Đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin là một việc rất cần thiết và quan trọng mà các bậc cha mẹ nên làm, đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Việc tiêm phòng cho con là điều quan trọng, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý một số điều xung quanh việc tiêm phòng cho trẻ. Chẳng hạn như: những trường hợp nào trẻ không nên tiêm phòng? Sau khi tiêm phòng trẻ có uống được kháng sinh không? Hay trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? là vấn đề thường được chú trọng hơn cả.[content_block id=651]
Bé đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?
Có nhiều ý kiến cho rằng bé không thể tiêm ngừa khi đang dùng thuốc kháng sinh, thật ra điều đó không hoàn toàn chính xác đâu các mẹ nhé. Thuốc kháng sinh không được phát hiện là có ảnh hưởng đến các loại vắc xin cũng như kết với với vắn xin gây hại cho trẻ. Tuy nhiên nếu có trường hợp ngoại lệ thì bác sĩ sẽ báo cho bạn.
Theo các chuyên gia y tế, quyết định có nên hay không nên tiêm vắc xin khi đang uống thuốc thì phải xem đó là loại thuốc gì và vắc xin gì. Thường thì các loại thuốc trị bệnh cho bé như sốt, ho, cảm cúm,… cũng không ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin tiêm phòng.
Nhưng nếu bé nhà bạn đang dùng thuốc steroid, kháng sinh hay thuốc điều trị ung thư hoặc hỗ trợ hệ miễn dịch thì có thể cần sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa trước khi tiến hành tiêm phòng. Bởi vì nếu bé đang dùng những loại thuốc này mà tiêm vắc xin thì sẽ làm các bác sĩ khó nhận ra nguyên nhân của triệu chứng sau khi tiêm là do đâu. Có thể đó là dấu hiệu bệnh lý, cũng có thể là triệu chứng thường thấy ở trẻ sau tiêm phòng.
Đặc biệt, có một loại thuốc kháng sinh virus có tên là tamiflu sẽ làm giảm hiệu quả của vắc xin. Vì thế nếu trẻ đang dùng loại đó thì bạn cũng báo cho bác sĩ biết trước khi tiêm nhé.
Ngoài ra, trong những trường hợp như trẻ đang bị bệnh, trẻ mới khỏi bệnh, trẻ sinh non hoặc nhẹ ký,… nhiều cha mẹ cũng lo ngại sợ điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của con nên không cho con đi tiêm phòng đúng lịch. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn không đúng, trong những trường hợp này cha mẹ vẫn có thể tiêm ngừa cho con. Để yên tâm hơn, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những trường hợp này.
Trường hợp nào trẻ không được tiêm phòng?
Việc tiêm phòng cần được thực hiện theo đúng chỉ định, đây là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên không phải lúc nào bé cũng được thực hiện tiêm phòng đúng hạn, vẫn có những trường hợp bố mẹ không nên cho bé đi tiêm phòng. Nếu được bác sĩ chẩn đoán và khuyến cáo chưa tiêm phòng được thì hãy chú ý nhé, nhất là các trường hợp sau:
Trẻ sốt cao
Nếu bé đang bị sốt quá cao, cảm cúm và nhiễm trùng cấp thì thì việc tiêm phòng cần hoãn lại. Cho đến khi bé hoàn toàn khỏe mạnh, cơ thể ổn định thì hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để thực hiện tiêm vắc xin cho con.
Trường hợp cơ thể trẻ đã từng bị sốc phản vệ với kháng sinh hay vắc xin nào đó thì bạn cần lập tức thông báo với bác sĩ để tránh không tiêm loại đó nữa và có biện pháp thích hợp. Nếu bạn không thông báo thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của bé rất cao.
Trẻ dị ứng với trứng
Vì một số vắc xin được sản xuất từ tế bào phôi trứng gà (vắc xin sởi, một số loại vắc xin dại, vắc xin quai bị) hoặc từ chính phôi trứng gà (vắc xin cúm), nên cha mẹ lưu ý những trường hợp trẻ bị dị ứng trứng thì chống chỉ định với các loại vắc xin này.
Ngoại lệ là vắc xin sởi. Hiện nay chưa có loại vắc xin nào để thay thế khi tiêm cho các bé bị dị ứng với trứng. Do vậy bố mẹ hãy đợi đến lúc bé nhà mình hết tình trạng dị ứng trứng để tiêm phòng sởi cho hiệu quả và an toàn.
Trẻ bị suy giảm miễn dịch hay hóa trị
Mặc dù vắc xin bất hoạt an toàn và cần thiết để bảo vệ trẻ nhưng các mũi chích ngừa có thể không được bảo vệ khi hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Đặc biệt, trẻ em với một hệ thống miễn dịch bị suy yếu do hóa trị liệu, hoặc đang được điều trị ức chế miễn dịch đối với các bệnh tự miễn dịch như bệnh viêm ruột hay viêm khớp dạng thấp vị thành niên, cũng nên tránh tiêm chủng, cha mẹ lưu ý điều này.
Trẻ mắc bệnh hen suyễn hoặc phổi
Trẻ em bị bệnh hen suyễn và các bệnh về phổi cần cẩn thận trong lần tiêm ngừa cúm đầu tiên mỗi năm, bởi vì bệnh cúm có thể gây khó khăn lớn cho những trẻ khó thở. Trong trường hợp này bố mẹ nên chú ý, tránh cho bé tiêm mũi cúm vì nó có thể khiến bệnh hen suyễn trở nặng rất nguy hiểm.
Để giúp trẻ có một sức đề kháng tốt và phòng bệnh hiệu quả nhất thì việc tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phù hợp theo lứa tuổi cho trẻ là biện pháp tốt nhất. Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không cũng như biết được những trường hợp không nên cho trẻ tiêm phòng. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích trong việc tiêm phòng an toàn và hiệu quả cho con.
Sau khi tiêm phòng có được uống kháng sinh không?
Như đã đề cập ở trên, thuốc kháng sinh không ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của vắc xin. Tuy nhiên có 2 trường hợp cần phải được phân loại rõ.
Trường hợp 1:
Kháng sinh được đưa ra nhằm để tiêu diệt vi khuẩn, có nghĩa là trẻ đang uống thuốc kháng sinh là đang bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nào đó. Nếu chỉ là bệnh nhẹ như viêm họng, nhiễm trùng tai,…thì trẻ vẫn có thể uống thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng trước, trong và cả sau khi tiêm phòng.
Trường hợp 2 :
Nếu trẻ đang uống thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh vừa và nặng thì tạm thời bố mẹ không nên cho bé tiêm phòng. Những triệu chứng của bệnh tật, những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây nhầm lẫn với tác dụng phụ của vắc xin. Từ đó việc chẩn đoán và điều trị bệnh có thể khó khăn hơn.
Ngoài ra, khi đang bị bệnh nặng, hệ miễn dịch của cơ thể thường suy yếu. Việc tiêm vắc xin, tức là đưa vi rút vào cơ thể có kích hoạt bệnh.
Hy vọng với thông tin chia sẻ trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không trên giúp ích cho các mẹ nhiều hơn trong việc chăm sóc con trẻ nhà mình. Mình rất cảm ơn sự quan tâm theo dõi và đồng hành của các mẹ.[content_block id=653]