HomeChăm Sóc

Trẻ sốt cao kèm theo nói nhảm – 5 phút để bố mẹ cứu con mình

Like Tweet Pin it Share Share Email

Có mẹ nào khi chăm trẻ gặp phải tình trạng trẻ sốt cao kèm theo nói nhảm không nhỉ? Hoặc có thể sau này bạn sẽ đối mặt với tình huống này mà không biết phải làm sao. Thay vì lo lắng chuyện đó thì ngay bây giờ bố mẹ hãy bỏ 5 phút ra đọc những chia sẻ sau của mẹ ku Rô để hiểu rõ vấn đề, sau đó có những biện pháp điều trị hợp lí nhé.

tre-sot-cao-noi-nham
Trẻ sốt cao kèm theo nói nhảm

Vì sao trẻ lại nói nhảm khi sốt cao?

Khi gặp vấn đề về sức khỏe hay căng thẳng trong công việc, cuộc sống, giấc ngủ của con người cũng có thể bị rối loạn. Lúc này tín hiệu nhận hay đi của não sẽ bị giảm rất nhiều, nên chúng ta thường có hiện tưởng nói mơ, nói nhảm. Do đó trẻ em cũng không ngoại lệ.

Ngoài ra khi sốt cao, ở trẻ con cũng sẽ có biểu hiện nói nhảm này. Khi bệnh, trẻ có thể sẽ mê man, chìm vào giấc ngủ, dần dần bị mất kiểm soát và phương hướng, nhận thức hay trí nhớ cũng bị kém đi, dẫn đến việc nói nhảm. Nói nhảm trong trường hợp này sẽ hết sau hai đến ba giờ, hoặc có thể kéo dài cho tới khi trẻ hết sốt.

Nếu bạn nhận thấy tình trạng không khả quan sau vài tiếng đồng hồ thì cần chú ý hết sức nhé. Nói nhảm, mê man trong thời gian dài không phải là điều có thể lơ là.

Dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ khi sốt cao kèm nói nhảm

Khi sốt cao, cơ thể trẻ dần lả đi, hai mắt lim dim, không nhắm hẳn, nửa tỉnh nửa mơ rồi bắt đầu nói những câu từ không nghe rõ. Câu chuyện trẻ nói thay đổi liên tục, nghe chữ được chữ mất.

Bên cạnh đó, hãy quan sát xem, có thể trẻ còn xuất hiện co giật, run nhẹ, hay khóc nhè cả ban ngày và khi đang ngủ.

Bố mẹ ạ, khi trẻ sốt có dấu hiệu không hạ nhiệt dù bạn đã làm nhiều cách tại nhà thì phải liên hệ với bác sĩ hoặc cho bé đi khám để kiểm tra tình hình nhé. Nhiều người

Cách chăm sóc tại nhà tạm thời cho trường hợp trẻ sốt cao nói nhảm

Với cương vị là một người mẹ đã trải qua thời kỳ bỉm sữa đầy lo lắng mà cũng không kém phần thú vị, mình sẽ gửi đến các mom vài cách để chăm trẻ trong trường hợp này.

Đầu tiên, hãy cởi bớt quần áo trên người cho trẻ, tuy nhiên đừng để quá phong phanh kẻo gió độc lùa vào càng nguy hiểm. Tiếp đến, đắp khăn lạnh lên trán và cổ bé, kết hợp lau người để làm mát tạm thời. Trong lúc lau cho trẻ thì bạn nên chú ý những điểm quan trọng như bẹn, nách, cổ, đoạn gấp chỗ cùi chỏ, sau đầu gối. Nước để nhúng khăn phải ấm vừa phải, không quá nóng.

Nếu một lúc sau bé vẫn còn nóng quá thì mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhé. Nhà có trẻ nhỏ thì hẳn là ai cũng đã chuẩn bị sẵn một mớ thuốc hạ sốt thích hợp đúng không? Mình biết là lúc này trẻ đang sốt, khó chịu trong người nên việc cho uống thuốc càng khó khăn. Nếu có cả bố và mẹ cùng chăm con thì tốt quá.

Mẹo dân gian cũng có một cách hay, bạn có thể làm thử. Đó là dùng khoai tây, nghiền nát rồi đắp vào lòng bàn chân trẻ. Khoai tây có chứa thành phần chất giúp hút nhiệt ra khỏi cơ thể và làm dịu cơ thể bé sau một lúc.

Đối với vấn đề nói nhảm trong lúc sốt thì bạn có thể hạn chế được dễ hơn nếu trẻ đã biết trò chuyện. Khi trẻ lớn sốt mê sảng, nói nhảm thì hãy thường xuyên nói chuyện để bé giảm bớt sự tập trung vào cơn mệt mỏi. Việc này được chứng minh là khá hữu hiệu đấy.

Tuy nhiên đối với những bé còn quá nhỏ, hãy luôn mở đèn sáng trong phòng lúc bé ngủ và người lớn phải ở bên cạnh để quan sát, xử lý tình huống bất thường. Bất thường ở đây là các triệu chứng nguy hiểm hơn như co giật, khóc ré không hiểu nguyên nhân hoặc im lìm không hoạt động gì, vẻ mệt mỏi cực độ, mất kiệt hết sức lực, tay chân bủn rủn,…

Quan trọng hơn nữa, các mẹ nên nhớ cung cấp nhiều nước hơn nhu cầu bình thường cho trẻ. Đây là cách để hạ bớt thân nhiệt từ bên trong và bù lại lượng nước bị mất lúc trẻ bị sốt cao, nói nhảm. Nếu là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì mẹ hãy cố gắng dỗ cho bé bú thêm một chút nhé.

Khi nào cần thiết đưa trẻ đến bệnh viện?

Một số chuyên gia cho hay, không phải cứ lúc nào trẻ sốt hay đau bệnh nhẹ nhẹ là các mẹ lại cho con mình đi viện. Bởi bệnh viện là môi trường có nhiều mầm bệnh hơn cả, mà cơ thể trẻ vốn dĩ hệ miễn dịch chưa được mạnh, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên hãy đưa bé đến khám bằng bất cứ giá nào khi xảy ra những trường hợp sau:

– Trẻ sốt cao kèm nói nhảm và nôn mửa, đi ngoài không kiểm soát.

– Khớp cổ trẻ đột nhiên bị cứng, ai động vào hoặc di chuyển là bị đau và khóc.

– Cơn mê sảng  kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ và mức độ mỗi lúc càng nặng.

– Trẻ sốt, nói nhảm và co giật liên hồi (Cái này các bố mẹ cẩn thận nhé, nó rất thường để lại di chứng nghiêm trọng. Lúc trước mình có một anh bạn, bị sốt năm 7 tuổi mà không được phát hiện kịp thời, co giật dẫn đến bại liệt cho đến bây giờ luôn).

Khi nhập viện, bạn hãy trình bày tình trạng của trẻ cụ thể từng chi tiết để bác sĩ hình dung được vấn đề, dễ dàng hơn cho việc điều trị. Hãy nhớ cách chăm sóc, sơ cứu trẻ sốt và nói nhảm và không chậm trễ nếu có vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra mẹ nhé.

4.7 (93.33%) 3 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *