Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây sốt, đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, khi nhiệt độ cơ thể lên đến 37 độ C. Khi trẻ sốt thường đi kèm với rất nhiều biểu hiện khác nhau như: đi ngoài lỏng, hay quấy khóc, mắt trợn,… hoặc giật mình khi ngủ. Chúng ta sẽ tìm hiểu, giữa các biểu hiện trên trẻ sốt giật mình thì có sao không? có cần phải lưu ý gì không?
Trẻ sốt giật mình với những biểu hiện này
Sốt kèm giật mình thường xảy ra đối với trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi. Trong đó xảy ra nhiều nhất là trong độ tuổi từ 14 – 24 tháng tuổi. Các biểu hiện thường thấy như: xuất hiện cơn co giật toàn thân kéo dài dưới 15 phút.
Bị ốm kèm sốt cao thì bé thường giật mình khi đang ngủ, đó là triệu chứng rất dễ bắt gặp. Hoặc trẻ vẫn phát triển bình thường như bao đứa trẻ không hề bị viêm não, viêm màng não hay các bệnh lý khác nhưng lại có ảnh hưởng đến não.
Trẻ sốt giật mình thì có sao không?
Sau khi bị ốm và sốt cao, cơ thể trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, khiến trẻ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, hay quấy khóc và ngủ không được ngon giấc nên nhiều khi hay bị giật mình, cho nên các mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, khi sốt cao bé thể xuất hiện các cơn co giật, đặc biệt là khi sốt từ 39 độ C trở lên.
Co giật do sốt xảy ra với tỉ lệ 3% trẻ em và thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Triệu chứng này có liên quan đến sốt nhưng chưa có bằng chứng của nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hoặc một lí do nào khác. Co giật khiến trẻ không ngủ thẳng giấc vì tự giật mình.
Đa số các cơn sốt co giật thường tự hết theo thời gian, chưa có những biểu hiện gì khiến các mẹ phải lo ngại cũng như không cần thiết phải nằm viện. Tuy nhiên có khoảng 5% trẻ em nằm trong trường hợp về sau có thể bị động kinh do sốt cao co giật.
Vì vậy, những trường hợp khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên có thể uống thuốc hạ sốt sớm hơn các trẻ khác kết hợp với thuốc chống co giật, phòng co giật tái phát và động kinh. Còn những trường hợp trẻ sốt co giật nhẹ, giật mình thì các mẹ không cần phải quá lo lắng nhé.
Các bước xử lý khi trẻ sốt giật mình
Đặt bé nằm nghiêng, nhất là khi ngủ
Phần lớn trẻ bị sốt giật mình khi đang được bế trên tay bố mẹ. Khi các phụ huynh bắt gặp con có biểu hiện giật mình, co giật liên tục, thường hay hoảng loạn không biết nên làm gì đầu tiên hoặc đưa con đi bệnh viện.
Điều cần làm lúc này chính là ba mẹ phải thật bình tĩnh để trẻ nằm nghiêng. Như vậy đường thở của con sẽ được thông thoáng, nếu có đờm dãi thì sẽ chảy ra ngoài, không bị rơi vào phổi gây tắc thở cho bé. Tuy nhiên cũng không nên để bé nằm một tư thế trong thơi gian lâu quá, phải thường xuyên thay đổi để cân bằng.
Để trẻ trong môi trường thông thoáng, quần áo không quá kín
Nhiều bố mẹ hiểu lầm về cách chăm sóc trẻ khi bị sốt, họ cho rằng không được để bé ra ngoài tiếp xúc với bất kỳ nguồn gió nào, vì thế phải đắp chăn bông thật kĩ. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho trẻ mặc nhiều quần áo dày, dài tay để đề phòng gió làm trẻ bị cảm thêm. Thực tế thì trẻ sốt rất cần được thoải mái, thông thoáng để không có cảm giác bứt rứt, khó chịu.
Nếu trẻ đang mặc nhiều quần áo và chật thì nên cởi bớt cho con và nới rộng, hãy thật bình tĩnh và đợi chưa đầy một phút trẻ sẽ hết giật mình. Đồng thời để bé không bị ngộp, có không khí thở mọi người không nên vây quanh bé mà hãy tản ra kết hợp mở thoáng cửa để hạ nhiệt độ không khí xuống.
Không cho tay, đũa hoặc vật dụng chắn ngang miệng trẻ
Đây cũng là một sai lầm thường gặp ở bố mẹ khi bé bị sốt cao giật mình. Vì sợ khi con sốt cao bị co giật, giật mình thường cắn giật giật sẽ bị tổn thương vùng lưỡi nên bố mẹ hay đưa tay, đũa hay một vật gì đó để con không bị tổn thương.
Nhưng trong thực tế, sơ cứu đúng là tuyệt đối không cho ngón tay vào miệng bé vì việc này cũng không có ý nghĩa gì trong cấp cứu. Việc mà bố mẹ nên làm cho bé khi hết cơn giật là lấy khăn xô, cho vào khóe miệng để phòng trường hợp con có cơn co giật sau.
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách
Theo các chuyên gia y tế sau cơn co giật, giật mình ở trẻ tốt nhất bố mẹ nên dùng thuốc hạ sốt đặt vào hậu môn cho trẻ. Trường hợp trẻ tỉnh táo, có thể cho uống thuốc hạ sốt trực tiếp. Còn thời điểm trẻ đang giật mình, tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc, rất dễ sặc gây nguy hiểm cho con.
Sau khi trẻ hạ sốt, bố mẹ nên đưa con đến viện khám xem con có mắc thêm bệnh nào khác ngoài sốt không, để được tiến hàng điều trị kịp thời.
Một số điều mẹ cần lưu ý khi trẻ sốt giật mình
Như đã chia sẻ ở phần trên, điều đầu tiên mà phụ huynh nào cũng cần lưu ý tuyệt đối đó chính là phải giữ tâm trạng thật bình tĩnh, không nên hốt hoảng, vì hầu hết các cơn co giật, giật mình đều không nguy hiểm đến tính mạng cho con.
– Không để trẻ một mình hay tụ tập đông lại xung quanh trẻ sẽ gây cản trở oxy khiến bé ngộp thở.
– Không được bế trẻ di chuyển liên tục khi đang bị co giật vì điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Việc cần làm bây giờ là nên đặt trẻ nằm xuống, điều này sẽ giúp oxy dễ bơm lên não, giảm cơn co giật cho con.
– Không cố gắng đánh thức trẻ khi đang ngủ hoặc có biểu hiện lú lẫn sau cơn co giật, giật mình.
– Không nên dùng nước lạnh để lau trẻ mà hãy lau bằng nước ấm vì nước lạnh chỉ làm mát bên ngoài nhưng nhiệt bên trong cơ thể trẻ vẫn không giảm.
– Khi bé sốt co giật, giật mình các mẹ thường đè trẻ xuống để kiềm chế cơn co giật của trẻ hoặc cố nhét vật gì đó vào miệng trẻ và cố gắng nạy răng con. Điều này hoàn toàn không nên vì có thể gây chấn thương hoặc làm trẻ bị gãy răng.
Sau khi thu thập thông tin qua bài viết trên, có lẽ các mẹ đã hiểu trẻ sốt giật mình sẽ không có gì đáng lo ngại. Nhưng với trường hợp con sốt cao trên 38, 5 độ C kèm co giật thì nên lưu ý cho con uống thuốc hạ sốt và có cách điều trị kịp thời. Chúc mẹ và bé nhiều sức khỏe.