HomeChăm Sóc

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Trẻ có hiện tượng vàng da là do sinh thiếu tháng làm quá trình chuyển hóa Bilirubin dư thừa. Nếu lượng Bilirubin dư thừa càng nhiều thì quá trình vàng da ở trẻ càng kéo dài đó các mẹ ạ. Khi thấy trẻ bị tình trạng này, bố mẹ luôn lo lắng về việc vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết. Tuy nhóc nhà mình không bị vấn đề vàng da lúc sơ sinh nhưng qua các trường hợp bạn bè xung quanh, mình vẫn có những chia sẻ để chị em tham khảo.

vang-da-o-tre-so-sinh-bao-lau-thi-het
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Một số điều cần biết về bệnh vàng da

Bệnh vàng da là gì?

Vàng da là căn bệnh mà hầu hết đứa trẻ nào cũng bị, nó ảnh hưởng đến hơn 60% trẻ sơ sinh, đặc biệt đối với trẻ sinh non thì tỉ lệ này lên tới 80%. Căn bệnh này có 2 loại đó là vàng da sinh lý và vàng da do bé đã mắc phải một căn bệnh tiềm ẩn nào đó.

Đối với trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý thì hầu như là bình thường và nhẹ, không gây ra vấn đề gì cả. Còn trường hợp trẻ bị vàng da do mắc một căn bệnh nào đó mẹ cần phải quan sát thật kĩ để nhận dạng chính xác và đưa con đến phòng khám để tìm ra nguyên nhân kịp thời.

Nguyên nhân gây ra vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị vàng da nhưng trong đó chủ yếu nhất vẫn là nguyên nhân bẩm sinh, do gan của bé chưa được hoàn thiện.

Trong quá trình mang thai mọi chất dinh dưỡng cũng như oxy thai nhi hấp thụ được là từ cơ thể mẹ thông qua hệ thống nhau thai và dây rốn. Khi trẻ được sinh ra ngoài thì cơ thể có thể chủ động tự lấy oxy từ trong không khí vì lúc này phổi đã bắt đầu hoạt động.

Lúc này cơ thể trẻ có thể bắt đầu bài tiết những hồng cầu còn thừa trong cơ thể ra ngoài. Và trong lúc đào thải các hồng cầu này thì cơ thể bé sẽ sản sinh ra rất nhiều Bulirubin – mà chất này là thủ phạm gây nên hiện tượng vàng da. Nếu chức năng của gan của bé chưa được hoàn thiện thì nguy cơ da bé sẽ càng bị vàng nhiều hơn và thời gian khỏi bệnh cũng sẽ lâu hơn.

Biểu hiện, triệu chứng

Chúng ta có thể nhận biết bé bị vàng da khi bé có những biểu hiện sau đây: cơ thể bé vẫn phát triển bình thường nhưng da có dấu hiệu chuyển dần từ sắc tố trắng hồng sang màu vàng nhợt nhạt, lúc này trông bé rất mệt mỏi, thiếu sức sống.

Các vùng da ở khu vực mặt, bụng, cánh tay và chân là nơi dễ nhận biết bé có mắc bệnh vàng da hay không. Để chắc chắn hơn mẹ có thể thử trên da của bé bằng cách dùng ngón tay của mình ấn nhẹ lên vùng da ở mũi hoặc ở trán bé. Nếu như sắc tố da ở vùng này chỉ thay đổi một chút và màu nhẹ hơn màu da bình thường thì không sao. Nhưng nếu da bé chuyển sang màu vàng thì có lẽ bé đã mắc bệnh vàng da.

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Thời gian khỏi bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh tùy thuộc vào cơ địa của từng bé, mức độ hoàn thiện của gan cũng như mức độ Bilirubin mà cơ thể bé cần đào thải ra ngoài. Chính vì vậy, thời gian bé bị vàng da sinh lý của mỗi trường hợp là khác nhau.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bé bị vàng da sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần, một số trường hợp có thể kéo dài hơn một chút, đặc biệt với trẻ sinh non. Nếu trẻ bị vàng da kéo dài hơn 2 tuần, có thể được xem là bình thường, khoảng 10 – 15% trẻ sơ sinh nằm trong số này. Nhưng cũng có một số trường hợp bất thường, đó là trường hợp trẻ bị vàng da do bé đã mắc phải một căn bệnh tiềm ẩn nào đó, điển hình là bệnh gan.

Dù là trường hợp nào thì bố mẹ cũng cần đề phòng vẫn tốt hơn cho bé, nếu bé có kỳ dấu hiệu nào của bệnh bố mẹ nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt. Tuy đây là bệnh được đánh giá là không quá nguy hiểm nhưng nếu muốn bé nhà bạn mau khỏi bệnh thì các phụ huynh nên chú ý đến cách chăm sóc bé sao cho đúng cách.

Cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Các mẹ hãy chú ý khi con có một số biểu hiện như: bé vàng da kéo dài sau 2 – 3 tuần hoặc đi ra phân có màu như phấn trắng.

Nếu bé có những dấu hiệu được nhắc đến hãy đến phòng khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời bằng những phương pháp sau:

– Làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ Bilirubin trong cơ thể trẻ. Nếu xác định nồng độ Bilirubin của bé cao, bé có thể được chiếu đèn trong bệnh viện. Có hai loại điều trị chiếu đèn được sử dụng điều trị, đó là:

  • Chiếu đèn thông thường: đèn sẽ chiếu sáng tia cực tím khi bé nằm trên giường. Ánh sáng này sẽ giúp phá vỡ các Bilirubin mà không làm gánh nặng cho gan. Đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3 – 4 tiếng để mẹ cho bé bú.
  • Điều trị sợi quang: điều trị bằng cách này bé sẽ được bao bọc trong chăn có chứa một loại sợi quang học đặc biệt. Loại sợi quang này sẽ tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của bé. Với cách điều trị này mẹ vẫn có thể bế và cho bé bú như bình thường.

– Ngoài việc điều trị bằng các công nghệ tiên tiến của y học mẹ có thể kết hợp việc tắm nắng cho trẻ, đây được xem là một phương thuốc hiệu quả để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Thời gian tốt nhất để tắm nắng cho bé là sáng sớm từ 7h – 8h sáng.

Bố mẹ hãy cởi bỏ bớt quần áo của bé cho bé tắm nắng dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời hoặc trong một căn phòng ấm khoảng 10 phút sao cho tia nắng mặt trời rọi được xuống toàn bộ cơ thể bé.

Lưu ý: Nếu phát hiện bé có lượng Bilirubin đạt mức độ quá cao trong máu thì cần phải thay máu ngay. Vì máu mới sẽ không chứa Bilirubin, máu không chứa Bilirubin bé sẽ mau hết bệnh vàng da các mẹ nhé.

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị vàng da

Để trẻ có thể khỏi bệnh, mau chóng trở lại bình thường thì các mẹ nên chú ý đến cách chăm sóc bé trong thời gian này. Mình thấy đa số các mẹ trẻ đều hơi bối rối đối với những trường hợp bất thường. Hãy bình tĩnh và làm theo những chia sẻ của người có kinh nghiệm và cả bác sĩ chuyên khoa.

Các mẹ hãy thực hiện bằng cách đặt bé nằm ở những nơi có ánh sáng tự nhiên để bé có thể tiếp xúc với ánh nắng nhẹ và điều này sẽ tốt hơn cho quá trình đào thải Biliirubin trong cơ thể bé ra ngoài.

Bên cạnh đó thì mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn, vì khi bé bú nhiều sẽ thúc đẩy việc đi tiêu và đào thải những chất độc hại bên trong ra ngoài cơ thể. Mẹ cũng cần kết hợp với việc kiểm tra nước tiểu cũng như mức độ vàng da của bé thường xuyên để có thể có cách xử lý tốt nhất.

Ngoài việc thực hiện các bước chăm sóc mà mình đã mách, nếu bố mẹ thấy bé bị vàng da kèm các biểu hiện: bé bị vàng da kéo dài hơn nửa tháng, ức độ vàng da không giảm mà ngày càng nặng hơn, trẻ hay quấy khóc và mệt mỏi, bé đi tiểu ít và nước tiểu thường rất trong, bé bị sốt, nôn mửa và không bú thì nên đưa bé đến gặp ngay bác sĩ nhé.

Trẻ sơ sinh bị vàng thì da mẹ nên ăn gì?

Các mẹ cũng nên lưu ý chế độ ăn của mình cũng là một phần gây nên bệnh vàng da cho con đấy. Nếu mẹ có chế độ ăn uống có chứa nhiều thành phần Caroten sẽ khiến bé dễ mắc bệnh.

Beta-carotene có màu cam thường thấy trong các loại trái cây và rau quả có màu cam, vàng như: cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang đỏ, khoai lang vàng, bí đỏ, mơ, dưa vàng,… hoặc những loại rau có màu xanh đậm như: bông cải xanh, rau bi na, cải xanh,…

Vì vậy, khi thấy trẻ bị vàng da các mẹ hãy lưu ý chế độ ăn của mình cũng như hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa Caroten đến khi cơ thể bé phát triển hoàn thiện mẹ nhé.

Với những chia sẻ của mẹ Rô trên đây về vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết, rất mong có thể giúp ích một phần cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và nuôi dạy bé ở nhà. Các mẹ không cần quá lo lắng mà hãy nghĩ đến giải pháp đúng đắn, khoa học nhất theo chỉ định của bác sĩ nhé.

2 (40%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *