HomeChăm Sóc

Trẻ sốt xong toát ra nhiều mồ hôi có phải là đỡ không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Sốt là hiện tượng mà ai cũng mắc phải, trong đó trẻ em là nạn nhân thường hay gặp nhất, bởi sức đề kháng của trẻ còn quá yếu để chống trọi lại tất cả những nguy hại tác động từ bên ngoài. Đặc biệt khi con vừa có dấu hiệu hạ sốt thường ra rất nhiều mồ hôi. Hiện tượng trẻ sốt xong toát ra nhiều mồ hôi có phải là đỡ không, chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

tre-sot-xong-ra-nhieu-mo-hoi
Trẻ sốt xong toát ra nhiều mồ hôi có phải là đỡ không?

Tại sao trẻ bị sốt?

Sốt là một phản ứng rất tự nhiên của cơ thể khi bị các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể , cũng có thể do bị nóng lạnh đột ngột hoặc những biến đổi về chuyển hóa bên trong cơ thể.

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là virus và vi khuẩn. Trường hợp bé bị viêm mũi họng, viêm amydal, sốt do cảm cúm…thì sốt thường chỉ kéo dài 3 – 4 ngày. Lúc này bé vẫn tỉnh táo, ăn uống được nhưng kèm theo các dấu hiệu như: sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc phát ban,…

Còn trường hợp bé bị sốt là do nằm trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm phổi, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết…. lúc này bé sẽ rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như: rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì, vật vã hay hôn mê gọi hỏi không biết, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Những biểu hiện khi bé bị sốt

Khi sốt bé sẽ có những biểu hiện đi kèm như: thân nhiệt bé trở nên nóng hơn rất nhiều, thường xuyên quấy khóc, dễ nổi cáu, mệt mỏi, thở gấp và lúc ngủ lơ mơ.

Trẻ sốt xong toát ra nhiều mồ hôi có phải đỡ không?

Đối với trường hợp sau khi sốt xong bé toát ra nhiều mồ hôi, mẹ không cần phải lo, vì như vậy là tốt đối với bé. Đó chính là phản ứng của cơ thể làm cho thân nhiệt của bé hạ xuống. Điều cần làm lúc này của mẹ là lau khô mồ hôi và thay quần áo cho bé.

Sau khi hạ sốt người bé vẫn còn mệt mỏi, chán ăn các mẹ cũng không nên sốt ruột. Mẹ vẫn cứ duy trì cho bé ăn đều đặn kết hợp tăng thêm bữa. Thăm dò xem bé thích ăn món gì, như vậy bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

Sữa cũng rất quan trọng trong chế độ ăn của bé ở tuổi này. Nếu bé không chịu bú mẹ có thể do vẫn chán ăn, đau họng hoặc vì lý do nào đó, mẹ có thể tự vắt sữa ra cốc cho bé uống hoặc dỗ khi thiu thiu ngủ cho bé bú kẻo bé bỏ bú dễ dẫn đến mẹ bị mất sữa.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sốt?

Nếu bé đang sốt, mẹ không nên đắp thêm chăn cho con vì như vậy sẽ làm thân nhiệt tăng thêm. Tốt nhất mẹ nên giữ nhiệt độ phòng giao động từ 20 – 22 độ C, không để gió lùa, ở điều kiện như vậy con chỉ cần mặc một bộ quần áo ngủ, rộng, thoáng, con sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Căn phòng của bé cần phải thoáng và đủ ấm, thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con.

Hàng ngày mẹ vẫn phải vệ sinh bé sạch sẽ bằng cách lau mặt, cổ, rửa tay, chân, mang tất cho bé. Mẹ có thể tắm cho bé nhưng với điều kiện nước phải pha ở nhiệt độ 37 độ C và phòng tắm phải kín, không có gió.

Trong suốt thời gian bị ốm, bố, mẹ, ông hoặc bà… hãy ở bên cạnh trò chuyện cùng con. Việc này sẽ làm cho bé thấy yên tâm và an ủi rất nhiều, giúp bé quên đi cái mệt mỏi của bệnh. Nếu nguời lớn không có điều kiện ở gần bé, có thể cho bé đồ chơi, sách có hình vẽ mầu để bé giải trí. Không nên để bé nhận thấy nét mặt lo lắng, u sầu của người lớn về tình trạng của bé.

Nếu bé thấy mệt, bé sẽ tự động nằm nghỉ, không nên bắt buộc bé. Hãy để bé đi lại tự do trong phòng, tránh cho bé chơi những trò chơi kích động. Đồng thời, cách ly với những bé khác để tránh sự lây nhiễm.

Mẹ hãy đo và ghi lại thân nhiệt của trẻ đo được lúc sáng, lúc chiều vào giấy kèm với các hiện tượng (nếu có) như: nôn ói, đi tướt, ho… để có thể báo cho bác sĩ khi cần.

Chế độ ăn khi trẻ sốt

Với trẻ sơ sinh, nếu bé không bị đi tướt có thể cho ăn như bình thường. Các mẹ cần lưu ý không nên ép cháu ăn và cho bé uống nhiều nước.

Đối với bé bị đi tướt, hãy ngưng cho bú sữa và cho ăn theo chế độ riêng.

Với trẻ đã lớn, có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền, bánh mì nướng 2 lần, bánh bích quy. Nếu cháu có dấu hiệu khỏi bệnh, dần dần trở lại chế độ ăn bình thường. Nên cho bé uống nhiều nước ban ngày cũng như ban đêm, vì sốt làm cơ thể các cháu thiếu nước rất nhiều.

Ngoài nước trắng mẹ có thể cho bé uống nước cam, nước chanh, nước súp, nước rau, nước đường v.v… mẹ có thể làm lạnh cho con uống cũng được, nhất là những bé hay bị nôn ói.

Trường hợp bé không chịu ăn thì các loại nước đường, súp, mật ong, nước cơm… cũng có thể cung cấp cho các cháu một ít calo đấy mẹ.

Bé sốt cũng là cả một vấn đề lớn từ cách chăm sóc làm sao cho con mau khỏe cũng như dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng hằng ngày. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết trẻ sốt xong toát ra nhiều mồ hôi có phải là đỡ không, các mẹ sẽ biết làm điều gì tốt nhất cho con của mình.

Giới thiệu website mua hàng mỹ: https://pakago.com

3.3 (66.67%) 3 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *