HomeChăm Sóc

Bé bị đi ngoài có tiêm phòng được không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Chào các chị, hôm nay mẹ Ku Rô sẽ chia sẻ với các mẹ về chủ đề bé bị đi ngoài có tiêm phòng được không?. Đây đều là những kinh nghiệm và kiến thức mà mình tích lũy được trong quá trình chăm sóc cho Ku Rô nhà mình. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ cung cấp thêm những thông tin bổ ích cho các mẹ trong việc chăm sóc con trẻ.

Như các chị cũng biết việc tiêm phòng rất cần thiết cho con trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có những trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ, vì sức khỏe trẻ không ổn định, một số bệnh được chống chỉ định trong việc tiêm phòng vì có thể gây hại cho sức khỏe thậm chí là tính mạng con trẻ. Trẻ bị đi ngoài có nên tiêm phòng hay không, nguyên nhân và cách khắc phục bệnh cho trẻ như thế nào thì hôm nay mẹ Rô sẽ đề cập chi tiết trong bài viết này, chị em cùng tham khảo nhé

Be-bi-di-ngoai-tieu-chay
Bé bị đi ngoài tiêu chảy

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Biểu hiện bệnh đi ngoài

Các mẹ biết không, khi rô nhà mình dưới 2 tuổi thường xuyên bị đi ngoài, đau bụng nhưng con chưa thể nói được nên nhiều khi thấy con bị đi ngoài nhiều mình rất xót. Dưới 6 tháng tuổi là khoảng thời gian Rô nhà mình hay mắc bệnh đi ngoài. Vợ chồng mình xót con bế đi bác sĩ miết. Sau khi thăm khám bác sĩ cho biết con bị chứng bệnh về đường tiêu hóa. Mình tìm hiểu và được biết bé dưới 6 tháng tuổi thường xuyên bị tiêu chảy.

Nếu trẻ  bị bệnh tiêu chảy có những biểu hiện sau:

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần hơn so với bình thường
  • Phân lỏng và có bọt
  • Thay đổi màu sắc, có chất nhầy và nhiều trường hợp kèm theo máu
  • Tiêu chảy là bệnh bé đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước nhiều lần trong ngày. Bệnh đi ngoài ở trẻ chia làm 3 loại:
  • Tiêu chảy cấp: phân lỏng
  • Hội chứng lỵ: lúc đầu trẻ đi ngoài phân lỏng sau đó có thể bị táo bón, khó đi ngoài
  • Tiêu chảy kéo dài, trên 14 ngày kèm theo sốt.

Nguyên nhân gây bệnh

Chồng mình rất chăm con nên đã tìm hiểu xem nguyên nhân gây bệnh cho Rô là gì, nói thật với các mẹ, nhiều lúc mình có ăn những đồ ăn lạnh có thể đó là nguyên nhân gây bệnh đau bụng cho Ku Rô vì lúc ấy Rô còn bú sữa mẹ.

Không những thế, bình bú cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau bụng ở con trẻ nữa nhé các mẹ, việc súc rửa bình không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ.

Các mẹ nhớ nếu cho trẻ ăn dặm phải chọn thức ăn đảm bảo vệ sinh và được nấu chín nhé, không nên cho con trẻ uống nhiều nước trái cây, như thế sẽ không tốt cho đường tiêu hóa của các con. Mình cho Rô uống chủ yếu là nước lọc, thỉnh thoảng đút cho con vài muỗng nước ép trái cây thôi. Vì trái cây bây giờ cũng phun nhiều thuốc kích thích nên không tốt cho sức khỏe của trẻ đâu ạ.

Bé bị đi ngoài có tiêm phòng được không?

Lúc Rô 6 tháng đến thời gian tiêm mũi thứ 2 của vacxin 5 trong 1 nhưng lúc ấy con đang bị đau bụng đi ngoài nhiều. Mình chưa có kinh nghiệm nhiều nên lúc ấy hai vợ chồng cũng bế con đến tiêm phòng. Trước khi tiêm mình cũng có nói cho bác sĩ biết Rô đang bị đau bụng hai hôm rồi chưa khỏi. Sau khi thăm khám bác sĩ kết luận con bị rối loạn  đường tiêu hóa vì vậy không nên tiêm phòng cho con.

Bộ y tế đã khuyến cáo những trẻ đang mắc bệnh đi ngoài tiêu chảy, đau bụng đi ngoài hơn 3 lần 1 ngày kèm theo sốt hoặc mệt, mắc bệnh đường tiêu hóa không nên tiêm phòng. Cần điều trị cho trẻ khỏi bệnh rồi chọn thời điểm thích hợp để tiến hành tiêm phòng đúng theo quy định.

Trẻ bị đi ngoài nhiều cần phải làm gì?

Lúc ku Rô bị bệnh đau bụng mình không cho con uống thuốc cầm tiêu chảy mà thay vào đó mình cho con uống kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các bác sĩ cho biết nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều và kéo dài cần đến bệnh viện để chuyền dịch tĩnh mạch giúp con trẻ đỡ bệnh hơn, có thể cho uống kèm nước điện giải để bù nước.

Nước điện giải này rất dễ uống và dễ tìm mua, các mẹ có thể mua ở các quầy thuốc, cho trẻ uống theo hướng dẫn ghi trên giấy hướng dẫn sẽ rất tốt, giúp trẻ bù nước và giảm sốt hiệu quả các mẹ ạ.

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi các mẹ nên cho con bú thôi nhé, không nên cho ăn dặm sớm quá sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Không nên cho trẻ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và chất béo như phô mai, sữa bò, bánh ngọt…

Vệ sinh chân tay sạch sẽ cho trẻ trước lúc ăn cũng rất cần thiết,có thể tránh vi khuẩn xâm nhập lúc trẻ ăn uống.

Những trường hợp chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ

Sau đây mình sẽ nói rõ cho các mẹ biết những trường hợp nào không nên tiêm phòng cho con trẻ với từng loại vacxin cụ thể, các mẹ lưu ý nhé

  • Tiêm phòng viêm gan B: Không nên tiêm phòng cho trẻ khi trẻ có các triệu chứng thiếu cân nặng, đẻ non và trẻ bị dị tật. Nếu trẻ bị sốt, ốm hoặc nhiễm khuẩn tim, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thì sẽ hoãn lại khi nào trẻ khỏe mạnh bình thường hãy nên tiêm.
  • Tiêm phòng sởi: chống chỉ định cho những trẻ bị ung thư máu hoặc suy dinh dưỡng trầm trọng.
  • Tiêm phòng lao: trẻ đẻ non, thiếu cân nặng và mắc các bệnh về da như chàm, vảy nến, viêm da.
  • Viêm não Nhật Bản: không tiêm cho trẻ bị sốt cao, sốt li bì, ung thư máu, mắc các bệnh về thận, tim..

Các mẹ cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ trước và sau khi tiêm phòng nhé. Nhất là phải nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiến hành tiêm phòng để bác sĩ có hướng giải quyết tốt nhất. Nếu cho con đi tiêm phòng các mẹ cần lưu ý:

  • Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, tiện cho việc bác sĩ dễ dàng thăm khám và tiêm phòng.
  • Không cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ bị đói, mẹ Rô khuyên các mẹ tốt nhất nên cho trẻ bú, ăn nhẹ trước khi tiêm.
  • Sau khi tiêm có thể trẻ sẽ bị sốt nhẹ, hoặc bị sưng vị trí tiêm, mình thường đắp khăn lạnh lên trán và chườm lạnh lên vị trí tiêm cho Ku Rô, rất hiệu quả mọi người ạ.

Mẹ Ku Rô đã chia sẻ kinh nghiệm về việc bé bị đi ngoài có tiêm phòng được không?,  các mẹ nhớ tham khảo khi cần nhé. Trước khi tiêm vacxin cho trẻ các mẹ nên hỏi kĩ bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ để biết có nên tiêm hay không. Mẹ Ku Rô cảm ơn mọi người đã bớt chút thời gian đọc vài dòng chia sẻ này nhé, chúc các mẹ chăm sóc các con thật tốt. Mẹ Ku Rô luôn là người bạn đồng hành cùng các mẹ để chăm sóc các con yêu tốt hơn.

 

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *