ. Trong khi đó, cột sống của trẻ dưới 4 tuổi đầu tiên lại chưa hình thành đốt cong tự nhiên đó. Lớn thêm một chút thì mới thật sự cần phải nắm gối.

Có thể nói, chiếc gối tốt nhất cho con yêu chính là lưng của bé. Khẳng định như vậy bởi vì tỉ lệ cơ thể trẻ nhỏ bất cân với trọng lượng đầu đã chiếm khoảng ¼ cả người. Ngày trước mẹ Rô có tìm hiểu, ở các nước tiến bộ về nghiên cứu khoa học, người ta không bao giờ cho trẻ dưới 2 tuổi nằm gối. Điều đặc biệt là các bé vẫn ngủ ngon lành, sức khỏe thì tốt hơn hẳn các bé nhà ta.

2. Nguy hiểm cho đường hô hấp của trẻ

Khi nằm gối, trẻ hầu như không thể tự dịch chuyển khi cổ bị gập. Bởi vậy khi trẻ ngủ say thường xảy ra hiện tượng khó thở vì vùng hầu họng bị chặn lại. Đây là nơi hơi thở đi qua trong quá trình thở, khi bị chặn lại sẽ dễ gây ra tình trạng ngạt thở.

Các mẹ có con sơ sinh mà trước giờ “trót dại” kê gối cho bé ngủ có để ý không nhỉ? Mình để ý thấy bé nào nhỏ xíu mà ba mẹ cho nằm gối thường hay thức giữa giấc, trằn trọc và quấy khóc rất khó chịu. Đó là hậu quả của việc thỉnh thoảng bé bị gập cổ, khó thở hoặc đốt xương cột sống bị vẹo khiến cơ thể bé bị mỏi.

Có trường hợp trẻ nhỏ ngủ gối, khi ngủ say thì lật úp mặt vào gối, giữa đêm bị ngạt rất nguy hiểm. Các mẹ khi ngủ cùng con không được lơ là kẻo hối hận nhé.

3. Dễ gây các hiện tượng dị ứng và khó chịu cho bé

Các dị ứng xảy ra khi chất liệu vải làm gối mà bạn mua về cho bé không đảm bảo an toàn. Từ vỏ gối đến ruột gối, chúng ta không thể chắc chắn rằng vật liệu sản xuất với các nguồn gốc khác nhau có đảm bảo chất lượng hay không. Nếu không may, những chất độc hại có thể thành nguyên nhân của những biểu hiện dị ứng hoặc gây khó chịu cho bé khi đang ngủ.

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé sơ sinh còn non yếu nên dễ dàng bị vi khuẩn gây hại xâm nhập, gây ra các triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe. Nếu mẹ nào đang cho con nằm gối thì nhớ quan sát thường xuyên để kịp thời phát hiện nhé. Có thể con bạn bị đỏ ửng da mặt, cổ, ngứa hay có dấu vết lạ thì nên tìm hiểu. Ngoài ra, hơi thở của bé có sự thay đổi cũng là điều đáng lo ngại.

4. Có thể làm biến dạng của đầu

Gối ngủ kê dưới cổ, đầu bé ở một tư thế quen thuộc trong thời gian dài sẽ khiến sự biến dạng xảy ra. Đầu bé sơ sinh còn rất mềm và khung sọ yếu hơn người trưởng thành đáng kể, điều đó ai cũng biết. Các tác động vừa phải như vậy cũng đủ để dẫn đến hiện tượng đầu bị móp về bên phải, móp về bên trái, lõm phía sau,…

Một số em bé do nằm gối quá sớm mà bị hội chứng đầu bẹt. Nguyên nhân là bởi áp lực không đổi trên chiếc gối và đầu bé còn mềm dễ tổn thương. Tóm lại, trẻ sơ sinh không cần và không nên được kê gối cho ngủ, các mẹ chú ý nhé.

Trẻ lớn đến đâu thì nên nằm gối?

Trong những tháng đầu đời, trẻ không cần gối vẫn ngủ ngon, thậm chí còn tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. Do vậy các mẹ nên để bé ngủ trên một mặt phẳng, để hệ xương thẳng một đường. Bạn có thể rất thích thú khi nhìn thấy những chiếc gối xinh xắn, nhưng hãy nhớ là chúng không hề cần thiết cũng như tốt cho con mình đâu nhé.

Các chuyên gia cho rằng nên hạn chế hết sức hoặc tuyệt đối không cho trẻ nằm gối trước 2 tuổi. Phương pháp tối ưu là đợi cho trẻ lên 4 tuổi hẵng cho ngủ gối mẹ ạ. Lúc này, các đốt xương cổ của bé đã có độ cong tự nhiên, có thể kê đầu vừa phải mà không lo bị ảnh hưởng khớp xương. Bên cạnh đó, việc kê gối cũng bắt đầu cần thiết để bảo vệ cột sống lưng.

Tư thế nằm gối an toàn cho trẻ nhỏ

Khi trẻ bắt đầu được nằm gối, việc đặt gối như thế nào cũng rất quan trọng. Bố mẹ nên đặt gối sát vào phía sau gáy, sát với cổ vai bé. Làm sao khi trẻ nằm thì cổ hơi ngửa nhẹ ra sau khoảng 10 – 15 độ là vừa phải. Đó là tư thế nằm vừa an toàn vừa khiến trẻ dễ chịu và ngủ ngon giấc nhất.

Trẻ sơ sinh trong vong 24 giờ đầu tiên cần được đặt nằm nghiêng bên phải, đầu thấp xuống va dưới cổ lót một lớp khăn bông mỏng. Mẹ và người nhà nên chú ý để thay đổi hướng nghiêng thường xuyên để tránh tình trạng đầu trẻ bị móp. Khi trẻ bú no thì mẹ nên cho con nghiêng về bên phải.

Đối với trẻ lớn hơn, gối bằng khăn mềm vẫn tốt hơn. Nếu trẻ được khoảng 4 tuổi, hãy dùng gối cho bé ngủ. Lúc này người lớn cũng cần lưu ý, đặt bé nằm ngay ngắn giữa lòng gối và đầu hơi ngửa về sau một chút.

Cách chọn gối phù hợp và an toàn cho trẻ

Đầu tiên, bạn cần nhớ là không cho trẻ nằm ngủ bằng gối của người lớn. Bởi vì việc này thường dễ gây lún đầu khi trẻ ngủ, làm ngạt thở hoặc khó thở. Bên cạnh đó, cũng có những điều quan trọng khác như sau:

Chọn gối nhỏ và phẳng: Chiếc gối không quá cứng, nhỏ vừa với cơ thể bé và phẳng chứ đừng quá cao sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé.

– Không mua gối quá nhiều chi tiết: Gối lông vũ dễ khiến trẻ bị lún đầu, các loại gối có nhiều tua hay chuỗi hạt trang trí cũng dễ khiến da mặt, mắt của trẻ bị tổn thương.

– Quan tâm chất liệu gối: Tránh mua gối làm từ vải polyester vì chất liệu này dễ gây các triệu chứng dị ứng cho trẻ. Thay vào đó mẹ nên chọn gối từ vải cotton, vừa thoải mái lại an toàn.

– Gối không quá mềm, không quá cứng: Lúc chọn mua gối, bạn có thể dùng tay ấn thử xem bao lâu thì chiếc gối phồng lên lại như ban đầu. Từ đó ta có thể chọn được gối vừa ý nhất, phù hợp với bé nhà mình.

Tùy theo lứa tuổi của con mình mà chúng ta có thể biết chắc chắn về việc có nên cho trẻ nằm gối không. Quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc trẻ là các bậc cha mẹ hãy sáng suốt tìm hiểu một cách khoa học để giải đáp các vấn đề còn băn khoăn. Chúc các bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và đáng yêu nhé.

Rate this post

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *